Mang thai ăn khoai từ có tốt không

Ngoài việc sau sinh ăn khoai từ được không? Mẹ bỉm cũng thắc mắc ăn củ từ có béo không? Câu trả lời là củ từ không làm bạn tăng cân nhé. Củ từ có hàm lượng tinh bột và chất xơ là chủ yếu, thậm chí nó giúp bạn tiêu hóa tốt và giảm cân tốt hơn.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Sau sinh ăn củ cải trắng được không và một số lưu ý quan trọng

Công thức chế biến món ăn từ khoai từ cho mẹ

Chắc hẳn mẹ sẽ muốn tìm hiểu cách chế biến món ăn từ khoai từ khi đã biết sau sinh ăn khoai từ được không và khoai từ có tác dụng gì.

Mẹ hãy trổ tài làm những món ngon từ khoai từ bằng những công thức dưới đây:

1. Nấu canh

Khoai từ rất ngon khi nấu canh cùng thịt bằm, tép nhỏ hoặc hầm cùng xương.

Bạn chỉ cần gọt vỏ khoai từ, đem rửa sạch và cắt thành miếng vừa ăn. Sau đó, xào sơ qua rồi cho nước sôi và các nguyên liệu cũng như gia vị khác vào nấu.

2. Luộc, hấp

Cách đơn giản nhất để thưởng thức khoai từ đó là luộc hoặc hấp. Cách này vừa đơn giản vừa thưởng thức trọn vẹn hương vị của khoai từ. Bạn chỉ cần rửa sạch khoai từ, cho vào nồi ngập nước hoặc xửng hấp, thêm một chút muối và nấu trong 20 phút.

Mang thai ăn khoai từ có tốt không
Sau sinh ăn khoai từ được không? Ăn củ từ có tác dụng gì với mẹ sau sinh?

3. Chiên hoặc nướng

Khoai từ chiên hoặc nướng cũng rất ngon và hấp dẫn. Cắt khoai từ đã được gọt vỏ thành các miếng mỏng và chiên trên chảo hoặc nướng trong lò nướng.

Củ từ hay còn gọi là khoai từ, là một món ăn dân dã quen thuộc của nguồn Việt Nam. Bà bầu ăn củ từ có tác dụng trị ốm nghén và ổn định huyết áp rất hiệu quả. Nếu bà bầu có sở thích ăn loại củ này thì nên duy trì chúng bởi nó rất tốt cho sức khỏe của mẹ bà cả thai nhi. Ngoài ra, bà bầu ăn khoai từ cũng là một phương thuốc hiệu quả phòng ngừa sinh non.

Mang thai ăn khoai từ có tốt không
Mang thai ăn khoai từ có tốt không
Nếu bà bầu có sở thích ăn loại củ này thì nên duy trì chúng bởi nó rất tốt cho sức khỏe của mẹ bà cả thai nhi.

Thành phần dinh dưỡng có trong củ từ

Thành phần dinh dưỡng có trong củ từ gồm:

  • Nước 
  • Protid
  • Lipid
  • Glucid
  • Cellulose
  • Chất khoáng
  • Kali
  • Vitamin C
  • Vitamin A
  • Vitamin B6
  • Beta caroten 
  • Chất xơ
  • Kẽm
  • Đồng
  • Sắt
  • Axit folic
  • Canxi

9 công dụng khi bà bầu ăn củ từ

1. Giảm ốm nghén

Ốm nghén là một hiện tượng thường gặp ở mẹ bầu, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Khoai từ rất giàu vitamin B6 có tác dụng làm giảm buồn nô, bà bầu ăn khoai từ sẽ ngăn ngừa các cơn ốm nghén. Giúp mẹ bầu ăn được ngon miệng hơn.

Mang thai ăn khoai từ có tốt không
Mang thai ăn khoai từ có tốt không

2. Điều hòa huyết áp

Kali là một khoáng chất có tác dụng kiểm soát huyết áp, giúp điều hòa và ổn định huyết áp hiệu quả. Bà bầu ăn củ từ sẽ giúp làm giảm huyết áp, ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm do huyết áp tăng cao.

