Mẫu giáo AN giáo dục nghề nghiệp

Mẫu báo cáo đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp là gì, mục đích của mẫu đơn? Mẫu báo cáo đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp? Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn? Các trường hợp đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp?

Theo quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp do cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp phải thực hiện đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp trong một số trường hợp, việc đăng ký cần đến mẫu báo cáo đăng ký. Vậy mẫu báo cáo đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp cố nội dung và hình thức ra sao?

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Mẫu báo cáo đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp là gì, mục đích của mẫu đơn?
  • 2 2. Mẫu báo cáo đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp:
  • 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
  • 4 4. Các trường hợp đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp:

1. Mẫu báo cáo đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp là gì, mục đích của mẫu đơn?

Theo Khoản 1 Điều 3 Luật giáo dục nghề nghiệp 2014: “Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.”

Theo quy định pháp luật hiện hành thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp và trường cao đẳng. Trong đó, giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập, cho phép thành lập khi có đề án thành lập và đáp ứng các điều kiện luật định.

Mẫu báo cáo đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp là văn bản báo cáo được lập ra để báo cáo về việc đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp với nội dung nêu rõ nội dung báo cáo, nội dung bổ sung hoạt động giáo dục…

Mục đích của mẫu báo cáo đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp: cơ sở giáo dục nghề nghiệp muốn đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì sẽ phải dùng mẫu báo cáo đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp nhằm mục đích báo cáo về việc đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

2. Mẫu báo cáo đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

……..(1)……..

Xem thêm: Có được cấp lại bản chính bằng tốt nghiệp cao đẳng khi bị mất

……….(2)……….

——-——-——-

Số: ……./BC-…….(3)..

………, ngày …… tháng …… năm 20……

BÁO CÁO

Đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp

A. Trụ sở chính

I. Ngành, nghề:…; trình độ đào tạo; quy mô tuyển sinh/năm:…….(4)

Xem thêm: Bằng cấp cao đẳng nghề có ngang với bằng cao đẳng không?

1. Lý do đăng ký bổ sung

2. Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo (5)

a) Cơ sở vật chất

– Số phòng học lý thuyết chuyên môn

– Số phòng/xưởng thực hành

b) Thiết bị, dụng cụ đào tạo

TTTên thiết bị đào tạoĐơn vịSố lượng12…

3. Nhà giáo

a) Tổng số nhà giáo của từng ngành, nghề: ……………………………………………

Xem thêm: Bậc lương, hệ số lương Đại học, Cao đẳng và Trung cấp mới

b) Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi/giáo viên, giảng viên quy đổi: …………………..

c) Nhà giáo cơ hữu (nếu là cán bộ quản lý tham gia giảng dạy thì ghi rõ số giờ giảng dạy/năm)

TTHọ và tênTrình độ chuyên môn được đào tạoTrình độ nghiệp vụ sư phạmTrình độ kỹ năng nghềMôn học, mô-đun, tín chỉ được phân công giảng dạy12

d) Nhà giáo thỉnh giảng (nếu có)

TTHọ và tênTrình độ chuyên môn được đào tạoTrình độ nghiệp vụ sư phạmTrình độ kỹ năng nghềMôn học, mô-đun, tín chỉ được phân công giảng dạyTổng số giờ giảng dạy/năm123…

(Có hồ sơ nhà giáo kèm theo) (6)

4. Thông tin chung về chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy

a) Tên chương trình, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo, đối tượng tuyển sinh (có chương trình đào tạo chi tiết kèm theo) (7)

b) Danh mục các loại giáo trình, tài liệu giảng dạy của ngành/nghề.

II. Ngành, nghề:…………(thứ hai). ……….; trình độ đào tạo; quy mô tuyển sinh/năm: ……………..(8)……

Xem thêm: Bằng cao đẳng là gì? Tốt nghiệp cao đẳng được gọi là gì?

B. Phân hiệu/địa điểm đào tạo (nếu có) (9)

(Trình bày tương tự như mục A nêu trên)

Nơi nhận:

– Như trên;

– ……..;

– Lưu: VT, ….

……..(10)……….

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

Xem thêm: Chậm tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng do nợ môn học có được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự không?

3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:

(1): Tên cơ quan chủ quản (nếu có);Hướng dẫn:

(2): Ghi đúng tên cơ sở đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo tên trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệphoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

(3): Tên viết tắt của cơ sở đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

(4): Nếu các ngành, nghề đào tạo trong cùng một nhóm ngành, nghề thì có thể báo cáo chung về cơ sở vật chất, thiết bị; nhà giáo;

(5): Nếu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học tư thục, có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp, phải có chứng minh về cơ sở vật chất.

Hồ sơ chứng minh về cơ sở vật chất là giấy chứng nhận quyền sử dụng đấthoặc hợp đồng thuê, mua, chuyển nhượng địa điểm đào tạo. Nếu là hợp đồng thuê địa điểm, cơ sở vật chất phải còn thời hạn ít nhất là 05 năm đối với trường trung cấp, trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học; còn thời hạn ít nhất là 02 năm đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp.

Hồ sơ chứng minh về thiết bị, dụng cụ đào tạo bao gồm: Bản sao (không cần chứng thực) hợp đồng mua bán, biên bản thanh lý, biên bản nghiệm thu, hóa đơn tài chính.

Nếu thiết bị đào tạo đi thuê cần bổ sung bản sao (không cần chứng thực) hợp đồng thuê thiết bị, biên bản bàn giao thiết bị. Hợp đồng thuê thiết bị đào tạo phải còn thời hạn ít nhất 05 năm đối với trường trung cấp, trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học; còn thời hạn ít nhất là 02 năm đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp.

Xem thêm: Quy định về quản lý nhà nước đối với giáo dục nghề nghiệp

(6): Hồ sơ chứng minh nhà giáo:

Mỗi nhà giáo phải có các chứng minh sau (bản photo không cần công chứng):

– Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động (đối với nhà giáo cơ hữu); hợp đồng thỉnh giảng (đối với nhà giáo thỉnh giảng);

– Văn bằng đào tạo chuyên môn;

– Nếu không có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc đại học sư phạm, đại học sư phạm kỹ thuật thì bổ sung chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm phù hợp với trình độ đào tạo được phân công giảng dạy.

(7): Một chương trình đào tạo bao gồm:

– Quyết định ban hành chương trình của người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

– Chương trình đào tạo chi tiết.

Xem thêm: Học xong cao đẳng có bị gọi đi nghĩa vụ quân sự không?

(8): Báo cáo tiếp tục các điều kiện bảo đảm hoạt động giáo dục nghề nghiệp cho ngành, nghề thứ hai như ngành, nghề thứ nhất;

(9): Nếu có phân hiệu, địa điểm đào tạo thì tiếp tục báo cáo các điều kiện.

Nếu là địa điểm liên kết đào tạo, phải có bản sao (không cần chứng thực) hợp đồng liên kết đào tạo. Hợp đồng liên kết phải còn thời hạn ít nhất 05 năm đối với trường trung cấp, trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học; còn thời hạn ít nhất là 02 năm đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp.

(10): Quyền hạn, chức vụ của người ký.

4. Các trường hợp đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp:

Theo Điều 18 Nghị định số 143/2016/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp quy định về các trường hợp đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp như sau:

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bắt buộc phải đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên. Việc đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp nhằm hợp pháp những hoạt động giáo dục nghề nghiệp chưa được đăng ký, đảm bảo tuân thủ pháp luật về hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đối với các trường hợp đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp sẽ được các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục nhất định với các hồ sơ và giấy tờ liên quan theo quy định của luật.