Ly hôn chia tài sản nộp án phí bao nhiêu năm 2024

Ly hôn có tranh chấp về tài sản không phải là chuyện lạ lẫm với nhiều người, nhưng vấn đề về án phí khi ly hôn vẫn luôn là điều cần lưu tâm, đặc biệt là các trường hợp có tranh chấp, phân chia tài sản. Vậy, Án phí tranh chấp tài sản khi ly hôn là bao nhiêu? Cách tính án phí như thế nào và ai là người nộp,…nên làm thế nào để được giảm tối đa án phí khi ly hôn? Đây là thắc mắc của rất nhiều khách hàng khi đến với Luật Nhật Thư.

Trong bài viết này, Luật Nhật Thư sẽ giải đáp cho các quý bạn đọc về mọi câu hỏi xoay quanh chủ đề này. Để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí về các vụ việc cụ thể vui lòng liên hệ tới hotline: Luật Nhật Thư 0842.894.888 (zalo/viber/line/messenger)

Theo quy định tại Khoản 2, khoản 4 Điều 143 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về án phí, lệ phí thì:

“Án phí bao gồm án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm.”

Theo quy định Nghị quyết số 326/2016UBTVQH thì:

  • Án phí dân sự gồm có các loại án phí giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động;

Như vậy:

  • Án phí dân sự là số tiền đương sự phải nộp vào ngân sách Nhà nước khi vụ án dân sự được Toà án thụ lý giải quyết;
  • Án phí khởi kiện phân chia tài sản chung là khoản tiền phải nộp của vợ chồng khi khởi kiện yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung;

Vui lòng xem thêm bài viết: Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn

Ai phải chịu án phí tranh chấp tài sản khi ly hôn?

Câu hỏi:

Chào luật sư, chồng tôi đang nộp đơn yêu cầu ly hôn với tôi và yêu cầu chia cả tài sản. Việc ly hôn với tôi không quan trọng lắm, nhưng tôi không muốn chia tài sản vì muốn để lại hết cho con, nhưng chồng tôi nhất quyết không chịu. Vậy luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp Toà án vẫn giải quyết thì phần án phí chia tài sản ai sẽ phải chịu và chịu mức thế nào? Cám ơn Luật sư nhiều.

Trả lời:

Trong vụ án hôn nhân và gia đình thì người khởi kiện ngoài việc nộp tiền tạm ứng án phí hôn nhân không có giá ngạch thì người khởi kiện còn có thể nộp tiền tạm ứng án phí chia tài sản chung hoặc nghĩa vụ chung của vợ chồng nếu người khởi kiện yêu cầu. Như vậy, tức là chồng em có yêu cầu phân chia tài sản chung, Toà án sẽ định giá giá trị của tài sản chung đó và chồng em cần nộp tạm ứng án phí theo quy định xác định theo giá trị tài sản.

Bên cạnh đó, điểm b, khoản 5, Điều 27 Nghị quyết 326 quy định “các đương sự trong vụ án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự không có giá ngạch, còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia”.

Như vậy, sau khi Toà án giải quyết xong, em sẽ có trách nhiệm chịu án phí tương ứng với phần giá trị tài sản mà em được chia.

Mức án phí chia tài sản khi ly hôn được quy định tại bài viết này, em vui lòng theo dõi mục dưới đây hoặc xem chi tiết tại bài viết: Lệ phí nộp đơn ly hôn là bao nhiêu

Vui lòng xem thêm bài viết: Mẫu đơn chia tài sản khi ly hôn

Quy định về án phí tranh chấp tài sản khi ly hôn

Án phí ly hôn sơ thẩm khi có tranh chấp tài sản

Trong Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về “mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án” khá rõ ràng. Để xác định mức án phí phải nộp khi khởi kiện tại Tòa án sẽ cần xác định Giá trị của yêu cầu khởi kiện là bao nhiêu, sau đó sẽ đối chiếu giá trị tranh chấp với bảng tính án phí. Cuối cùng là phân chia phần án phí phải nộp cho hai vợ chồng.