Mang thai ăn khoai từ có tốt không
Mang thai ăn khoai từ có tốt không
Kali là một khoáng chất có tác dụng kiểm soát huyết áp, giúp điều hòa và ổn định huyết áp hiệu quả.

3. Tăng cường đề kháng

Hàm lượng chất chống oxy hóa như beta caroten và vitamin C có tác dụng bảo vệ khỏi các bệnh cảm cúm thông thường. Bà bầu ăn khoai từ giúp ngăn ngừa stress oxy hóa và bệnh ung thư. Đồng thời, còn giúp mẹ tăng cường sức đề kháng bảo vệ thai nhi.

4. Hỗ trợ tiêu hóa

Do nội tiết tố thay đổi, mẹ bầu rất dễ mắc các bệnh về tiêu hóa, thường gặp nhất là táo bón. Củ từ có nhiều tinh bột dễ tiêu hóa và chất xơ, giúp cải thiện các rắc rối về tiêu hóa thường gặp trong thai kỳ. Bà bầu ăn củ từ có tác dụng ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

5. Ngăn ngừa thiếu máu

Thiếu máu là vấn đề phổ biến ở mẹ bầu, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Trong khoai từ có nhiều khoáng chất như: kali, đồng và sắt là dưỡng chất giúp tái tạo hồng cầu. Bà bầu ăn khoai từ là biện pháp điều trị thiếu máu an toàn.

6. Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh

Axit folic là dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với sức khỏe mẹ bầu. Cung cấp đủ dưỡng chất này sẽ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và ngăn ngừa được dị tật bẩm sinh. Trong củ từ có chứa rất nhiều axit folic, bà bầu ăn củ từ sẽ giúp mẹ cung cấp nguồn dưỡng chất này một cách tự nhiên và an toàn.

7. Tăng cường đề kháng

Hàm lượng vitamin A cao trong loại củ này giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ và bé. Theo khuyến cáo, bà bầu nên thêm củ từ vào chế độ dinh dưỡng thai kỳ của mình để cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Mang thai ăn khoai từ có tốt không
Mang thai ăn khoai từ có tốt không
Hàm lượng vitamin A cao trong loại củ này giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ và bé.

8. Ngăn ngừa sinh non

Thiếu sắt là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sinh non. Trong khoai từ rất giàu chất sắt, bà bầu ăn khoai từ có thể giảm nguy cơ sinh non. Đồng thời, dưỡng chất này còn giúp giảm tình trạng bé bị nhẹ cân khi chào đời.

9. Tốt cho xương và răng

Khoai từ rất giàu canxi, bà bầu ăn khoai từ thường xuyên giúp củng cố sức mạnh cho xương và răng. Không những vậy, thai nhi cũng sẽ có đủ lượng canxi cần thiết để xây dựng hệ thống xương và răng chắc khỏe khi chào đời.

Món ngon từ củ từ tốt cho bà bầu

Canh củ từ nấu sườn

Nguyên liệu

  • 300g sườn heo
  • 2 củ từ
  • Rau nêm: hành tím, hành lá, rau mùi
  • Gia vị: tiêu, muối, hạt nêm…

Cách làm

  • Bước 1: Sườn heo chặt khúc vừa ăn, rửa sạch, trần qua nước sôi rồi rửa lại bằng nước lần nữa. Củ từ gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn.
  • Bước 2: Đặt nồi lên bếp, vặn lửa vừa rồi cho hành khô vào phi, sau đó cho sườn vào xào, nêm chút nước mắm. Cho nước vào nồi đun sôi cùng sườn, nước sôi thì vặn lửa nhỏ.
  • Bước 3: Khi sườn đã chín, cho củ từ vào, thêm nước và gia vị tùy theo sở thích. Tắt bếp, cho tiêu, rau mù và hành lá.
Mang thai ăn khoai từ có tốt không
Mang thai ăn khoai từ có tốt không
Canh củ từ nấu sườn

