Mac khắc phục triết học cổ điển đức

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Mac khắc phục triết học cổ điển đức

Bài viết này hiện đang gây tranh cãi về tính trung lập. Có thể có thảo luận liên quan tại trang thảo luận. Xin đừng xóa bảng thông báo này cho đến khi kết thúc hoặc đạt được đồng thuận trong vấn đề này. (tháng 1 năm 2015)

Mac khắc phục triết học cổ điển đức

Một số nguồn tham khảo trong bài này hay đoạn này có thể không đáp ứng được tiêu chuẩn về nguồn đáng tin cậy. Bạn có thể giúp cải thiện bài viết này bằng cách tìm kiếm các nguồn tham khảo tốt hơn, đáng tin cậy hơn. Các nguồn không đáng tin cậy có thể bị nghi vấn hoặc bị xóa. (tháng 1 năm 2015)

Triết học cổ điển Đức là một trong những trào lưu triết học quan trọng nhất của thời kỳ Khai sáng. Triết học cổ điển Đức cùng chủ nghĩa xã hội không tưởng của Pháp và học thuyết kinh tế chính trị tư sản của Anh trở thành những nền tảng của chủ nghĩa Marx-Lenin.

Hoàn cảnh lịch sử và sự ra đời[sửa | sửa mã nguồn]

Vào thế kỷ XVIII, cả châu Âu đang sôi sục trong những ngày của thời kỳ Khai sáng. Lúc này, giai cấp tư sản đang có những thắng thế nhất định trước giai cấp phong kiến. Ở Anh, cuộc cách mạng công nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ với tốc độ đáng kinh ngạc. Ở Pháp, cuộc Cách mạng tư sản năm 1789 nổ ra, báo hiệu hồi chuông khai tử của giai cấp phong kiến. Thế những, khác với hai ông lớn của châu Âu lúc đó, nước Đức vẫn còn duy trì chế độ phong kiến. Nước Đức của thế kỷ XVIII vẫn bị chia rẽ thành nhiều vương quốc khác nhau, tổng cộng là 360 chính quyền như thế. Rõ ràng nếu so sánh thì nước Đức lúc đó còn xa mới bắt kịp hai ông lớn kia. Friedrich Engels đã coi thời kỳ này là "thời kỳ nhục nhã về mặt chính trị và xã hội". Thậm chí, ông còn nói rằng:

Mọi thứ đều nát bét và lung lay, xem chừng sắp sụp đổ, thậm chí chẳng còn tới một tia hy vọng chuyển biến tốt lên. Vì dân tộc, thậm chí không còn đủ sức vứt bỏ cái thây ma rữa nát của một chế độ đã chết rồi

Nhưng, cũng theo Engels, đây là thời kỳ nở rộ nhiều nhân tài, những người luôn phê phán sự thối nát của chế độ phong kiến đương thời. Đó là một thời kỳ đầy tự hào trong lịch sử văn học, tư tưởng của Đức. Và như thế một trào lưu triết học đã ra đời, triết học cổ điển Đức[1].

Những điểm nổi bật[sửa | sửa mã nguồn]

Triết học Kant[sửa | sửa mã nguồn]

Mac khắc phục triết học cổ điển đức
Kant

Immanuel Kant (1724-1804) là một trong những triết học quan trọng nhất của triết học cổ điển Đức, của thời kỳ Khai sáng và của lịch sử thế giới. Ông là người đã có định nghĩa đầy đủ về vật tự thể, một trong những khái niệm triết học nổi tiếng nhất. Ông là một trong những người đi đầu về chủ nghĩa duy tâm, bản chất của triết học cổ điển Đức.

Triết học Hegel[sửa | sửa mã nguồn]

Mac khắc phục triết học cổ điển đức
Hegel

Georg Wilhelm Friedrich Hegel (1770-1831) cũng là một trong những nhà triết học lớn nhất của Đức. Ông là người đã phát triển phương pháp luận biện chứng, một trong những yếu tố quan trọng của chủ nghĩa Marx-Lenin sau này. Tuy nhiên, ông lại sử dụng thế giới quan duy tâm để giải quyết câu hỏi: Khởi thủy của vũ trụ là gì?.

Triết học Feuerbach[sửa | sửa mã nguồn]

Mac khắc phục triết học cổ điển đức
Feuerbach

Ludwig Andreas Feuerbach (1804-1872) là nhà triết học lớn cuối cùng của triết học cổ điển Đức. Ông đã vượt qua cái bóng của những người đàn anh, những khổng lồ của triết học Đức như Kant và Hegel để đến với thế giới quan duy vật, một trong các yếu tố quan trong nhất của chủ nghĩa Marx-Lenin sau này. Tuy nhiên, ông lại cho rằng lịch sử loài người không hề phát triển mà chỉ là bức tranh đầy màu sắc được tạo ra bởi sự khác nhau về tôn giáo. Rõ rằng trong quan điểm này, Feuerbach đã nhìn nhận bằng phương pháp luận siêu hình.

