Truyền thông Văn hóa Đại học Văn hóa

Ngành Văn hóa học tại Trường Đại học Trà Vinh (mã ngành: 7229040) trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị, pháp luật, công nghệ thông tin; về lập kế hoạch, tổ chức, giám sát, quản lý và điều hành hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực Văn hóa học; đồng thời có khả năng áp dụng kiến thức cơ sở về văn hoá học lý luận và thực tiễn vào hoạt động chuyên môn. Ngành học còn chú trọng về đào tạo các kỹ năng mềm như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, phân tích, vận dụng tri thức đã học vào thực tiễn, kỹ năng về xử lý vấn đề và trách nhiệm xã hội.

Sinh viên ngành Văn hóa học sẽ được tiếp cận các kiến thức về văn hóa thế giới và văn hóa Việt Nam để giải quyết các vấn đề bảo tồn và phát triển văn hóa Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong bối cảnh hội nhập. Ngành Văn hóa học đồng thời cung cấp cho sinh viên những kiến thức về truyền thông, tổ chức, quản lý sự kiện văn hóa, quản lý văn hóa, quản lý di sản văn hóa, văn hóa du lịch, …

Cụ thể, với các kiến thức được cung cấp, nhằm giúp cho sinh viên đạt được các mục tiêu sau đây:

–  Thực hiện nghiên cứu độc lập, nhóm những vấn đề văn hóa học lý luận và ứng dụng.

–  Ứng dụng các kết quả nghiên cứu và thực tiễn vào công tác văn hoá, quản lý văn hoá, quản lý di sản văn hóa.

–  Xây dựng và quản lí một số hoạt động văn hóa, nghệ thuật và hoạt động du lịch.

–  Thực hiện các chương trình cụ thể cho các loại sự kiện.

–  Phát hiện vấn đề, phân tích, lý giải, đưa ra nhận định về những vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá – tôn giáo; văn hoá – dân tộc; văn hoá – truyền thông; văn hoá – du lịch.

Sinh viên ngành Văn hóa học thực hành tổ chức sự kiện

Sinh viên ngành Văn hóa học đi thực tế môn học ở tỉnh Đăk Lăk, năm 2020

2. Tổ hợp môn xét tuyển:

Tổ hợp môn: C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý); D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh)

3. Thời gian đào tạo:

Cử nhân ngành Văn hóa học:  3.5 năm (7 học kỳ) với tổng 120 tín chỉ.

4. Đối tượng tuyển sinh:

Theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy định của Trường Đại học Trà Vinh

5. Cơ hội học bổng:
– Theo chính sách học bổng chung của nhà trường
– Học bổng thủ khoa

6. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp ngành Văn hóa học, sinh viên có cơ hội làm việc ở các lĩnh vực sau:

–  Chuyên viên, cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan nghiên cứu và quản lý về dân tộc: từ Trung ương đến địa phương như: Ban dân tộc, Tuyên giáo, Tôn giáo, Dân vận, Mặt trận, phòng Văn hóa thể thao du lịch tại địa phương, xã, huyện, tỉnh, nhà văn hóa cộng đồng.

–  Cán bộ tại các địa phương chuyên về quản lý nhân sự, hành chính địa phương hay phòng văn hóa nghệ thuật tại xã, huyện, tỉnh, thành phố.

–  Chuyên viên nghiên cứu về văn hóa học và nhân học trong các Viện, Trung tâm nghiên cứu thuộc lĩnh vực văn hóa, dân tộc, tôn giáo; các Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng văn hóa như: Viện Khoa học xã hội, Viện Văn hóa nghệ thuật, Trung tâm dân tộc học, Bảo tàng dân tộc, Trung tâm nghiên cứu bảo tồn di sản Văn hóa…

–  Giảng viên giảng dạy về văn hóa học, truyền thông văn hóa trong các cơ sở giáo dục, đào tạo.

–  Làm ở các công ty, doanh nghiệp về du lịch: hướng dẫn viên, phiên dịch tại các khu du lịch, bảo tàng văn hóa; các công ty doanh nghiệp Việt Nam có thị trường tại Campuchia.

–  Phóng viên, biên tập viên tại các đài truyền hình, đài phát thanh, tham gia lên kịch bản, soạn thảo nội dung về văn hóa vùng miền hay các  chương trình về bảo tồn di sản văn hóa.