Canh khoai từ nấu thịt bò bằm

Nguyên liệu

  • 400g củ từ
  • 100g thịt bò
  • Rau quế, củ hành
  • Gia vị: Đường, muối, hạt nêm, tiêu…

Cách làm

  • Bước 1: Khoai từ rửa sạch, lột vỏ, sau đó nạo nhuyễn. Thịt bò xay hoặc bằm nhỏ.
  • Bước 2: Phi thơm ít củ hành và tỏi băm rồi cho thịt bò vào xào, nêm gia vị cho vừa ăn, sau đó đổ nước vào.
  • Bước 3: Khi nước sôi, cho khoai từ vào, khuấy đều để khoai nở. Có thể thêm nước hoặc không tùy theo sở thích,
  • Bước 4: Nêm lại cho vừa ăn, tắt bếp, múc canh ra tô, thêm tiêu, rau quế và thưởng thức.

Một số lưu ý khi bà bầu ăn củ từ

Mẹ bầu có tiền sử sỏi thận

Các loại ra củ, đặc biệt là củ từ có hàm lượng nhỏ oxalate. Chất này có thể làm tổn thương đến thận, vì thế bà bầu có tiền sử bệnh sỏi thận khi ăn củ từ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Hệ tiêu hóa nhạy cảm

Nếu mẹ bầu có một hệ tiêu hóa nhạy cảm thì tuyệt đối không nên sử dụng loại củ này. Mẹ bầu có thể gặp phải một số triệu chứng như: buồn nôn, nôn, nhức đầu và tiêu chảy.

Không ăn khi còn sống

Theo khuyến cáo, bà bầu ăn củ từ không nên ăn sống vì có thể gây ngộ độc. Mẹ bầu có thể luộc hoặc nướng trước khi nấu để giảm bớt nhựa, hạn chế tính độc cho cơ thể.

Không nên ăn nhiều

Một điều quan trọng mẹ bầu cần lưu ý là không nên ăn khoai từ quá nhiều. Vì khi bà bầu ăn khoai từ quá nhiều có thể gây đầy hơi, đau bụng, khó tiêu, không tốt cho hệ tiêu hóa.

Ai không nên ăn khoai từ?

Những ai không được ăn khoai từ?.
Bệnh nhân tiểu đường không nên ăn quá nhiều. ... .
Không ăn cùng lẩu. ... .
Tránh các loại thuốc có tính kiềm như baking soda. ... .
Ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới và ung thư vú ở nữ giới. ... .
Người bị táo bón nên ăn ít..

Củ từ có tác dụng gì?

Củ từ có tác dụng gì đối với sức khỏe? Củ từ chứa rất nhiều các protein niêm dịch, ngoài ra còn chứa vitamin và các nguyên tố vi lượng. Tất cả các chất này có tác dụng ngăn cản sự tích tụ của cholesterol trong thành mạch máu, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, bệnh về huyết áp, nó còn giúp ổn định tinh thần.

Canh củ từ có tác dụng gì?

Canh củ từ: Có tác dụng giải nhiệt, trừ đàm, tiêu tích, giảm béo. Củ từ gọt vỏ nạo cho nhuyễn, đậu phụ cắt con chì, rán vàng đều bằng dầu mè. Nấm rơm thái nhỏ, phi thơm kiệu (hoặc hành tỏi) rồi cho đậu phụ, nấm rơm, tương muối xào, chế nước vào đun sôi cho củ từ vào nấu chín bắc xuống cho rau ngổ, mùi tàu (thái nhỏ).

Khoai từ có chất dinh dưỡng gì?

Khoai từ được đánh giá là giá trị dinh dưỡng tương đương với khoai tây. Thành phần của 100g khoai từ gồm 75g nước, 1.5g protid , 21.5g gluxit, 1.2g xenluloza, 28mg canxi , 30mg photpho , 0.2mg sắt và nhiều thành phần hóa học khác.