Mỗi cá nhân hộ gia đình có trách nhiệm như thế nào để hạn chế tiếng ồn trong khu dân cư

.

Cập nhật lúc: 10:20, 01/05/2021 (GMT+7)

 Nhiều người dân ở các đô thị lớn của cả nước nói chung và Đồng Nai nói riêng đang phải khổ sở khi sống chung với tình trạng “ô nhiễm” tiếng ồn từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc hát karaoke trong khu dân cư. Có không ít trường hợp quá bức xúc đã phản ứng mạnh dẫn đến tội cố ý gây thương tích, thậm chí giết người chỉ vì không chịu nổi tiếng ồn từ ngày này qua ngày khác. 

Trước thực trạng đó, nhiều ý kiến cho rằng, chính quyền địa phương cũng như các cơ quan chức năng cần phải có biện pháp xử lý nghiêm đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc nhà dân gây tiếng ồn. Bởi “ô nhiễm” tiếng ồn cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần và sức khỏe của mỗi người.

* Khổ sở vì sống chung với tiếng ồn

Đã hơn 3 năm nay, nhiều hộ dân ở KP.3A, P.Trảng Dài (TP.Biên Hòa) bức xúc về hoạt động của một cơ sở sản xuất nước đá thường xuyên gây ồn ào, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân địa phương. Ông Lương Mạnh Thắng (ngụ KP.3A, P.Trảng Dài), một hộ dân ở sát cơ sở sản xuất nước đá này than thở, từ khi cơ sở này đi vào hoạt động, gia đình ông thường xuyên mất ngủ vì tiếng ồn của máy móc phát ra rất lớn, thậm chí tiếng ồn còn làm giường bị rung lắc mạnh không thể ngủ được, nhất là từ 20 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Hiếu (ngụ xã Cẩm Đường, H.Long Thành) cũng phản ánh ở gần nhà ông có một hộ chuyên làm nghề rèn. Nhiều năm nay, gia đình ông rất khổ sở khi suốt ngày nghe tiếng dập, gõ, nện sắt đinh tai nhức óc. Ông Hiếu cho rằng, không ai cấm người khác sản xuất, kinh doanh nhưng nên có biện pháp giảm thiểu những tác động từ tiếng ồn ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh.

Nhiều người dân ở TP.Biên Hòa phản ánh, hiện có rất nhiều siêu thị điện máy, cửa hàng quần áo, hàng quán trên địa bàn TP.Biên Hòa thường xuyên đặt loa thùng ra ngoài đường và mở hết công suất để phát quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, thông báo khuyến mãi hoặc cho khách hát karaoke tại quán ảnh hưởng đến giờ giấc sinh hoạt, nghỉ ngơi của nhiều hộ dân xung quanh. Khi nhắc nhở chủ cơ sở chỉ cải thiện được vài hôm rồi đâu lại vào đó. Do ngại đụng chạm, thậm chí sợ bị hành hung nên nhiều người không dám lên tiếng phản ảnh đến cơ quan chức năng, dù cuộc sống sinh hoạt của gia đình bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ tiếng ồn.

Một số ý kiến cho rằng, ô nhiễm tiếng ồn gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tinh thần của con người nhưng so với tình trạng ô nhiễm môi trường nước, không khí thì ô nhiễm tiếng ồn thường bị xem nhẹ, thậm chí bị coi là... vô hại. Thế nên, tình trạng hoạt động sản xuất, hàng quán phát loa quảng cáo ồn ào lâu nay vẫn chưa được cơ quan chức năng quan tâm, xử lý đúng mức.

Vì sao khó xử lý?

* Hiện nay, thẩm quyền xử lý những cơ sở gây “ô nhiễm” tiếng ồn nhỏ, lẻ trên địa bàn các phường, xã được giao cho chính quyền địa phương. Thế nhưng, theo lãnh đạo một số phường ở TP.Biên Hòa, việc xử lý vi phạm tiếng ồn gặp không ít khó khăn. Vì để xử phạt hành vi vi phạm tiếng ồn phải có máy đo hoặc kết quả đo đạc bởi đơn vị có chức năng được Bộ TN-MT cấp giấy chứng nhận; hơn nữa mức xử phạt đối với các cơ sở, các điểm gây ồn nhỏ, lẻ còn thấp nên cũng chưa đủ sức răn đe; việc xử phạt lại bị hạn chế theo khung thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ sáng...

