Mẹ bầu uống nước mía nhiều có tốt không

Hy vọng rằng, những tiết lộ trên đây của mình sẽ giúp các chị em không còn phải lăn tăn về việc có nên uống nước mía khi mang thai hay không. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về các vấn đề sức khỏe trong thai kỳ, các mẹ hãy gọi đến tổng đài miễn cước 1800 0016 để được đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của Avisure Mama tư vấn cụ thế nhé!

Nước mía được xem là thức uống bổ dưỡng, giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho cho cơ thể. Với thành phần khoảng 70% là các loại đường tự nhiên nhưng không gây nguy hại như các nguyên liệu đường khác do có khả năng bão hòa chuyển hóa tốt. Ngoài ra, nước mía còn có protein, chất béo, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và gần 30 loại axit hữu cơ khác nhau.

Theo các chuyên gia, mang thai uống nước mía không chỉ giúp đủ năng lượng chăm sóc bào thai, giúp thai nhi tăng cân mà còn làm đẹp da, tóc và chống lại lão hóa trên da cho phụ nữ mang thai.

Mẹ bầu uống nước mía nhiều có tốt không
Mang thai uống nước mía đúng cách có lợi cho cả mẹ và bé

Khi mang thai uống nước mía có tác dụng gì?

Hạn chế tình trạng ốm nghén

Trong 3 tháng đầu mang thai, ốm nghén khi mang thai khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi nhất. Nhưng cơ thể mẹ lại cần bổ sung thêm rất nhiều chất để đảm bảo cơ thể có đầy đủ dưỡng chất cung cấp cho thai nhi. Chính lúc này, nước mía là thức uống thích hợp nhất cho mẹ bầu. Theo nghiên cứu, uống nước mía giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái và hạn chế tình trạng nghén, đặc biệt là khi mệt mỏi, nóng bức không ăn được nhiều.

Mang thai uống nước mía ngăn ngừa nguy cơ táo bón

Mẹ bầu luôn phải lo lắng về táo bón trong quá trình mang thai thì đã có thể yên tâm. Lượng kali có trong nước mía là một loại thuốc trị táo bón hiệu nghiệm, nó giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn,  ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ở dạ dày, giảm tình trạng khó tiêu.

Tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu

Ngoài ra, khi mang thai hệ miễn dịch của mẹ yếu hơn bình thường. Trong nước mía, có chứa một lượng chất chống oxy hóa giúp thúc đẩy cơ thể tăng cường chất đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng chống các loại bệnh. Uống nước mía giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.

Cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi

Ngoài đường, trong nước mía còn chứa nhiều các vitamin B1, B2, B6, C… các muối vô cơ như canxi, phốt pho, sắt và nhiều acid hữu cơ khác nhau, những loại chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Do vậy, khi mang thai uống nước mía, không chỉ giúp cung cấp cho cơ thể một lượng nước, năng lượng và chất dinh dưỡng cho mẹ và bé mà còn giúp cơ thể mẹ được giải nhiệt và xua tan mệt mỏi.

Mẹ bầu uống nước mía nhiều có tốt không
Mang thai uống nước mía giúp ngăn ngừa nguy cơ táo bón

Mang bầu nên uống nước mía vào tháng thứ mấy?

Bà bầu nên uống nước mía nhiều vào tháng thứ 3 của thai kỳ sau đó giảm dần từ  các tháng tiếp theo. Nhiều mẹ băn khoăn mang thai uống nước mía có tốt không?  Và uống như thế nào là đủ?

Nếu mẹ bầu uống nước mía ở các tháng đầu tiên cũng mang lại dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nên hạn chế uống nước mía trong những tháng đầu tiên vì nước mía dễ gây lạnh bụng và ảnh hưởng không tốt đến sự an toàn thai nhi.

Những sai lầm khi uống nước mía trong thai kỳ

  • Uống quá liều lượng: Nước mía nếu uống nhiều sẽ gây no ngang, chán ăn. Mẹ không cung cấp đủ các dưỡng chất từ những thực phẩm khác khiến con bị thiếu chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, uống quá nhiều nước vô cùng nguy hiểm cho cả mẹ và con vì mẹ bầu có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao.
  • Uống nước mía để lâu: Nhiều mẹ có thói quen bảo quản trong tủ lạnh để uống dần. Điều này cũng rất nguy hiểm vì nước mía để lâu rất dễ sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh, ngộ độc, rối loạn tiêu hóa.
  • Uống nước mía vào buổi sáng và tối: Khi uống nước mía mẹ bầu cũng cần chọn lựa những thời điểm thích hợp. Sử dụng nước mía vào buổi sáng sớm và tối sẽ khiến chị em dễ bị lạnh bụng, buồn nôn dẫn đến tình trạng cơ thể uể oải, mệt mỏi suốt cả ngày.

Mang thai uống nước mía cần lưu ý gì?

Mặc dù, nước mía đem lại nhiều tác dụng đối với mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Nhưng, chị em mang thai uống nước mía cần có những lưu ý sau:

  • Bà bầu không nên uống nước mía một hơi dài, hạn chế uống vào buổi tối và buổi sáng sớm.
  • Không uống quá nhiều nước mía vì có thể sẽ làm mẹ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
  • Thai phụ nên bổ sung thêm rất nhiều chất dinh dưỡng từ các nguồn thực phẩm khác nhau và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
  • Sử dụng nước mía ngay khi mới ép, không nên bảo quản nước mía trong tủ lạnh quá lâu.
  • Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ không nên sử dụng nước mía, lượng đường trong mía hoàn toàn có thể đẩy bạn đến tình trạng nguy hiểm.

Mẹ bầu uống nước mía nhiều có tốt không
Uống nước mía quá nhiều có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Qua bài viết này, hy vọng mẹ bầu đã tự mình giải đáp được thắc mắc mang thai uống nước mía từ tháng từ mấy. Tham khảo kỹ để uống nước mía đúng cách mẹ nhé!

Uống nước mía có tác dụng gì khi mang thai?

Nước mía rất giàu protein, tốt cho sức khỏe lẫn thai nhi và mẹ bầu. Ngoài ra, thức uống giải khát này còn chứa axit folic (vitamin B9), dưỡng chất này được biết đến với khả năng làm giảm rủi ro liên quan đến khuyết tật bẩm sinh như tật nứt đốt sống.

Bà bầu ngay nào cũng uống nước mía được không?

Câu trả lời là được, nhưng mẹ bầu nên uống nước mía tươi, uống đúng thời điểm và điều độ. Nước mía không những có vị ngọt dễ chịu, dễ uống mà còn cung cấp nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nhiều trường hợp các mẹ bầu đưa món uống dân dã này vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình.

Bầu 5 tháng nên uống bao nhiêu nước mía?

Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao cho thai nhi cũng như giúp cơ thể đỡ mệt mỏi trong tam cá nguyệt thứ ba; mẹ có thể uống thêm nhiều nước mía trong ngày. Mỗi lần dùng khoảng 200ml và khoảng 2 ngày/lần, trong tháng cuối có thể đều đặn uống mỗi ngày 1 ly.

Tại sao bà bầu không được uống nước mía?

Lượng nước mía nên uống vừa phải Vì thành phần cơ bản của nước mía là đường, nên rất dễ làm no bụng mà dinh dưỡng cung cấp lại không đủ thay thế cho các loại thực phẩm khác. Ngoài ra, nạp quá nhiều đường trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ và bé.