Lý nam đế tên thật là gì

Lý Nam Đế là người lãnh đạo nhân dân đánh đuổi quân Lương thành công, lên ngôi hoàng đế, lập nên nước Vạn Xuân

Lý Nam Đế tên thật là Lý Bí, sinh năm 503, mất năm 548. Ông là người làng Thái Bình, phủ Long Hưng. Theo một số sử gia, địa danh này nằm giữa Thạch Thất và thị xã Sơn Tây (Hà Nội) ngày nay.

Lý Bí đã từng làm quan cho bộ máy đô hộ nhà Lương. Tuy nhiên, hàng ngày tiếp xúc với chính sách cai trị tàn bạo của bộ máy đô hộ nhà Lương đối với người dân, khiến khắp nơi oán thán, vốn là người yêu cái ngay, ghét điều gian, Lý Bí không chịu khom lưng, quỳ gối, làm ngơ trước sự tàn ác ấy của giặc để hưởng vinh hoa, phú quý riêng mình, ông bèn bỏ quan về quê chiêu binh mãi mã hòng chống lại chính quyền đô hộ.

Lý nam đế tên thật là gì

Lý Nam Đế trên trang bìa tuyển tập “Những vị vua hiền” do NXB Kim Đồng ấn hành

Tên tuổi Lý Bí chẳng mấy chốc vang dội khắp non sông, anh hùng hào kiệt theo về ngày càng đông, trong số đó có cả cha con Triệu Quang Phục (người sau này trở thành Triệu Việt Vương). Thanh thế của nghĩa quân Lý Bí vì vậy mỗi ngày một lớn mạnh.

Năm 541, Lý Bí chính thức phát lệnh đánh đuổi quân Lương. Quan phương Bắc đô hộ nước ta bấy giờ là Tiêu Tư đánh trận nào thua trận đó, liệu sức đánh không nổi, bèn bỏ chạy về Quảng Châu. Từ đó, Lý Bí làm chủ toàn bộ vùng đất phía Bắc nước ta, dọn vào thành Long Biên ở.

Vẫn còn làm chủ vùng đất phía Nam nước ta, vua nhà Lương bèn liệu kế xua thêm quân tiếp ứng, hai mặt đánh vào vùng đất mà Lý Bí đang làm chủ. Tuy nhiên, liệu việc như thần, Lý Bí đã đoán định được chủ ý của nhà Lương, bèn chủ động giải phóng vùng đất phía Nam trước khi nhà Lương kịp đem quân tiến đánh. Lực lượng nhà Lương ở phía Nam nước ta nhanh chóng bị Lý Bí dẹp tan. Lý Bí làm chủ toàn bộ vùng đất của người Việt từ đó.

Chưa nguôi ngoai với việc để vuột mất mảnh đất của người Việt, vua Lương bèn sai Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng sang đánh Lý Bí. Hai tướng giặc này liệ sức không đánh lại với Lý Bí, nên chùng chình chưa dám đánh. Sau, vì bị thúc ép quá, nên Quýnh, Hùng đành phải tiến quân. Quả nhiên, chưa kịp tiến vào đất Việt, quân của nhà Lương đã bị Lý Bí đánh phủ đầu ngay trên đất Hợp Phố (nay thuộc Quảng Châu – Trung Quốc). Quân nhà Lương bại trận thê thảm, bị giết quá nửa, hoảng sợ rút chạy tán loạn. Lý Bí làm chủ thêm cả phần đất Hợp Phố.

Sau khi bình định tiếp vùng đất phía Nam, đầu năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân. Nước ta có tên là Vạn Xuân từ ngày ấy.

Sau này, nhà Lương tiếp tục cho quân sang đánh Vạn Xuân. Lý Nam Đế bị thua, phải giao toàn quyền cho Triệu Quang Phục điều hành việc đánh giặc cứu nước, rút chạy và ốm chết ở nơi trú tránh quân Lương.

