Lương kế toán bệnh viện bao nhiêu

Khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC ngày 19/1/2012 của liên Bộ Y tế, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 56/2011/NĐ-CP quy định đối tượng áp dụng phụ cấp ưu đãi theo nghề:

"2. Công chức, viên chức trực tiếp làm chuyên môn y tế (xếp lương không có 2 chữ số đầu của mã ngạch 16 hoặc 13), đang đảm nhận các công việc sau:

  1. Vận hành, bảo dưỡng trang thiết bị y tế;
  1. Nuôi, trồng động vật, thực vật, côn trùng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu y dược học;
  1. Làm chuyên môn y tế để thực hiện các công việc truyền thông giáo dục sức khoẻ".

Tuy nhiên không thấy Thông tư quy định đối với công chức, viên chức trực tiếp làm chuyên môn y tế (xếp lương không có 2 chữ số đầu của mã ngạch 16 hoặc 13) đang đảm nhận các công việc quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Thông tư.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Linh (Gia Lai) hỏi, công chức, viên chức không có 2 chữ số đầu của mã ngạch 16 hoặc 13, trực tiếp làm chuyên môn y tế thì được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề như thế nào?

Cụ thể, mã ngạch 06.031, kế toán viên làm việc tại Khoa Kiểm dịch y tế biên giới. Công việc: Thu, nộp giá dịch vụ kiểm dịch y tế; khử trùng phương tiện đường bộ qua lại biên giới; thực hiện các biện pháp xử lý y tế đối với các đối tượng miểm dịch y tế theo quy định hiện hành và các công việc khác do trưởng khoa phân công.

Mã ngạch 01.003, chuyên viên (chuyên ngành khoa học môi trường) làm việc tại Khoa Sức khỏe môi trường – Y tế trường học – Bệnh nghề nghiệp. Công việc: Thực hiện các hoạt động phòng, chống các yếu tố môi trường, biến đổi khí hậu tác động tới sức khỏe cộng đồng; việc bảo vệ môi trường đối với các cơ sở y tế, môi trường điều kiện vệ sinh lao động, chất lượng nước ăn uống và nước sinh hoạt, vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình; môi trường điều kiện vệ sinh trường học; phòng chống thiên tai thảm họa, tai nạn thương tích và các công việc khác do trưởng khoa phân công.

Về vấn đề này, Bộ Y tế trả lời như sau:

Hiện nay, chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập thực hiện theo quy định tại Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ, Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC ngày 19/1/2012 của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 56/2011/NĐ-CP, Nghị định số 05/2023/NĐ-CP ngày 15/2/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2011/NĐ-CP.

Điểm b Khoản 5, Khoản 6 Điều 3 Nghị định số 56/2011/NĐ-CP quy định mức phụ cấp 30% áp dụng đối với công chức, viên chức sau đây:

- Công chức, viên chức quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các cơ sở, viện, bệnh viện chuyên khoa, các trung tâm: HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh lý, pháp y.

- Đối với công chức, viên chức không trực tiếp làm chuyên môn y tế; công chức, viên chức y tế làm công tác quản lý, phục vụ tại các đơn vị sự nghiệp y tế nói chung (trừ đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều này), viên chức làm công tác chuyên môn y tế tại cơ quan, đơn vị, trường học thì thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu để xem xét, quyết định nhưng không vượt quá mức 20% so với mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng.

Điểm c Khoản 5, Khoản 6 Điều 4 Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLTBYT-BNV-BTC quy định mức phụ cấp áp dụng đối với công chức, viên chức sau đây:

- Công chức, viên chức quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các cơ sở, viện, bệnh viện, trung tâm thuộc các chuyên khoa sau: HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 3 Nghị định số 56/2011/NĐ-CP.

- Đối với công chức, viên chức không trực tiếp làm chuyên môn y tế; công chức, viên chức y tế làm công tác quản lý, phục vụ tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập (trừ đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều này), viên chức làm công tác chuyên môn y tế tại cơ quan, đơn vị, trường học thì thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu để xem xét, quyết định áp dụng mức phụ cấp quy định tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định số 56/2011/NĐ-CP.

Như vậy, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập được bổ nhiệm chức danh kế toán viên, chức danh nghề nghiệp chuyên viên theo quy định của pháp luật, được phân công công việc đúng đề án vị trí việc làm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề theo quy định tại Điểm b Khoản 5, Khoản 6 Điều 3 Nghị định số 56/2011/NĐ-CP và Điểm c Khoản 5, Khoản 6 Điều 4 Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC.

Căn cứ khoản 1 Mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV quy định về xếp lương khi nâng ngạch công chức, cụ thể như sau:

(1) Trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới.

Thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới. Thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính như sau:

- Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới;

- Nếu nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ.

(2) Trường hợp đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ, thì căn cứ vào tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới và thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.

(3) Trường hợp có tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ lớn hơn hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới, thì xếp vào hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm nhiên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ.

Thời gian hưởng lương ở ngạch mới (kể cả hệ số chênh lệch bảo lưu) và thời gian xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.

