Micro điện dung là gì

Micro là gì? Cấu tạo và phân biệt các loại micro trên thị trường

Micro là thiết bị được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày nhưng bạn đã biết rõ hết về các loại micro thông dụng hay chưa? Cùng theo dõi ngay để xem micro là gì, cấu tạo và cách phân biệt các loại micro trên thị trường nhé!

1. Micro là gì?

- Khái niệm

Micro (gọi tắt là mic) là một thiết bị âm thanh quen thuộc với mỗi chúng ta, trong cuộc sống thì ít nhất cũng có vài lần chúng ta sử dụng hoặc nhìn thấy người khác sử dụng chúng. Micro dùng để thu nguồn âm từ người nói, rồi chuyển đổi âm thanh thành tín hiệu điện để truyền đến người nghe.

Micro điện dung là gì

- Công dụng

+ Hỗ trợ tăng cường độ lớn của âm thanh cho ca sĩ, diễn thuyết, người dẫn chương trình,... hay gần gũi hơn là lúc bạn cùng gia đình, bạn bè vui vẻ trong những phút giây hát karaoke cùng nhau.

+ Giúp thu âm bài hát, bài phát thanh của ca sĩ, phát thanh viên,...

Micro điện dung là gì

2. Cấu tạo micro

- Cấu tạo bên ngoài

​+ Phần đầu: Để bảo vệ củ micro bên trong, nhà sản xuất luôn gắn phần lưới chụp tròn bằng sắt bên trên.

+ Phần thân: Là phần để người sử dụng cầm micro. Trên phần thân có nút bật lên xuống hoặc nút bấm để tùy chỉnh mở/tắt micro. Để tạo điểm nhấn cho người sử dụng, người dùng thường trang trí thêm họa tiết hoặc kim tuyến để tạo thu hút cho người dùng.

+ Phần cuối: Nếu là mico không dây sẽ có chỗ mở để gắn pin, còn nếu micro có dây sẽ là jack để cắm điện.

Micro điện dung là gì

- Cấu tạo bên trong

+ Bao gồm: Màng rung, cuộn dây và nam châm.

+ Nguyên lý để micro hoạt động là cảm ứng điện từ.

+ Người nói sẽ tạo ra âm thanh truyền vào màng rung của micro làm cho màng rung rung theo đáp tần và cuộn dây cũng sẽ rung theo. Sau đó, từ trường nam châm sẽ sinh ra dòng điện xoay chiều và truyền ra đầu amply bằng dây dẫn. Âm thanh sẽ được khuếch đại lên bởi amply và phát ra loa.

Micro điện dung là gì

3. Các loại micro đang có trên thị trường

- Micro điện động (Dynamic)

+ Khái niệm: Micro điện động là micro sử dụng nam châm để thay đổi sóng điện.

+ Vai trò: Do âm thanh phát ra dễ nghe, ngọt, mềm và thu âm tốt ở khoảng cách gần nên thường được dùng cho ca sĩ, MC hoặc các quán karaoke.

+ Cấu tạo: Một màng rung mỏng được kẹp với một cuộn dây đồng mỏng. Trong đó, vòng dây đồng được đặt vào khe từ trường của một khối nam châm. Micro điện động không cần nguồn điện để hoạt động.

Micro điện dung là gì

- Micro điện dung (Condenser)

+ Khái niệm: Micro điện dung là micro sử dụng hiệu ứng thay đổi điện dung để thay đổi sóng điện.

+ Vai trò: Micro điện dung thường được sử dụng trong những khu vực rộng, không gian lớn như nhà hát, giảng đường, sân vận động hoặc thu âm một lượt nhiều người nhờ vào khả năng thu âm tốt dù khoảng cách có xa đi chăng nữa.

+ Cấu tạo: Cấu tạo micro này gồm 2 bản cực (plate) đặt cách nhau bởi một lớp không khí, 1 điện áp một chiều DC được đặt vào 2 bản cực này. Micro điện dung cần nguồn điện để hoạt động.

Micro điện dung là gì

- Micro áp điện (Piezo)

+ Khái niệm: Micro áp điện là loại micro sử dụng hiện tượng áp điện (khả năng của một số vật liệu tạo ra điện áp khi chịu áp suất) để chuyển đổi rung động thành tín hiệu điện.

+ Vai trò: Thường được sử dụng để hỗ trợ khuếch đại âm thanh từ các nhạc cụ nhờ khả năng kháng trở lớn. Đồng thời micro áp điện còn sử dụng để thu âm thanh trong môi trường thu sóng trong môi trường nước (hydrophone).

+ Cấu tạo: Có hai loại là micro có dây và micro không dây bao gồm mic cầm tay, mic cài áo hay mic cài đầu.

Micro điện dung là gì

Bảng so sánh các loại micro thông dụng hiện nay

Micro điện động (Dynamic)Micro điện dung (Condenser)Micro áp điện (Piezo)
Khái niệm

Sử dụng nam châm để thay đổi sóng điện.

Sử dụng hiệu ứng thay đổi điện dung để thay đổi sóng điện.

Sử dụng hiện tượng áp điện (khả năng của một số vật liệu tạo ra điện áp khi chịu áp suất) để chuyển đổi rung động thành tín hiệu điện.

Tính năng

- Âm thanh phát ra dễ nghe, ngọt, mềm và thu âm tốt ở khoảng cách gần.

- Thường được dùng cho ca sĩ, MC hoặc các quán karaoke.

- Có khả năng thu âm tốt dù khoảng cách có xa đi chăng nữa.

- Thường được sử dụng trong những khu vực rộng, không gian lớn như nhà hát, giảng đường, sân vận động hoặc thu âm một lượt nhiều người.

- Thường được sử dụng để hỗ trợ khuếch đại âm thanh từ các nhạc cụ nhờ khả năng kháng trở lớn.

- Đồng thời micro áp điện còn sử dụng để thu âm thanh trong môi trường thu sóng trong môi trường nước (hydrophone).

Cấu tạo

- Một màng rung mỏng được kẹp với một cuộn dây đồng mỏng. Trong đó, vòng dây đồng được đặt vào khe từ trường của một khối nam châm.

- Micro điện động không cần nguồn điện để hoạt động.

- Cấu tạo micro này gồm 2 bản cực (plate) đặt cách nhau bởi một lớp không khí, 1 điện áp một chiều DC được đặt vào 2 bản cực này.

- Micro điện dung cần nguồn điện để hoạt động.

Có hai loại là micro có dây và micro không dây bao gồm mic cầm tay, mic cài áo hay mic cài đầu.

Một số mẫu loa hiện đang được kinh doanh tại Thế Giới Di Động: