Luân chuyển và vận chuyển là gì

Luân chuyển là một động từ thể hiện trạng thái chuyển dịch vị trí của sự vật, hiện tượng hay con người. Chẳng hạn, chúng ta hay sử dụng động từ luân chuyển để nói về sự chuyển dịch của hàng hóa, hay luân chuyển nhân sự để nói về hoạt động quản lý công tác giữa cơ quan, tổ chức đối với với một cá nhân cụ thể.

Vậy dưới góc độ pháp lý luân chuyên là gì? Bài viết dưới đây sẽ có những phân tích chuyên biệt, cụ thể về vấn đề luân chuyển nhân sự, đặc biệt là luân chuyển nhân sự trong hoạt động quản lý nhà nước.

Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ theo quy định tại khoản 11 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).

Từ quy định trên có thể thấy, luân chuyển trong quản lý hành chính nhà nước có những đặc trưng sau:

Thứ nhất: Hoạt động luân chuyển trong quản lý hành chính nhà nước chỉ áp dụng đối với cá nhân giữ chức vụ là cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý

Đây là hình thức đào tạo, bồi dưỡng đặc biệt đối với cán bộ, công chức –  đào tạo, bồi dưỡng thông qua hoạt động thực tế.

Thứ hai: Việc luân chuyển cán bộ và công chức lãnh đạo, quản lý không chỉ giới hạn ở các ngành, các cấp, các lĩnh vực trong bộ máy nhà nước. Cán bộ và công chức lãnh đạo được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội căn cứ vào quy hoạch cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý.

Ngoài việc giải thích luân chuyển là gì? chúng tôi xin làm rõ một số những khái niệm có liên quan như biệt phái, điều chuyển để Quý độc giả có thêm thông tin hữu ích trong những phần tiếp theo của bài viết.

Luân chuyển và vận chuyển là gì

Biệt phái là gì?

Theo quy định tại khoản 12 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), biệt phái được định nghĩa như sau:

“ Biệt phái là việc công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ”.

Từ quy định trên có thể thấy, biệt phái trong quản lý hành chính nhà nước có những đặc trưng sau:

Thứ nhất: Hoạt động biệt phái trong quản lý hành chính nhà nước chỉ áp dụng với cá nhân giữ chức vụ công chức.

Thứ hai: Công chức được biệt phái chịu sự phân công công tác của cơ quan, đơn vị nơi được cử đến. Cơ quan, đơn vị biệt phái công chức có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của công chức được biệt phái.

Thứ ba: Trong thời gian công tác biệt phái, công chức vẫn được coi là thuộc biên chế của cơ quan, đơn vị nơi người đó làm việc trước khi được cử đi công tác biệt phái. Cơ quan, đơn vị quản lý công chức biệt phái có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp cho công chức khi hết thời hạn biệt phái. Thời gian công tác biệt phái được tính là thời gian công tác liên tục.

Lưu ý: Theo quy định tại Điều 53 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), thời hạn biệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành lĩnh vực do Chính phủ quy định; Không thực hiện biệt phái công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Điều chuyển là gì?

Hoạt động điều chuyển trong quản lý hành chính nhà nước còn có cách gọi khác theo luật định là điều động.Theo quy định tại khoản 10 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), điều động được định nghĩa như sau:

“ Điều động là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác”.

Như vậy, việc điều động cán bộ, công chức do cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức thực hiện căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực của cán bộ, công chức, quy hoạch cán bộ và quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức.

Ngoài những hình thức sử dụng nhân sự như trên, trong quản lý hành chính nhà nước còn có các hình thức khác như:

– Miễn nhiệm: Là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm. Cán bộ, công chức được miễn nhiệm trong trường hợp không đủ sức khỏe; không đủ năng lực, uy tín; theo yêu cầu nhiệm vụ và vì lý do khác. Họ cũng có thể xin thôi làm nhiệm vụ hoặc từ chức trong những trường hợp nêu trên. Tuy nhiên, họ vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao đến khi cấp có thẩm quyền quyết định cho từ chức hoặc miễn nhiệm.

– Bổ nhiệm: Là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật. Công chức có thể được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong thời hạn 05 năm căn cứ vào nhu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và tiêu chuẩn, điều kiện cuả chức vụ lãnh đạo, quản lý (đạt tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ, chức danh được bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền; có đầy đủ hồ sơ cá nhân được cơ quan có thẩm quyền xác minh rõ ràng; có bản kê khai tài sản; trong độ tuổi bổ nhiệm; có đủ sức khỏe; không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật).