Tuy chỉ ở ngôi được 5 năm, nhưng Lý Nam Đế đã để lại trên dòng sử Việt Nam một trang chói lọi. Cảm ơn đức lớn của ông, nhân dân đặt đền thờ ông ở nhiều nơi, hậu thế lại dùng tên ông để đặt cho nhiều đường phố ở các đô thị lớn. Ở Hà Nội, tên ông được dùng để đặt cho con phố nối giữa đường Phan Đình Phùng và đường Trần Phú.

Lý Nam Đế là vị hoàng đế sáng lập nhà Tiền Lý và khai sinh nhà nước Vạn Xuân trong lịch sử Việt Nam, ông tên thật là Lý Bí (còn gọi là Lý Bôn), quê ở Thái Bình (mạn bắc Sơn tây). Tổ tiên của ông là người Trung Quốc, vào cuối thời Tây Hán thì tránh sang ở Việt Nam (lúc đó đang là thuộc địa của Trung Quốc) để trốn nạn binh đao. Qua 7 đời, đến đời Lý Bí thì dòng họ Lý đã ở Việt Nam được hơn 5 thế kỷ.

Từ nhỏ, Lý Bí đã tỏ ra là một cậu bé thông minh, sớm hiểu biết. Khi Lý Bí 5 tuổi thì cha mất, 7 tuổi thì mẹ qua đời. Ông đến ở với chú ruột. Một hôm, có một vị Pháp tổ thiền sư đi ngang qua, trông thấy Lý Bí khôi ngô, tuấn tú liền xin đem về chùa nuôi dạy. Sau hơn 10 năm rèn sách chuyên cần, Lý Bí trở thành người học rộng, hiểu sâu. Nhờ có tài văn võ kiêm toàn, ông được tôn lên làm thủ lĩnh địa phương. Có thời gian ông được cử giữ chức chỉ huy quân đội ở Đức Châu (nam Nghệ An - Hà Tĩnh). Một thời gian ngắn sau, vì căm ghét bọn đô hộ, ông đã từ quan về quê, ngấm ngầm liên lạc với các hào kiệt trong vùng để chuẩn bị nổi dậy.

Sau khi chiến thắng quân Lương và đánh tan quân Lâm Ấp, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức.

Lý Nam Đế chính là vị vua đầu tiên sáng lập ra nhà Tiền Lý và khai sinh nên nhà nước Vạn Xuân trong lịch sử Việt Nam. Ông còn được gọi là Lý Bí hay Lý Bôn. Ông sinh ngày 12 tháng 9 năm Quý Mùi ( tức ngày 17 tháng 10 năm 503 sau Công Nguyên ). Theo sử sách ghi lại thì Lý Bí là người có tài văn võ song toàn. Từ nhỏ, đã tỏ ra là một cậu bé thông minh, tư chất khác người. Ông được một vị Pháp tổ thiền sư nhận nuôi và cho học. Nhờ có văn võ song toàn, Lý Bí sớm được tôn lên làm thủ lĩnh một vùng. Có thời ông từng làm quan cho nhà Lương, nhưng rất bất bình với bọn quan lại đô hộ tàn ác bóc lột và đàn áp dân chúng, ông đã bỏ quan về quê chiêu binh, liên kết với nhiều hào kiệt, Tù trưởng giỏi khác khởi nghĩa chống lại quan, quân đô hộ nhà Lương tại Giao Châu.

Lý nam đế tên thật là gì
Tranh vẽ chân dung vua Lý Nam Đế (503-548).

Cuối năm 541, Lý Bí chính thức khởi binh chống nhà Lương. Được nhiều người hưởng ứng, lực lượng của Lý Bí lớn mạnh. Tù trưởng ở Chu Diên (Hải Dương) là Triệu Túc cùng con là Triệu Quang Phục đã đem quân nhập với đạo quân của ông. Tinh Thiều, một người giỏi từng đến kinh đô nhà Lương xin được chọn làm quan, nhưng chỉ cho chức "gác cổng thành", nên bỏ về Giao Châu theo Lý Bí. Ngoài ra trong lực lượng của Lý Bí còn có các võ tướng là Phạm Tu, Trịnh Đô, Lý Công Tuấn. Theo sách Lương thư của Trung Quốc, Tiêu Tư - Tướng nhà Lương khí đó, liệu thế không chống nổi quân Lý Bí, phải sai người mang của cải đến đút lót để được tha chạy thoát về Quảng châu. Quân của Lý Bí đánh chiếm lấy thành Long Biên.

Tháng 4 năm 542, Lương Vũ Đế sai Thứ sử Việt châu là Trần Hầu, Thứ sử La châu là Ninh Cự, Thứ sử An châu là Úy Trí, Thứ sử Ái châu là Nguyễn Hán cũng hợp binh đánh Lý Bí. Lý Bí đã chủ động ra quân đánh trước, phá tan lực lượng quân Lương ở phía nam, làm chủ toàn bộ Giao châu. Cuối năm 542, Lương Vũ Đế sai Thứ sử Giao châu là Tôn Quýnh, thứ sử Tân châu là Lư Tử Hùng sang đàn áp. Được tin quân Lương lại tiến sang, Lý Bí chủ động mang quân ra bán đảo Hợp Phố đón đánh. Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng bị quân Lý Bí đánh bại, 10 phần chết đến 6, 7 phần.

Chiến thắng này giúp Lý Bí kiểm soát toàn bộ Giao châu, tức là miền Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam, cộng thêm quận Hợp Phố thuộc Quảng Đông, Trung Quốc hiện nay.

Tháng 5 năm 543, vua Lâm Ấp mang quân xâm chiếm quận Nhật Nam và đánh lên quận Cửu Đức. Lý Nam Đế sai Phạm Tu cầm quân vào Nam đánh giặc. Phạm Tu đánh tan quân Lâm Ấp ở Cửu Đức khiến vua Lâm Ấp phải bỏ chạy.

Tháng giêng năm 544, Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, lên ngôi, đặt niên hiệu là Thiên Đức, lập trăm quan, đặt tên nước là Vạn Xuân. Đóng đô ở Ô Diên (nay là xã Hạ Mỗ, Đan Phượng, Hà Nội). Dựng điện Vạn Thọ làm nơi triều hội. Thành lập triều đình với hai ban văn, võ. Lấy Triệu Túc làm thái phó, Tinh Thiều đứng đầu ban văn, Phạm Tu đứng đầu ban võ.

Tháng 6 năm 545, nhà Lương sai Dương Phiêu làm Thứ sử Giao Châu, Trần Bá Tiên làm Tư mã, Thứ sử Định Châu là Tiêu Bột hội với Phiêu ở Giang Tây cùng đem quân xâm lấn nước Vạn Xuân.

Khi quân của Trần Bá Tiên đến Giao Châu; Lý Nam Đế đem 3 vạn quân ra đánh, bị thua ở Chu Diên và ở cửa sông Tô Lịch, tướng Tinh Thiều tử trận. Ông chạy về thành Gia Ninh (xã Gia Ninh nay thuộc xã Thanh Đình, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).

Tháng giêng năm 546, Trần Bá Tiên chiếm thành Gia Ninh, tướng Phạm Tu tử trận. Lý Nam Đế chạy vào đất người Lạo ở Tân Xương. Sau một thời gian tập hợp và củng cố lực lượng, ông đem 2 vạn quân từ đất Lạo sang đóng ở hồ Điển Triệt (xã Tứ Yên, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc). Quân Lương dừng lại ở cửa hồ không dám tiến đánh ngay. Đến đêm, mưa lũ, nước sông lên mạnh, tràn ngập vào hồ. Trần Bá Tiên nhân đó đem quân theo dòng nước tiến vào. Quân Vạn Xuân không phòng bị, vì thế tan vỡ.

Lý Nam Đế phải lui về động Khuất Lão xã Văn Lương, huyện Tam Nông (ngày nay), giao binh quyền cho Triệu Quang Phục là con Thái phó Triệu Túc tiếp tục chống lại Trần Bá Tiên.

Ngày 20 tháng 3 (tức ngày 13-4 dương lịch), năm 548, Lý Nam Đế qua đời. Ông ở ngôi được 5 năm (544-548), thọ 46 tuổi. Thi hài của ông được an táng ngay trong động Khuất Lão. Trải qua hàng ngàn năm Lăng mộ của Vua Lý Nam Đế được nhân dân trong vùng chăm sóc thờ tự.