Mỗi cá nhân hộ gia đình có trách nhiệm như thế nào để hạn chế tiếng ồn trong khu dân cư
Một số cửa hàng điện máy trên đường Phạm Văn Thuận (TP.Biên Hòa) thường xuyên phát loa quảng cáo sản phẩm với công suất lớn. Ảnh: P.Liễu

Tuy nhiên, một số ý kiến người dân cho rằng, ngay cả khi có công cụ đo tiếng ồn và cơ quan chức năng có xuống đo, nhưng nếu cơ quan chức năng đo không đúng thời điểm, không đúng vị trí gây ồn, cũng dễ dẫn đến kết quả đo không chính xác, cơ sở gây ồn vẫn tồn tại và người dân tiếp tục... khổ sở.

Hiện pháp luật đã có biện pháp chế tài đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh không có biện pháp hạn chế tiếng ồn, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe của cộng đồng dân cư. Cụ thể, tại Điều 6, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12-1-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình vì gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng từ 22 giờ hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau sẽ bị phạt tiền từ 100-300 ngàn đồng.

Mỗi cá nhân hộ gia đình có trách nhiệm như thế nào để hạn chế tiếng ồn trong khu dân cư
 

Nhiều ý kiến cho rằng, mức xử phạt này còn quá thấp, chưa đủ sức răn đe. Bà Nguyễn Hồng Nhi (ngụ P.Tân Hiệp, TP.Biên Hòa) kiến nghị cần nâng mức xử phạt đối với việc gây tiếng ồn trong khu dân cư; bổ sung các chế tài như: tịch thu phương tiện gây ồn và nhắc nhở trong toàn khu phố nếu tái phạm. Có như vậy mới ngăn ngừa được tình trạng vi phạm tiếng ồn đang diễn ra tràn lan như hiện nay.

Kinh nghiệm từ TP.HCM cho thấy, việc trực tiếp giao thẩm quyền xử lý các vi phạm về tiếng ồn cho trưởng công an xã, phường; đồng thời, quy trách nhiệm cho công an phường, xã khi để xảy ra những vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp liên quan đến tiếng ồn làm ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự tại địa phương là một cách làm hay thể hiện quyết tâm của chính quyền TP.HCM trong xử lý nghiêm các vi phạm tiếng ồn. Mong rằng, thời gian tới, Đồng Nai cần có những giải pháp cụ thể, mạnh mẽ hơn với vấn nạn tiếng ồn trong khu dân cư, góp phần quan trọng trong việc xây dựng những khu dân cư văn minh, không còn vấn nạn tiếng ồn như hiện nay.

Phó chánh thanh tra Sở TN-MT Chu Tiến Dũng:

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương

Theo quy định gây tiếng ồn vượt quá giới hạn là hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và sẽ bị xử phạt hành chính. Quy trình xử lý vi phạm như sau, khi nhận được tin báo từ người dân hoặc địa phương, lực lượng chức năng sẽ xuống kiểm tra, đo độ ồn. Nếu xác định mức độ gây ồn vượt tiêu chuẩn cho phép, đoàn sẽ lập biên bản để xử phạt. Song, quy trình này chủ yếu áp dụng với những cơ sở sản xuất, kinh doanh, chứ chưa áp dụng xử phạt đối với karaoke loa kéo hàng rong, karaoke hộ gia đình. Từ trước đến nay, thanh tra Sở chưa xử lý trường hợp cá nhân, hộ gia đình nào hát karaoke gây ồn. Bởi mỗi lần đi đo tiếng ồn rất phức tạp, phải mang theo rất nhiều dụng cụ, cần điều kiện về thời gian, không gian khi đo. Do đó, đối với những trường hợp này, cần tăng cường vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương. Trong trường hợp cần thiết nên phối hợp với cơ quan chức năng để triển khai các bước xử phạt hành chính theo quy định.

Phương Liễu

Mỗi cá nhân hộ gia đình có trách nhiệm như thế nào để hạn chế tiếng ồn trong khu dân cư

Hàng trăm ý kiến phản hồi của bạn đọc Tuổi Trẻ Online ủng hộ chỉ đạo khẩn của UBND TP.HCM về việc xử lý tiếng ồn trong khu dân cư vốn gây bức xúc cho người dân TP từ nhiều năm nay.

Theo chỉ đạo của UBND TP, thủ trưởng các sở ban ngành, các quận huyện và TP Thủ Đức tiếp tục xử lý nghiêm nhóm hành vi vi phạm liên quan đến tiếng ồn - phòng chống dịch - an ninh trật tự. Địa phương để xảy ra vi phạm tiếng ồn do buông lỏng quản lý, ảnh hưởng tiêu cực đến phòng, chống dịch hoặc an ninh trật tự thì UBND TP.HCM sẽ xử lý người đứng đầu.