Thành tựu và hạn chế[sửa | sửa mã nguồn]

Thành tựu[sửa | sửa mã nguồn]

Điều quan trọng nhất mà triết học cổ điển Đức làm được đó là tạo nên những yếu tố của chủ nghĩa Marx-Lenin. Rõ ràng nhất đó là phương pháp luận biện chứng của Hegel và thế giới quan duy vật của Feuerbach.

Triết học cổ điển Đức đã mang lại cái nhìn mới về thực tiễn xã hội và lịch sử nhân loại. Các nhà triết học thuộc trào lưu này đã đánh giá rằng con người là nền tảng, xuất phát điểm của một vấn đề triết học. Đây là sự kế tục lớn tư tưởng triết học cổ đại và triết học Phục hưng. Nếu như Kant coi con người vừa là chủ thể, vừa là kết quả của hoạt động, khăng định hoạt động thực tiễn cao hơn lý luận thì Hegel coi bản thân lịch sử loài người là lịch sử về phương thức tồn tại của con người, coi con người là những cá thể có thể làm chủ vận mệnh của mình. Thêm vào đó, các nhà triết học cổ điển Đức đã đề cao sức mạnh trí tuệ và khả năng hoạt động của con người. Họ cho rằng con người có thể cải tạo thế giới. Họ cũng cho rằng con người là chủ thể của và kết quả của toàn bộ nền văn minh.

Tuy từ lập trường duy tâm là chủ yếu, các nhà triết học cổ điển Đức đã xây dựng nên hệ thống triết học độc đáo, đậm chất phương pháp luận biện chứng. Ngay như ở trên, ta cũng thấy hầu hết các nhà triết học này đều sử dụng lập trường biện chứng. Đồng thời, họ cũng là những người đặt những viên gạch đầu tiên cho nền triết học vạn năng, coi triết học là khoa học của các môn khoa học[1].

Hạn chế[sửa | sửa mã nguồn]

Hạn chế lớn nhất của các nhà triết học cổ điển Đức đó là họ đã không giải quyết mâu thuẫn giữa sự tiến bộ về tư tưởng triết học và sự bảo thủ về lập trường chính trị. Không giống như các nhà triết học Pháp cùng thời, các nhà triết học Đức này không dám đấu tranh mạnh mẽ, không có những cuộc cải cách quan trọng. Tuy có tư tưởng lật đổ Nhà nước đương thời và giáo hội, nhưng họ lại không công khai.

Thêm vào đó, các nhà triết học cổ điển Đức, hầu hết trong số họ, đều theo chủ nghĩa duy tâm. Họ cho rằng không thể giải thích thế giới nếu không có điều đó. Bản chất của vật tự thể, khái niệm triết học của Kant, là một sự duy tâm. Trong khi đó, Hegel giải thích buổi sơ khai của vũ trụ là cái gì đó rất thần bí. Đây là vỏ bọc vững chắc cho nền triết học Đức thời kỳ này

Một hạn chế nữa của triết học Đức thời kỳ này, đó là xây dựng một nền triết học trừu tượng. Tư tưởng của họ không đi vào thực tiễn, họ chỉ đấu tranh về mặt tư tưởng chứ không hề đả động trực tiếp tời các thế lực nắm quyền tại Đức lúc đó. Vì tất cả những điều trên, các nhà triết học này đã làm cho nước Đức có những bước đi ì ạch để phát triển.

Ngoài ra, còn có thể kể thêm như việc họ lại dễ dàng thỏa hiệp với giai cấp tư sản; vào cuối thời kỳ triết học này, Feuerbach lại phủ lên đó một lập trường siêu hình[1].

Tính chất[sửa | sửa mã nguồn]

Triết học cổ điển Đức là một trào lưu triết học chịu rất nhiều ảnh hưởng từ các nhà Khai sáng của Pháp. Các nhà triết học Đức lúc này đã tiếp thu tư tưởng giải phóng, tư tưởng cách mạng từ các nhà duy vật của Pháp. Karl Marx đã gọi triết học của Kant là triết học Đức của cách mạng Pháp. Thêm vào đó, họ cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ các nhà biện chứng. Chính vì vậy, tuy còn nhiều hạn chế, những các nhà triết học Đức của thời kỳ Khai sáng đã có những đóng góp không nhỏ cho lịch sử tư tưởng thế giới[1].

Các nhà triết học nổi bật[sửa | sửa mã nguồn]

  • Immanuel Kant (1724-1804)
  • Moses Mendelssohn (1729-1786)
  • Gotthold Ephraim Lessing (1729-1791)
  • Johann Georg Hamann (1730-1788)
  • Johann Gottfried von Herder (1744-1803)
  • Friedrich Wilhelm Joseph Schelling (1775-1854)
  • Georg Wilhelm Friedrich Hegel (1770-1831)

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d Nguyễn Quốc Võ (???)