–  Làm nhân viên truyền thông, tổ chức sự kiện trong các cơ quan doanh nghiệp, các công ty truyền thông, tổ chức sự kiện.

7. Cơ hội sau đại học:

Sinh viên tốt nghiệp cử nhân Văn hóa học được đào tạo kiến thức và kĩ năng có thể nghiên cứu và làm việc độc lập; có khả năng học tập nâng cao các bậc đào tạo sau đại học (Thạc sĩ và Tiến sĩ) về Văn hóa học, Báo chí- truyền thông Quản lý văn hoá, Nhân học, Du lịch, Đông phương học, Lịch sử,…

Văn hóa học là ngành học chuyên nghiên cứu về các vấn đề văn hóa của xã hội. Ngành học này có những gì cần tìm hiểu? Hãy cùng mình đi một vòng quanh ngành này xem nhé.

Truyền thông Văn hóa Đại học Văn hóa
Truyền thông Văn hóa Đại học Văn hóa

Nội dung bài viết

  • Giới thiệu chung về ngành
  • Các trường đào tạo ngành Văn hóa học
  • Các khối thi ngành Văn hóa học
  • Chương trình đào tạo ngành Văn hóa học
  • Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
  • Mức lương ngành Văn hóa học

Giới thiệu chung về ngành

Ngành Văn hóa học là gì?

Văn hóa học (tiếng Anh là Cultutal Studies) là ngành học nghiên cứu toàn bộ những vấn đề liên quan tới văn hóa như văn học, nghệ thuật, điện ảnh, mỹ thuật, sân khấu… là những thứ xung quanh chúng ta.

Các chuyên ngành của Văn hóa học

Tùy vào mỗi trường sẽ có những chuyên ngành riêng của ngành Văn hóa học nhé. Ví dụ trong năm tuyển sinh 2022, trường Đại học Văn Hóa TPHCM tuyển sinh với 3 chuyên ngành:

  • Văn hóa Việt Nam
  • Công nghiệp văn hóa
  • Truyền thông văn hóa

Trong khi đó trường Đại học Văn hóa Hà Nội cũng tuyển sinh ngành Văn hóa học nhưng với 2 chuyên ngành:

  • Nghiên cứu văn hóa
  • Văn hóa truyền thông
  • Văn hóa đối ngoại

Các trường đào tạo ngành Văn hóa học

Có những trường nào đào tạo ngành Văn hóa học?

TrangEdu cung cấp danh sách các trường tuyển sinh và đào tạo ngành Văn hóa học cập nhật mới nhất hàng năm trước mùa tuyển sinh để các bạn có thể lựa chọn được một trường phù hợp nhất với bản thân.

Các trường tuyển sinh ngành Văn hóa học năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

Tên trườngĐiểm chuẩn 2022Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN22 – 27Đại học Văn hóa Hà Nội24.2 – 27Đại học Nội vụ Hà Nội20.25Đại học Sư phạm Đà Nẵng15.25Đại học Khánh Hòa15Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQGTPHCM24.9 – 26.5Đại học Văn hóa TPHCM21.5 – 25.5Đại học Văn Hiến20.75Đại học Tiền Giang18.5Đại học Tây Đô15Đại học Trà Vinh15

Điểm chuẩn ngành Văn hóa học năm 2022 của các trường đại học trên thấp nhất là 15 và cao nhất là 27 (thang điểm 30).

Các khối thi ngành Văn hóa học

Ngành Văn hóa học là một trong những ngành học hiếm hoi mà danh sách tổ hợp xét tuyển không có sự xuất hiện của các khối khoa học tự nhiên.

Các khối xét tuyển vào ngành Văn hóa học của các trường đại học phía trên bao gồm:

  • Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
  • Khối C14 (Toán, Văn, GDCD)
  • Khối C15 (Văn, Toán, KHXH)
  • Khối C19 (Văn, Sử, GDCD)
  • Khối C20 (Văn, Địa, GDCD)
  • Khối D01 (Toán, Văn, Anh)
  • Khối D04 (Văn, Toán, tiếng Trung)
  • Khối D09 (Toán, Sử, Anh)
  • Khối D14 (Văn, Sử, Anh)
  • Khối D15 (Văn, Địa, Anh)
  • Khối D66 (Văn, GDCD, Anh)
  • Khối D78 (Văn, KHXH, Anh)
  • Khối D83 (Văn, KHXH, tiếng Trung)
  • Khối D96 (Toán, KHXH, Anh)

Chương trình đào tạo ngành Văn hóa học

Để các bạn có thể nắm được việc mình sẽ học những gì với ngành Văn hóa học, mình mời các bạn tham khảo chương trình đào tạo ngành Văn hóa học của trường Đại học Văn hóa TPHCM nhé.

