Mở thẻ tài khoản ngân hàng tốn bao nhiêu tiền năm 2024

Phí mở thẻ là loại phí đầu tiên mà bạn sẽ phải đối mặt khi bắt đầu mở tài khoản. Ở mỗi ngân hàng khác nhau sẽ có phí mở tài khoản khác nhau, thường giao động ở mức 50.000-100.000đ.

Phí duy trì tài khoản về cơ bản là mức tiền tối thiểu bạn cần có trong tài khoản của mình. Hàng tháng, nếu số dư bạn có cao hơn mức này thì ngân hàng sẽ miễn phí duy trì, tuy vậy, trong trường hợp số dư trong tài khoản thấp hơn quy định, bạn sẽ bị tính phí từ 5.000-10.000đ. Mức phí duy trì thẻ trung bình giữa các ngân hàng sẽ rơi vào khoảng 50.000đ.

2. Phí chuyển tiền

Là loại phí bạn sẽ phải trả mỗi khi thực hiện một giao dịch chuyển tiền tới tài khoản khác cùng hệ thống hoặc khác hệ thống ngân hàng. Một vài ngân hàng hiện nay đã miễn phí cho dịch vụ này, tuy nhiên hầu hết các ngân hàng ở Việt Nam đều vẫn thu phí khoảng từ 1.100đ-7.000đ/giao dịch chuyển tiền cùng hệ và cao hơn với giao dịch chuyển tiền khác hệ, từ 7.000đ-11.000đ, đôi khi là cả trăm nghìn khi số tiền chuyển lớn.

3. Phí rút tiền

Đây cũng là một loại phí khiến người dùng phải ngán ngẩm nhất mỗi khi có nhu cầu rút tiền mặt. Mức phí khi rút tiền ở cây ATM cùng hệ thống là 1.000đ/lần và sẽ khoảng 3.300đ/lần khi rút ở ATM khác hệ thống.

4. Phí quản lý tài khoản

Mỗi ngân hàng sẽ có những loại phí quản lý tài khoản khác nhau. Trong số đó có thể kể đến 2 loại phí thường thấy nhất là SMS Banking và Internet Banking/Mobile Banking. Với 2 loại phí này, người dùng thường phải trả 8.000-12.000đ/tháng cho SMS Banking và 4.400-12.000đ/tháng cho Mobile/Internet Banking.

5. Phí thường niên

Nếu phí duy trì tài khoản người dùng có thể tránh được thì phí thường niên sẽ là loại phí các bạn bắt buộc phải đóng hàng năm để duy trì và sử dụng các dịch vụ thanh toán. Thông thường các ngân hàng sẽ áp dụng mức phí sẽ là 50.000đ-100.000đ/năm với thẻ thanh toán nội địa và 100.000đ-500.000đ/năm với thẻ thanh toán quốc tế.

Như vậy, hàng năm người dùng có thể sẽ phải chi trả đến hàng trăm nghìn cho phí dịch vụ ngân hàng mà không hề nắm rõ chi tiết. Ngân hàng thuần số TNEX thế hệ mới sẽ giúp bạn “đánh bay” những gánh nặng về chi phí! Bạn có thể mở tài khoản online hoàn toàn không mất phí, không mất thời gian xếp hàng ra quầy và được miễn phí tất cả các loại phí khác. Không còn phải tính toán hay đau đầu nhớ đến các loại phí dịch vụ nữa, vì TNEX hoàn toàn “free”.

Bạn đang muốn sở hữu cho riêng mình một chiếc thẻ ATM MBBank nhưng không biết cách làm như thế nào? Mất phí bao nhiêu tiền? Hãy cùng Viettel Money tìm hiểu nhé!

Mở thẻ tài khoản ngân hàng tốn bao nhiêu tiền năm 2024

Ngày nay, có thể thấy việc sử dụng thẻ ATM MBBank rất được nhiều người ưa chuộng và ngày càng phổ biến. Lợi ích mà thẻ ATM mang lại cho người dùng không hề ít. Hơn nữa, với hệ thống mạng lưới cây ATM MBBank đang dần dày đặc trên các tỉnh thành cả nước, kèm theo là mức phí giao dịch hợp lý nên đã khiến nhiều người tin tưởng lựa chọn làm thẻ tại Ngân hàng MB.

Thẻ ATM MBBank là gì?

Thẻ ATM MBBank là loại thẻ thanh toán và rút tiền được phát hành bởi Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội. Loại thẻ này sẽ được cấp cho người dùng khi họ mở tài khoản MB bank.

Khi sở hữu thẻ ATM ngân hàng MB Bank, quý khách có thể giao dịch chuyển tiền, rút tiền và thanh toán tại bất kỳ cây ATM nào có liên kết với ngân hàng quân đội.

Bên cạnh đó bạn còn có thể vay tín chấp MBBank trong trường hợp khi có việc cần gấp bằng cách sao kê tài khoản thẻ tín dụng của bạn để vay.

Các loại thẻ ATM MBBank được phát hành hiện nay

Hiện nay Ngân hàng MB đang phát hành 8 loại thẻ ATM chính là:

  • Thẻ Ghi Nợ Quốc Tế MB Visa: Là loại thẻ ghi nợ quốc tế, được áp dụng cho mọi địa điểm chấp nhận thẻ visa trên toàn thế giới.
  • Thẻ Ghi Nợ Nội Địa MB Private MB VIP: Là dòng thẻ ghi nợ được áp dụng riêng cho các khách hàng VIP của MBBank.
  • Thẻ Tín Dụng Quốc Tế MB Visa Infinite: Là Loại thẻ được nhiều khách hàng của MBBank ưa chuộng. Vì loại thẻ này có tính năng ưu việt và đặc biệt không giới hạn quyền.
  • Thẻ Tín Dụng Quốc Tế MB JCB Sakura: MB JCB Sakura cũng là thẻ thanh toán quốc tế, nếu bạn đi du lịch quốc tế thì nên trang bị cho bản thân chiếc thẻ này nhé.
  • Thẻ Tín Dụng Quốc Tế MB Visa: Chiếc thẻ này sẽ cho phép bạn tiêu tiền trước, trả tiền sau với hạn mức lên đến 1 tỷ đồng.
  • Thẻ Trả Trước Quốc Tế BankPlus Mastercard: là loại thẻ liên kết giữa Ngân hàng MB và Tập đoàn Viễn Thông Việt Nam.
  • Thẻ Trả Trước NewsPlus: Ngoài việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng bạn còn có thể sử dụng thanh toán phí tại POS Tân Cảng Cát Lái.
  • Thẻ Quân Nhân: Đây là loại thẻ dành riêng cho các Quân Nhân

Để tìm hiểu thêm về các loại thẻ MBBank bạn có thể tham khảo: Danh sách các loại thẻ MB Bank

Lợi ích của thẻ ATM MBBank

Khi bạn đã sở hữu trong tay một chiếc thẻ ATM MBBank thì đồng nghĩa với việc bạn sẽ được hưởng các những lợi ích mà rất nhiều người mong muốn:

  • Bạn được sử dụng các dịch vụ hiện đại Mobile Banking, eMB,…
  • Bạn có thể thực hiện các cuộc giao dịch như in sao kê, vấn tin, giao dịch trực tiếp tại các cây ATM mà không cần phải đến Ngân hàng.
  • Rút tiền bất cứ nơi đâu với hơn 9.300 mấy ATM trên toàn nước Việt Nam.
  • Thực hiện giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng thông qua hệ thống Smartlink vô cùng nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm.
  • Ngoài ra, với số in trên thẻ ATM MBbank sẽ giúp bạn giao dịch thanh toán trực tuyến. Trên những trang giao dịch thanh toán, sàn TMĐT,… Bên cạnh đó bạn còn hoàn toàn có thể giao dịch thanh toán điện, nước, mạng internet thuận tiện.

Mở thẻ tài khoản ngân hàng tốn bao nhiêu tiền năm 2024

Tải ứng dụng Viettel Money Ngay!

Điều kiện và thủ tục là thẻ Ngân hàng MB Bank

Điều Kiện để làm thẻ ngân hàng

Nếu bạn đang có đang có nhu cầu làm thẻ MB Bank thì hãy đọc các điều kiện dưới đây nhé.

  • Khách hàng khi đăng ký làm thẻ ngân hàng phải là người Việt Nam hoặc là người nước ngoài đang làm việc và sinh sống tại Việt Nam. Bạn cần có căn cước công dân hay hộ chiếu còn hiệu lực
  • Khách hàng cần có sổ hộ khẩu hoặc sổ đăng trú tạm trú tại khu vực có các chi nhánh/phòng giao dịch của ngân hàng MB.
  • Và điều cuối cùng chính là bạn phải đủ 18 tuổi trở lên thì mới làm được thẻ ngân hàng nhé

Các thủ tục để làm thẻ MBBank

Khi làm thẻ MBBank sẽ có 2 cách thực hiện chính là: Làm thẻ tại quầy giao dịch MBBank hoặc Đăng ký online trên ứng dụng MBBank. Để quy trình làm thẻ Ngân hàng MB diễn ra một cách nhanh chóng và suôn sẻ thì khách hàng phải cần chuẩn bị những thứ sau đây:

Cách 1: Làm thẻ ATM tại quầy giao dịch MBBank

  • Bước 1: Bạn cần phải đi đến chi nhánh/phòng giao dịch Ngân hàng MB để yêu cầu làm thẻ.
  • Bước 2: sau đó bạn cung cấp các thông tin như chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực và một số thông tin liên quan khác để cho nhân viên ngân hàng làm thủ tục cho bạn
  • Bước 3: Sau khi đã cung cấp đầy đủ thông tin bạn sẽ nhận được giấy hẹn nhận thẻ ATM
  • Bước 4: Nhận được thẻ ATM bạn tiếp tục kích hoạt thẻ theo sự hướng dẫn của nhân viên và đổi mật khẩu

Sau khi hoàn thành tất cả các bước trên là bạn đã sở hữu cho bản thân một chiếc thẻ siêu tiện lợi.