Hệ số chênh lệch bảo lưu tại trường hợp này (tính tròn số sau dấu phẩy 2 số) được hưởng trong suốt thời gian cán bộ, công chức, viên chức xếp lương ở ngạch mới.

Sau đó, nếu cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục được nâng ngạch hoặc chuyển ngạch khác, thì được cộng hệ số chênh lệch bảo lưu này vào hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm nhiên vượt khung, nếu có) đang hưởng để xếp lương vào ngạch được bổ nhiệm khi nâng ngạch hoặc chuyển ngạch và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu kể từ ngày hưởng lương ở ngạch mới.

Lương kế toán bệnh viện bao nhiêu

Bảng lương công chức kế toán mới nhất từ 01/7/2023?

Hệ số lương công chức chuyên ngành kế toán là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 1 Điều 24 Thông tư 29/222/TT-BTC quy định hệ số lương công chức chuyên ngành kế toán như sau:

Xếp lương các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ
1. Các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước (Bảng 2) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và được sửa đổi tại Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ như sau:
a) Ngạch kiểm tra viên cao cấp thuế (mã số 06.036), kiểm tra viên cao cấp hải quan (mã số 08.049) được áp dụng hệ số lương công chức loại A3, nhóm 1 (A3.1), từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00.
Ngạch kế toán viên cao cấp (mã số 06.029) được áp dụng hệ số lương công chức loại A3, nhóm 2 (A3.2), từ hệ số lương 5,75 đến hệ số lương 7,55;
b) Ngạch kiểm tra viên chính thuế (mã số 06.037), kiểm tra viên chính hải quan (mã số 08.050), kỹ thuật viên bảo quản chính (mã số 19.220) được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Ngạch kế toán viên chính (mã số 06.030) được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm 2 (A2.2), từ hệ số lương 4,00 đến 6,38;
c) Ngạch kế toán viên (mã số 06.031), kiểm tra viên thuế (mã số 06.038), kiểm tra viên hải quan (mã số 08.051), kỹ thuật viên bảo quản (mã số 19.221) được áp dụng hệ số lương công chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
d) Ngạch kế toán viên trung cấp (mã số 06.032), kiểm tra viên trung cấp thuế (mã số 06.039), kiểm tra viên trung cấp hải quan (mã số 08.052), kỹ thuật viên bảo quản trung cấp (mã số 19.222), thủ kho bảo quản (mã số 19.223) được áp dụng hệ số lương công chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89;
đ) Ngạch nhân viên hải quan (mã số 08.053), nhân viên thuế (mã số 06.040) được áp dụng hệ số lương công chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06;
e) Ngạch Nhân viên bảo vệ kho dự trữ (mã số 19.224) được áp dụng hệ số lương công chức loại C, nhóm 1 (C1), từ hệ số lương 1,65 đến hệ số lương 3,63.

Như vậy, hệ số lương các ngạch công chức chuyên ngành kế toán như sau:

- Ngạch kế toán viên cao cấp (mã số 06.029) được áp dụng hệ số lương công chức loại A3, nhóm 2 (A3.2), từ hệ số lương 5,75 đến hệ số lương 7,55;

- Ngạch kế toán viên chính (mã số 06.030) được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm 2 (A2.2), từ hệ số lương 4,00 đến 6,38;

- Ngạch kế toán viên (mã số 06.031) được áp dụng hệ số lương công chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

- Ngạch kế toán viên trung cấp (mã số 06.032) được áp dụng hệ số lương công chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.

Bảng lương công chức kế toán từ 01/7/2023?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV thì mức lương của công chức kế toán như sau:

Mức lương = Mức lương cơ sở x hệ số lương

Mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP).

Theo cách tính mức lương được nêu ở trên, công chức có thể tham khảo bảng lương của công chức kế toán theo từng chức danh nghề nghiệp như sau:

Nghề kế toán có mức lương bao nhiêu?

Lương công chức kế toán mới nhất quy định thế nào?.

Kế toán bệnh viện phải làm những việc gì?

Kế toán bệnh viện có trách nhiệm đảm bảo rằng bệnh viện và các tổ chức chăm sóc sức khỏe khác có hồ sơ tài chính chính xác. Họ thường làm việc với các quản trị viên bệnh viện để đảm bảo rằng tổ chức tuân thủ tất cả các luật và quy định có liên quan cũng như các chính sách và thủ tục nội bộ.

Kế toán mới ra trường lương bao nhiêu?

Nghề kế toán - Áp lực lớn, lương có cao? Mức lương khởi điểm của nhân sự trong lĩnh vực kế toán hiện nay là khoảng từ 5 - 7 triệu/tháng, trung bình từ 9 - 11 triệu/ tháng và cao hơn là từ 20 - 25 triệu/ tháng tùy vào từng vị trí, vai trò cụ thể.

Học kế toán trong bao lâu?

Thời gian đào tạo ngành kế toán hệ đại học là từ 3.5 – 4 năm. Đối với hệ trung cấp thời gian đào tạo là: 2 năm (đối với học sinh đã tốt nghiệp THPT); và 2 năm 3 tháng (đối với học sinh chưa tốt nghiệp THPT).