Ly hôn chia tài sản nộp án phí bao nhiêu năm 2024
Án phí ly hôn sơ thẩm khi có tranh chấp tài sản

Án phí tranh chấp tài sản khi ly hôn được tính như sau:

  • Từ 6.000.000 đồng trở xuống: 300.000 đồng
  • Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng: 5% giá trị tài sản có tranh chấp
  • Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng: 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
  • Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng: 36.000.000 đồng + 3% của phần trị giá tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng
  • Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng: 72.000.000 đồng + 2% của phần trị giá tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000 đồng
  • Từ trên 4.000.000.000 đồng: 112.000.000 đồng + 0.1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.

Vui lòng xem thêm bài viết: Giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn

Án phí ly hôn phúc thẩm khi có tranh chấp tài sản

Án phí phúc thẩm là mức phí phải đóng khi kháng cáo bản án sơ thẩm để giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. Mức án phí phúc thẩm hiện nay được quy định tại Điều 6 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành về mức án phí, lệ phí Tòa án là 300.000 đồng.

Việc xác định đương sự nộp án phí sẽ phụ thuộc vào bản án phúc thẩm được quy định như sau tại Điều 143 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

“1. Đương sự kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm, nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí phúc thẩm.

2. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm; Tòa án cấp phúc thẩm phải xác định lại nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm theo quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.

3. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm; nghĩa vụ chịu án phí được xác định lại khi giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm”

Ly hôn chia tài sản nộp án phí bao nhiêu năm 2024
Án phí ly hôn phúc thẩm khi có tranh chấp tài sản

Ngoài ra nếu như người kháng cáo rút kháng cáo trước phiên phúc thẩm diễn ra thì phải chịu 50% số tiền án phí phúc thẩm, nếu rút kháng cáo tại phiên phúc thẩm thì phải chịu toàn bộ số tiền án phí. Nếu trong phiên phúc thẩm các đương sự có thỏa thuận khác với nhau mà không cần sự xét xử của Tòa thì người kháng cáo vẫn phải chịu 100% án phí phúc thẩm

Vui lòng xem thêm bài viết: Tài sản nào không phải chia khi ly hôn

Cách xác định án phí tranh chấp tài sản khi ly hôn thế nào?

Xác định giá trị tài sản được hưởng để tính án phí tranh chấp tài sản khi ly hôn

Khoản 2 Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

Trường hợp các đương sự không tự xác định được phần tài sản của mình trong khối tài sản chung và có yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung đó thì mỗi đương sự phải chịu án phí sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được hưởng

Ví dụ cụ thể cho trường hợp này: Ông H và bà L ly hôn, vụ án yêu cầu chia tài sản chung. Theo đó, Ông H, bà L thống nhất tài sản chung của hai vợ chồng là 2 tỷ, chia đôi ông H lấy nhà, và trả tiền mặt cho bà L 1 tỉ. Như vậy giá trị tài sản mỗi người được hưởng là 1 tỷ.

Theo đó, án phí các bên chịu sẽ bằng nhau vì giá trị tài sản chia đôi tương ứng. Mức án phí như sau:

Án phí Ông H = Án phí bà L = 36 triệu đồng + 3% x 200 triệu = 42 triệu đồng

Vui lòng xem thêm bài viết: Ngoại tình có được chia tài sản không

Xác định giá trị tranh chấp để tính án phí theo giá trị phần tài sản được chia

Căn cứ điểm b khoản 5 Điều 27 nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định: “Các đương sự trong vụ án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 của Nghị quyết này, còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia”.

Và điểm b Khoản 7 nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về trường hợp đương sự đề nghị chia tài sản chung, chia di sản thừa kế mà cần xem xét việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản với bên thứ ba từ tài sản chung, di sản thừa kế đó thì:

“Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần tài sản họ được chia sau khi trừ đi giá trị tài sản thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba; các đương sự phải chịu một phần án phí ngang nhau đối với phần tài sản thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba theo quyết định của Tòa án.

Người thứ ba là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập hoặc có yêu cầu nhưng yêu cầu đó được Tòa án chấp nhận thì không phải chịu án phí đối với phần tài sản được nhận.

