Luật công chứng 2023 và các văn bản hướng dẫn

https://stp.binhdinh.gov.vn/hoat-dong-xay-dung-kiem-tra-van-ban-qppl-va-quan-ly-vi-pham-hanh-chinh/gop-y-du-thao-luat-cong-chung-sua-doi-3649.html https://stp.binhdinh.gov.vn/uploads/news/image-20231003163507-1.png

Trang Thông tin điện tử Sở Tư pháp Bình Định https://stp.binhdinh.gov.vn/assets/images/logo.png

Qua hơn 08 năm thi hành Luật Công chứng năm 2014, hoạt động công chứng đã có nhiều bước tiến mới, đội ngũ công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng ở nước ta ngày càng phát triển. Chất lượng đội ngũ công chứng viên ngày càng được nâng cao; quy mô, hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng ngày càng chuyên nghiệp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội, người dân và doanh nghiệp. Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn triển khai thực hiện Luật Công chứng năm 2014 cũng đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần được khắc phục như: Chất lượng đội ngũ công chứng viên còn chưa đồng đều, một bộ phận công chứng viên còn hạn chế về trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp chưa cao; còn tình trạng vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức hành nghề, cạnh tranh không lành mạnh, chạy theo lợi nhuận gây ảnh hưởng đến hình ảnh của nghề công chứng và uy tín của đội ngũ công chứng viên trong xã hội; việc hợp danh của công chứng viên tại Văn phòng công chứng ở một số địa phương còn mang tính hình thức,… Do vậy, việc xây dựng Luật Công chứng (sửa đổi) để thay thế cho Luật Công chứng năm 2014 là thật sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Tại cuộc họp, các thành viên tham dự đã tham gia góp ý về một số vấn đề chính trong dự thảo Luật như: Về tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên: Đề nghị xem xét quy định độ tuổi tối đa của công chứng viên cho phù hợp để đảm bảo sức khỏe hành nghề công chứng. Về những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên: Đề nghị chọn Phương án 1 “Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Toà án về tội phạm do vô ý, tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý mà chưa được xóa án tích hoặc về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, kể cả trường hợp đã được xóa án tích” vì phương án này quy định bổ sung trường hợp chưa được xóa án tích là “tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý” và quy định cụ thể hơn về trường hợp tội phạm đã được xóa án tích nhưng không được bổ nhiệm công chứng viên là “tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý”; đồng thời, xem xét bổ sung thêm đối tượng không được bổ nhiệm công chứng viên là “tư vấn viên pháp luật, hòa giải viên thương mại” cho đầy đủ. Về tạm đình chỉ hành nghề công chứng: Đề nghị xem xét lại trường hợp bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng là “Công chứng viên bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Công chứng viên bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính” vì theo quy định tại Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính và theo quy định tại Điều 69 Bộ luật Hình sự thì người được xóa án tích coi như chưa bị kết án. Về Văn phòng công chứng: Đề nghị chọn Phương án 1, theo đó Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên để đảm bảo hoạt động của Văn phòng công chứng trong trường hợp công chứng viên bị ốm đau, thai sản, công tác,… Về quyền của tổ chức hành nghề công chứng: Đề nghị xem xét, cân nhắc lại quyền của tổ chức hành nghề công chứng là “Cung cấp dịch vụ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản là đối tượng của hợp đồng, giao dịch được công chứng” vì thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản không thuộc thẩm quyền của công chứng viên, thủ tục này thuộc chức năng, nhiệm vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường; hơn nữa, thủ tục này sẽ làm phát sinh thêm chi phí không cần thiết cho người dân và doanh nghiệp. Về thời hạn công chứng: Đề nghị xem xét, cân nhắc lại quy định “Thời hạn công chứng đối với từng loại việc được tổ chức hành nghề công chứng niêm yết tại trụ sở của tổ chức mình” vì việc quy định thời hạn công chứng như trên có thể dẫn đến việc các Văn phòng công chứng, công chứng viên tự ý hoặc cố tình kéo dài thời hạn công chứng, gây khó khăn, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.