Mong TP "nói được, làm được"

Nhiều bạn đọc nhắc lại đây không phải lần đầu tiên lãnh đạo TP chủ trương xử lý quyết liệt vấn nạn tiếng ồn trong khu dân cư. Tuy nhiên, theo bạn đọc, rất nhiều trường hợp sau các đợt cao điểm kiểm tra và xử lý thì tình trạng tiếng ồn tái diễn.

"Kính mong chính quyền thị sát cung đường ăn nhậu dọc đại lộ Phạm Văn Đồng, phường 1, quận Gò Vấp để hiểu rõ nỗi bức xúc và mệt mỏi của người dân chúng tôi. Tối nào các quán bia club ngoài trời cũng thi nhau mở nhạc sàn hết công suất. Dù người dân đã phản ánh suốt hơn 2 năm nay nhưng tình trạng này vẫn không được giải quyết dứt điểm. Kính mong chính quyền xử phạt và yêu cầu các quán này cách âm đúng quy định pháp luật" - bạn đọc tên An "chỉ điểm".

Tương tự, bạn đọc Bui Linh cho hay một cụm quán cà phê trên đường Văn Cao, phường Phú Thạnh, quận Tân Phú là tụ điểm chuyên đem loa kéo công suất lớn phát nhạc và karaoke gây ô nhiễm tiếng ồn bất kể thời gian, nhất là những ngày cuối tuần.

"Đặc biệt vào thời điểm Tết dương lịch và nghỉ lễ họ còn thu tiền cho người ngoài vào hát. Vị trí này cách trụ sở Công an phường Phú Thạnh chưa đến 100m, vậy mà tình trạng kéo dài mấy năm trời không hề được xử lý dứt điểm, dù người dân phản ảnh liên tục" - bạn đọc cho biết.

Nhiều bạn đọc có chung nhận định rằng dù TP có đường dây nóng để tiếp nhận phản ảnh của người dân nhưng việc xử lý thường không kịp thời và không triệt để. Nhiều trường hợp người dân gọi báo chính quyền, công an phường nhưng không được phản hồi.

"Cầu xin các nhà làm luật có cách xử lý triệt để vấn nạn này. Đám ma, đám cưới, sinh nhật, kinh doanh muốn tạo sự chú ý. Nhậu say là hát karaoke. Công nhân đi làm về và người già bệnh đau khổ sở lắm. Chính quyền loanh quanh bao nhiêu năm cũng không xử lý được giống như là phải nuông chiều những người kém ý thức" - bạn đọc Tưởng khẩn thiết.

Nên xử phạt 24/7

Rất nhiều bạn đọc phản ánh rằng khi bị "tra tấn" bởi tiếng ồn từ nhà hàng xóm, người dân gọi điện báo cơ quan chức năng thì được trả lời rằng chỉ có thể xử phạt sau 22h.

Một bạn đọc phản ánh: "Cứ lễ tết, ngày nghỉ là lại hè nhau hát, hát đến độ ngồi nhà mình xem tivi mà chỉ nhìn hình chứ không nghe được tiếng, loa to đến mức rung cả bàn thờ... Nói có, chửi có rồi cũng đâu vô đấy, gọi công an thì ì ạch không giải quyết, bảo sau 22h".

"Cần quy định thời gian cụ thể, cấm gây ồn từ 12h đến 2h, buổi tối sau 22h thì mới có hiệu quả chứ nói chung chung không ăn thua" - bạn đọc tên Đệ đề nghị. Tương tự, bạn đọc Thôn Trần đề xuất quy định cụ thể hơn về thời gian, nhất là từ 21h và khung giờ trưa từ 11h đến 14h. Có như vậy người dân dễ phản ánh và cơ quan chức năng dễ xử lý hơn.

Tuy nhiên, nhiều bạn đọc khác cho rằng cái mốc 22h là rất vô lý vì trên thực tế người dân có thể phải chịu đựng tiếng ồn bất cứ giờ giấc nào trong ngày. Có thể đó là tiếng ồn từ hát karaoke, từ loa quảng cáo hàng hóa, tiếng loa rao hàng rong, tiếng ồn hoạt động sản xuất…

"Em tôi ở đường Nguyễn Sơn, quận Tân Phú bị công ty địa ốc tra tấn âm thanh để rao bán căn hộ bằng nhạc sàn từ sáng đến chiều. Mà lạ lắm, địa ốc mà rao như bán kẹo kéo!" - bạn đọc Đức Vân kể.

Bạn đọc Thanh cho rằng cán bộ chức năng trả lời chỉ xử phạt sau 22h là không phù hợp và đề nghị "đã làm phải làm ra ngô ra khoai". Bạn đọc Kien thì đề xuất dứt khoát: "Cấm gây ô nhiễm tiếng ồn 24/7 chứ không phải được phép xả láng từ 6h - 22h".

N.T