Mọi thắc mắc liên quan đến bài viết luân chuyển là gì? Quý độc giả có thể liên hệ chúng tôi để được giải đáp, trân trọng!

Luân chuyển hàng hóa là gì? Trong vận tải hàng hóa nói chung và vận tải đường biển nói riêng, khái niệm luân chuyển được sử dụng thường xuyên. Vậy luân chuyển hàng hóa là gì? Hàng hóa luân chuyển và khối lượng hàng hóa luân chuyển là gì? Việc mô tả về tài sản bảo đảm là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh được pháp luật quy định như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Luân chuyển và vận chuyển là gì
Luân chuyển hàng hóa là gì

Luân chuyển hàng hóa là sự di chuyển hàng hóa từ vị trí này đến vị trí khác bằng sức người hay phương tiện vận chuyển nhằm thực hiện các mục đích thương mại như mua – bán, lưu kho, dự trữ trong quá trình sản xuất – kinh doanh.

Khối lượng luân chuyển hay khối lượng hàng hóa luân chuyển là con số thể hiện khối lượng hàng hóa được vận tải tính dựa trên hai yếu tố là khối lượng hàng hóa vận chuyển và quãng đường vận chuyển trên thực tế.

Khối lượng hàng hóa luân chuyển là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động vận tải hàng hóa do các đơn vị vận tải thực hiện trong một thời gian nhất định. Hàng hóa luân chuyển được tính bằng “Tấn.km”.

Công thức tính như sau:

Khối lượng hàng hóa luân chuyển (Tấn.km) = Khối lượng hàng hóa vận chuyển (T) x Cự ly vận chuyển thực tế (Km).

Trong đó:

Khối lượng hàng hoá luân chuyển là số lượng khối lượng hàng hoá trong thực tiễn gồm có cả phần vỏ hộp được ghi trong hợp đồng luân chuyển hoặc được ghi trên phần vỏ hộp của hàng hoá đó.

Đối với những loại hàng hoá rời thì sẽ địa thế căn cứ vào khối lượng riêng và số lượng thể tích hàng hoá thực tiễn được xếp trên phương tiện đi lại dùng để tính khối lượng. Đơn vị tính bằng tấn.

Đối với những loại hàng hoá cồng kềnh được luân chuyển bằng xe hơi mà điều kiện kèm theo không hề cân đo theo cách trực tiếp được thì khối lượng này được thì hoàn toàn có thể tính bằng cách quy ước tính bằng 50 % tấn trọng tải của phương tiện đi lại hay thoả thuận với chủ phương tiện đi lại để có số lượng khối lượng hàng hoá thực tiễn .

Việc mô tả về tài sản bảo đảm là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh được quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư 08/2018/TT-BTP hướng dẫn về đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng và trao đổi thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp, (có hiệu lực từ ngày 04/08/2018) theo đó:

Việc mô tả về tài sản bảo đảm là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh:

  • Tên hàng hóa, chủng loại, số lượng, địa chỉ cụ thể của kho hàng hoặc các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa đó;
  • Trường hợp tài sản bảo đảm là phương tiện giao thông cơ giới và tài sản này là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc tài sản hình thành trong tương lai thì người yêu cầu đăng ký, người thực hiện đăng ký không phải mô tả số khung của phương tiện giao thông trên Biểu mẫu điện tử tương tác của hệ thống đăng ký trực tuyến, nhưng tại mục Mô tả tài sản trên Phiếu yêu cầu đăng ký hoặc trường Mô tả trên Biểu mẫu điện tử tương tác của hệ thống đăng ký trực tuyến phải mô tả tài sản bảo đảm là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc là tài sản hình thành trong tương lai;
  • Tên cụ thể của quyền tài sản, căn cứ pháp lý phát sinh quyền, giá trị thành tiền của quyền tài sản (nếu có) hoặc các thông tin khác có liên quan đến quyền tài sản đó trong trường hợp tài sản bảo đảm là quyền tài sản.

Trên đây là một số thông tin liên quan nhằm tìm hiểu về luân chuyển hàng hóa là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

  • Email:
  • Hotline: 1900 3330
  • Zalo: 084 696 7979