Người thứ ba có yêu cầu độc lập nhưng yêu cầu đó không được Tòa án chấp nhận phải chịu án phí dân sự có giá ngạch đối với phần yêu cầu không được chấp nhận”

Ly hôn chia tài sản nộp án phí bao nhiêu năm 2024
Cách xác định án phí tranh chấp tài sản khi ly hôn

Khi có tranh chấp về việc chia tài sản, nếu vợ chồng có nợ chung liên quan tới tài sản chung thì việc tính án phí sẽ được tính như sau:

Ví dụ khối tài sản chung là 1 tỷ, nợ chung là 400 triệu, vậy chia đôi tài sản chung thì mỗi người được lấy 500 triệu

Từ mức 500 triệu có thể xác định mức án phí nằm ở khung thứ 3: “Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng: 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng” . Vậy mức án phí mỗi người phải trả là 20 triệu + 4% x 100 triệu = 24 triệu

Vui lòng xem thêm bài viết: Quy định về chia tài sản chung của vợ chồng

Xác định giá trị tranh chấp để tính án phí theo giá trị tài sản chung, nghĩa vụ chung yêu cầu phân chia

Căn cứ điểm e khoản 5 Điều 27 nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định: “Trường hợp các đương sự có tranh chấp về việc chia tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng, Tòa án tiến hành hòa giải, các đương sự thống nhất thỏa thuận được về việc phân chia một số tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung, còn một số tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung không thỏa thuận được thì các đương sự vẫn phải chịu án phí đối với việc chia toàn bộ tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng”

Khi có tranh chấp về việc chia tài sản, nếu vợ chồng có nợ chung liên quan tới tài sản chung thì việc tính án phí sẽ được tính như sau:

Ví dụ khối tài sản chung là 1 tỷ, nợ chung là 400 triệu đương sự không thể thỏa thuận, vậy tổng số tài sản tranh chấp là 1 tỷ 400 triệu

Mỗi người sẽ phải chịu mức án phí của 700 triệu (Mức thứ 3). Xác định mức án phí mỗi đương sự phải đóng là: 20 triệu + 4% x 300 triệu = 32 triệu

Dịch vụ Luật sư luật sư ly hôn tranh chấp tài sản

Luật Nhật Thư là đơn vị pháp lý giàu năng lực và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng giải quyết các vụ việc ly hôn có tranh chấp tài sản phức tạp. Đặc biệt sẽ luôn hỗ trợ khách hàng các phương án giải quyết có thể giảm thiểu tối đa án phí tranh chấp tài sản khi ly hôn. Các công việc Luật Nhật Thư hỗ trợ khách hàng bao gồm nhưng không giới hạn ở:

  • Tiếp cận thông tin vụ việc, tư vấn sơ bộ cho khách hàng
  • Hướng dẫn khách hàng về phương án xử lý, chuẩn bị hồ sơ tài liệu cần thiết
  • Hướng dẫn khách hàng cách củng cố lại các căn cứ pháp lý nhằm bảo vệ tối đa quyền tài sản cho bản thân
  • Tham gia thảo luận, bàn bạc, thoả thuận cùng khách hàng và vợ/chồng để có thể đi đến phương án thống nhất phù hợp nhất.
  • Tham gia tố tụng tại Toà án để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho khách hàng
  • Tham gia làm việc với các cơ quan nhà nước/tổ chức xã hội khác để thu thập các hồ sơ, giấy tờ, căn cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ việc
  • Các công việc khác theo yêu cầu và đảm bảo cho quá trình giải quyết vụ việc

Về chúng tôi

Trên đây là một vài khía cạnh Luật Nhật Thư đem tới bạn đọc về các thắc mắc liên quan tới chủ đề Án phí tranh chấp tài sản khi ly hôn, hy vọng thông qua bài viết này quý bạn đọc có thể thu thập thêm cho mình những thông tin hữu ích. Nếu có nhu cầu tư vấn hoặc hỗ trợ cụ thể hơn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline Luật Nhật Thư 0842.894.888 (zalo/viber/line/messenger) hoặc qua thông tin dưới đây

Công ty Luật Nhật Thư

🏛 Trụ sở chính: Số 4, Tổ 32, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

📍Văn phòng giao dịch: Biệt thự lotus 50, Tòa nhà EuroWinDow River Park, đường Trường Sa, Đông Hội, Đông Anh Hà Nội.

✅ Giấy Đăng ký hoạt động số 01022087/TP/ĐKHĐ do Sở Tư Pháp UBND TP. Hà Nội cấp theo Thông báo số 3174/TB-STP.