I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNGNhững nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Phần 1Pháp luật đại cươngTâm lý học đại cươngXã hội học đại cươngLịch sử văn minh thế giớiLịch sử tư tưởng phương Đông và Việt NamGiáo dục Quốc phòng – An ninhNhững nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Phần 2Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bảnCơ sở văn hóa Việt NamGiáo dục thể chất 1, 2, 3Tư tưởng Hồ Chí MinhAnh văn 1, 2Tiếng Việt thực hànhMỹ học đại cươngĐường lối cách mạng của Đảng Cộng sản VNII. KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ KHỐI NGÀNHVăn hóa học đại cươngNhập môn Nhân học văn hóaKinh tế học văn hóaVăn hóa dân gianVăn hóa đại chúngNghệ thuật học đại cươngKý hiệu học văn hóaGiao tiếp liên văn hóaĐịa văn hóaNgôn ngữ và văn hóaĐạo đức nghề nghiệpII. KHỐI KIẾN THỨC NGÀNHPhương pháp nghiên cứu khoa học về văn hóaDi sản văn hóaTín ngưỡng và tôn giáoMarketting văn hóaQuản lý nhà nước về văn hóaTổ chức phát triển cộng đồngVăn hóa đô thịVăn hóa kinh doanhIV. KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNHVăn hóa Việt Nam trong bối cảnh  Đông Nam ÁLịch sử văn hóa Việt NamĐiền dã Dân tộc họcThực tập giữa khóa, 1 thángVăn hóa các dân tộc thiểu số Việt NamPhong tục và lễ hội dân gian Việt NamCác loại hình nghệ thuật truyền thống Việt NamVăn hóa gia đìnhVăn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóaTổ chức sự kiệnVăn hóa ẩm thực + Văn hóa trang phụcNho giáo trong Văn hóa Việt NamVăn hóa quảng cáoVăn hóa giải tríVăn hóa du lịchGây quỹ và tài trợKỹ thuật soạn thảo văn bảnNghiệp vụ hướng dẫn du lịchCác học phần thay thế khóa luận tốt nghiệpVăn hóa Bắc BộVăn hóa Nam BộVăn hóa Trường Sơn-Tây NguyênVăn hóa biển-đảo Việt NamV. THỰC TẬP TỐT NGHIỆPThực tập tốt nghiệp (3 tháng)Khóa luận tốt nghiệp

Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Hiện ngành Văn hóa học có quá ít trường đào tạo mà chỉ tiêu của những ngành này cũng không quá nhiều, chính vì vậy mà không thể đáp ứng đủ nhu cầu về nguồn nhân lực. Do vậy mà việc làm ngành văn hóa học sẽ không có quá nhiều cạnh tranh.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Văn hóa học có thể bắt đầu thử sức với những công việc dưới đây:

  • Nghiên cứu viên tại các trung tâm nghiên cứu văn hóa, khoa học xã hội và nhân văn.
  • Giảng viên giảng dạy tại các trường đại học
  • Hướng dẫn viên du lịch hoặc quản lý văn hóa tại các công ty du lịch trong và ngoài nước.

Mức lương ngành Văn hóa học

Mức lương bình quân của nhân sự ngành Văn hóa học là từ 8 – 10 triệu đồng/tháng. Với những người có kinh nghiệm làm việc và công tác tại một số vị trí công việc đặc thù sẽ có mức lương cao hơn tương đối nhiều.

Trên đây là một số thông tin về ngành Văn hóa học. Hi vọng phần nào sẽ hữu ích trong việc các bạn đánh giá và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân.

Facebook

Twitter

Pinterest

WhatsApp

Giang Chu

Xin chào, mình là một cựu sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Trước đây công việc đầu tiên của mình có liên quan tới lĩnh vực giáo dục, mình cũng có tư vấn cho khá nhiều bạn học sinh để có những lựa chọn phù hợp nhất trước khi thi đại học. Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề gì đó thì đừng ngần ngại mà hãy chia sẻ để mình có thể tư vấn, hỗ trợ nhé.