Lý nam đế tên thật là gì
Đình thờ vua Lý Nam Đế ở xã Đạo Đức huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc.

Theo sách "Việt Nam văn minh sử cương" của Lê Văn Siêu dẫn một số nguồn tài liệu cổ, Lý Nam Đế ở lâu ngày trong động, bị nhiễm lam chướng nên mù cả hai mắt, sau ốm chết. Vì vậy đời sau đến ngày giỗ, khi cúng, thường phải xướng rõ tên các đồ lễ để Vua nghe thấy.

Vương triều Tiền Lý tồn tại trong thời gian khoảng 60 năm (544-602), với 4 đời vua: Lý Nam Đế (544-548), Lý Đào Lang Vương (549-555), Triệu Việt Vương (549-570) và Hậu Lý Nam Đế (571-602).

Các nhà sử học khẳng định trong thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, kéo dài hơn 1.000 năm; cuộc khởi nghĩa Lý Bí nói riêng và Vương triều Tiền Lý nói chung giữ một vị trí rất quan trọng, bởi cuộc khởi nghĩa Lý Bí đã thu được thắng lợi vang dội nhất và giành được quyền độc lập, tự chủ lâu dài nhất. Trong lịch sử nước nhà, Lý Nam Đế là người đầu tiên xưng hiệu Đế và cũng là người đầu tiên đặt niên hiệu "Thiên Đức". Lý Nam Đế cũng là người đầu tiên nhận ra vị trí trung tâm đất nước của vùng đất Hà Nội xưa...

Lý nam đế tên thật là gì
Chiếc giếng cổ trong Khu di tích thờ vua Lý Nam Đế ở huyện Bình Xuyên- Vĩnh Phúc.

Di tích thờ Lý Nam Đế hiện nằm rải rác trên địa bàn các tỉnh: Thái Bình, Thái Nguyên, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ…nhưng chỉ duy nhất ở Phú Thọ có đền thờ tại nơi Ngài mất và Lăng mộ của nhà Vua.

Nhân kỷ niệm 1.470 năm (542 - 2012) ngày cuộc khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam phối hợp UBND tỉnhThái Nguyên đã tổ chức Hội thảo khoa học "Một số vấn đề về Vương triều Tiền Lý và quê hương của vua Lý Nam Đế". Hội thảo đưa ra kết luận vua Lý Nam Đế có quê gốc ở thôn Cổ Pháp, xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (chứ không phải Sơn Tây - Hà Nội như trước đây từng hiểu).

Lý Phật Tử lên làm vua được bao nhiêu năm?

Về phần Lý Phật Tử, sau khi ở ngôi 32 năm, đến năm 602 khi giặc phương Bắc tràn xuống xâm chiếm đã sợ hãi xin hàng và bị đưa về phương Bắc, chết ở đó. Người dân làm đền thờ ông đối diện với đền thờ Triệu Việt Vương ở cửa biển Đại Nha.

Lý Nam Đế là người ở đâu?

còn lưu giữ tại các xã: Giang Xá, Lưu Xá, huyện Hoài Đức, Hà Nội, để đi tới nhận định: Vua Lý Nam Đế có quê gốc là thôn Cổ Pháp, xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ngày nay”.

Lý Nam Đế bao nhiêu tuổi?

Qua đời. Năm 548, ngày 20 (ngày Tân Hợi) tháng 3 (tức ngày 13 tháng 4 dương lịch), Lý Nam Đế ở động Khuất Lão lâu ngày bị nhiễm lam chướng, ốm qua đời. Ông ở ngôi được năm năm (543–548), thọ 46 tuổi.

Đầu năm 544 Lý Nam Đế lập ra nhà nước Vạn Xuân đóng đô ở đâu?

Đường Lý Nam Đế Năm 544, ông lên ngôi vua, xưng là Nam Việt đế, đặt niên hiệu là Thiên Đức, quốc hiệu là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên.