Có bao nhiêu biện pháp bảo vệ an ninh mạng năm 2024

Hãy cùng VTC NetViet tìm hiểu các nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng chi tiết A - Z nhé!

Các Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng【Chi Tiết A - Z】

Sự phát triển của công nghệ số làm tăng nguy cơ người dùng bị tấn công trên không gian mạng. Hiểu được điều đó, cơ quan có thẩm quyền ban hành Luật An ninh mạng năm 2018, chính thức có hiệu lực năm 2019 nhằm đưa ra các quy định về an ninh mạng.

Hãy cùng VTC NetViet tìm hiểu các nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng chi tiết A - Z nhé!

Các nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng

An ninh mạng (Cyber Security) là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây ảnh hưởng xấu, xâm hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền cũng như lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Điều 4 Luật An ninh mạng năm 2018 quy định bảo vệ an ninh mạng phải tuân thủ 7 nguyên tắc như sau:

Bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

Bảo vệ an ninh mạng được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Nhiệm vụ này huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc, phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.

Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ hệ thống thông tin quốc gia với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, bảo đảm an ninh mạng là bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng.

Cần chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, làm thất bại mọi hoạt động sử dụng không gian mạng để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; nâng cao cảnh giác, sẵn sàng ngăn chặn các nguy cơ đe dọa an ninh mạng.

Cẩn triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng đối với các cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia. Bên cạnh đó, áp dụng các biện pháp bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia cần được thẩm định, chứng nhận đủ điều kiện về an ninh mạng trước khi đưa vào vận hành, sử dụng. Thường xuyên kiểm tra, giám sát an ninh mạng trong quá trình sử dụng và kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng.

Các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng phải được xử lý kịp thời và nghiêm minh.

7 biện pháp bảo vệ an ninh mạng

Các biện pháp bảo vệ an ninh mạng được quy định tại Luật An ninh mạng năm 2018. Đây là những biện pháp hành chính, vừa bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, vừa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên không gian mạng bao gồm:

Thẩm định an ninh mạng;

Đánh giá điều kiện an ninh mạng;

Kiểm tra an ninh mạng;

Giám sát an ninh mạng;

Ứng phó và khắc phục sự cố an ninh mạng;

Đấu tranh, bảo vệ an ninh mạng;

Sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin mạng;

Ngăn chặn, yêu cầu tạm ngừng hoặc ngừng cung cấp thông tin mạng. Ngoài ra, còn có các biện pháp như đình chỉ, tạm đình chỉ các hoạt động thiết lập, cung cấp và sử dụng mạng viễn thông hay mạng internet; sản xuất và sử dụng thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến theo quy định của pháp luật;

Yêu cầu xóa bỏ, truy cập xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng;

Phong tỏa, hạn chế hoạt động của hệ thống thông tin; đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền theo quy định của pháp luật;

Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; Biện pháp khác theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Bên cạnh đó, Luật giao cho Chính phủ quy định trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng, trừ biện pháp khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và các biện pháp khác theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Những hành vi bị cấm về an ninh mạng

Những hành vi được khép vào tội vi phạm an ninh mạng, bị nghiêm cấm bao gồm:

Phá rối an ninh, gây bạo loạn, mất trật tự, đăng tải các nội dung bôi nhọ, vu khống người khác, chiếm đoạt tài sản qua mạng,…

Cá nhân, tổ chức cấu kết, xúi giục hay mua chuộc, lôi kéo, lừa đảo trên mạng để chống lại Nhà nước.

Đăng tải thông tin xuyên tạc lịch sử, phủ nhận những thành tựu cách mạng, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về chủng tộc, giới tính.

Đăng thông tin sai sự thật, gây hoang mang cho mọi người, thiệt hại về kinh tế, xã hội.

Đăng tải các thông tin, hình ảnh nhạy cảm, đồi trụy, phá hoại thuần phong mỹ tục của Việt Nam, làm gia tăng tỷ lệ tệ nạn xã hội.

Các hoạt động tấn công hệ thống mạng, khủng bố – gián điệp mạng, xâm nhập trái phép các hệ thống mạng, phá hoại hệ thống thông tin quốc gia.

Sử dụng các công cụ hoặc phần mềm độc hại để gây rối mạng viễn thông, Internet, cản trở hoặc làm gián đoạn các hoạt động mạng.

Các hoạt động chống lại lực lượng bảo vệ an ninh mạng, xâm phạm chủ quyền, lợi ích và an ninh quốc gia.

Xử lý vi phạm an ninh mạng

Các hành vi vi phạm an ninh mạng thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào từng trường hợp vi phạm. Các mức xử phạt hành chính có thời hiệu từ 1 đến 2 năm.

Kết

Bài tổng hợp trên đây cung cấp các thông tin liên quan đến các nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng. Hy vọng bạn có thể hiểu rõ và ứng dụng trong bảo vệ tài khoản cá nhân, doanh nghiệp. Hãy theo dõi VTC NetViet để cập nhật nhiều kiến thức bổ ích nhé!

Có bao nhiêu biện pháp an ninh mạng?

Các biện pháp bảo vệ an ninh mạng: thẩm định an ninh mạng; đánh giá điều kiện an ninh mạng; kiểm tra an ninh mạng; giám sát an ninh mạng; ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng; sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin mạng; yêu cầu xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ...

Có bao nhiêu biện pháp bảo vệ an ninh?

Theo khoản 1 Điều 15 Luật An ninh quốc gia 2004 thì các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm:.

(1) Biện pháp vận động quần chúng:.

(2) Biện pháp pháp luật:.

(3) Biện pháp ngoại giao;.

(4) Biện pháp kinh tế;.

(5) Biện pháp khoa học - kỹ thuật;.

(6) Biện pháp nghiệp vụ:.

(7) Biện pháp vũ trang..

Chuyên viên pháp lý Quốc Đạt..

Bảo vệ an ninh mạng là gì?

- An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. - Bảo vệ an ninh mạng là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng.

Ai là cơ quan quản lý về an ninh mạng theo luật Việt Nam?

Theo quy định tại Điều 30 Luật An ninh mạng, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng sẽ được bố trí tại Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. Ngoài ra lực lượng bảo vệ an ninh mạng còn được bố trí tại Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.