Cách 2: Làm thẻ MBBank tại nhà

Đối với trường hợp này bạn không cần phải đến Ngân hàng MB làm thẻ. Bạn chỉ cần ngồi tại nhà và sử dụng chiếc điện thoại thông minh có kết nối Internet là đã có thể đăng ký làm thẻ một cách thuận tiện.

  • Bước 1: Tải ứng dụng MB Bank trên Android/IOS hoặc truy cập vào website (www.mbbank.com.vn/registration)
  • Bước 2: Tiếp tục điền đầy đủ các thông tin: họ tên, số điện thoại di động, email
  • Bước 3: Quý khách tiếp tục điền các thông tin để đăng ký như:
  • Thông tin khách hàng: Điền CMND/CCCD và các thông tin liên quan
  • Dịch vụ đăng ký: Mở tài khoản ngân hàng, thẻ ATM Active Plus. Bank cũng có thể đăng ký SMS Banking để nhận tin nhắn thông báo về tài khoản hay eMB Ngân hàng điện tử để theo dõi thông tin tài khoản, số tiền..
  • Bước 4: Ở bước này điền thông chi nhánh ngân hàng MB mà bạn muốn làm thẻ gần khu vực đang sinh sống
  • Bước 5: Nhấn vào mục xác nhận để kết thúc thủ tục đăng ký làm thẻ ATM

Làm thẻ Ngân hàng MB mất bao nhiêu tiền?

Khi bạn làm thẻ ATM MBBank nhân viên sẽ yêu cầu bạn đóng lệ phí 50.000 VND. Thực chất số tiền này sẽ làm số tiền dư tối thiểu trong tài khoản thẻ của bạn.

Riêng với thẻ sinh viên thì chỉ đóng 40.000 VND, Thẻ quân dân hoàn toàn miễn phí. Và phí để phát hành thẻ MB PRIVATE cũng sẽ miễn phí.

Bên cạnh việc đóng lệ phí làm thẻ ATM bạn cần phải biết thêm một số thông tin về các khoản phí rút tiền MBBank, phí đóng thường niên đấy nhé.

Có thể thấy, với những ưu đãi cực hời mà Viettel Money đã liệt kê ở trên thì việc làm thẻ Ngân hàng MBBank để liên kết Viettel Money là điều mà bạn nên thực hiện. Vì có một chiếc thẻ ATM quản lý tiền bạc có thể rút nạp bất cứ nơi đâu và nhận được nhiều ưu đãi từ Viettel Money.

Mở tài khoản ngân hàng hết bao nhiêu tiền?

Dù mở tài khoản online tại nhà hay trực tiếp tại quầy giao dịch, bạn cũng sẽ không mất bất cứ một khoản phí nào. Tuy nhiên theo yêu cầu của một số ngân hàng, bạn có thể sẽ mất thêm 1 khoản phí nhỏ từ 50.000đ - 100.000đ để nạp tiền tạo số dư tối thiểu duy trì tài khoản.

Mở thẻ ngân hàng hết bao nhiêu tiền?

Các chi phí khi làm thẻ ATM Thông thường khi mở thẻ ATM, người dùng có thể sẽ phải chi trả 2 loại phí: Phí mở thẻ: Dao động từ 50.000 VND - 100.000 VND/thẻ. Mức phí để mở thẻ quốc tế sẽ cao hơn so với thẻ nội địa, trong khoảng 100.000 - 150.000 VND/thẻ.

Mở tài khoản Techcombank hết bao nhiêu tiền?

Bạn đọc lưu ý: Nội dung đề cập trong bài viết được tổng hợp dựa trên thông tin chung của thị trường, không đại diện cho duy nhất các sản phẩm và dịch vụ của Techcombank. Chi phí mở tài khoản ngân hàng cho công ty là hoàn toàn miễn phí.

Mở tài khoản ngân hàng Agribank hết bao nhiêu tiền?

Phí phát hành thẻ: Thẻ tín dụng nội địa: Miễn phí Thẻ tín dụng quốc tế hạng chuẩn: 100.000 đồng/thẻ Thẻ tín dụng quốc tế hạng vàng: 200.000 đồng/thẻ