Lớp 3 có bao nhiêu môn học?

Căn cứ quy định tại Mục 1 Phần I Công văn 1315/BGDĐT-GDTH năm 2022 quy định về mục đích của việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông như sau:

- Giúp các cấp quản lý thống nhất nội dung chỉ đạo về sinh hoạt chuyên môn; xây dựng kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên môn về các nội dung tìm hiểu Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nghiên cứu bài học, xây dựng kế hoạch dạy học các môn học và hoạt động giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học.

- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên tiểu học để thực hiện xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; xây dựng môi trường thân thiện, tích cực, tự học; nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn ở các cơ sở giáo dục tiểu học.

Như vậy, mục đích của việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông được quy định cụ thể như trên.

Lớp 3 có bao nhiêu môn học?

Chương trình giáo dục phổ thông mới, Học sinh cấp 1, cấp 2, cấp 3 phải học bao nhiêu môn vào năm học 2023-2024? (Hình internet)

Lộ trình Chương trình giáo dục phổ thông các cấp được thực hiện như thế nào?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định lộ trình Chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo như sau:

- Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.

- Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.

- Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.

- Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.

- Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Như vậy, lộ trình của chương trình giáo dục phổ thông được quy định như trên.

Học sinh cấp 1, cấp 2, cấp 3 phải học bao nhiêu môn vào năm học 2023-2024 theo chương trình giáo dục phổ thông mới?

Chương trình giáo dục phổ thông mới bao gồm Chương trình tổng thể và các chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 và Nghị quyết 88/2014/QH13, Chương trình giáo dục phổ thông mới được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).

Hệ thống môn học và hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp (gọi tắt là các môn học lựa chọn) và các môn học tự chọn.

Thời gian thực học trong một năm học tương đương 35 tuần. Các cơ sở giáo dục có thể tổ chức dạy học 1 buổi/ngày hoặc 2 buổi/ngày. Cơ sở giáo dục tổ chức dạy học 1 buổi/ngày và 2 buổi/ngày đều phải thực hiện nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất đối với tất cả cơ sở giáo dục trong cả nước.

Cụ thể căn cứ theo Mục IV Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình môn học tổng thể Chương trình giáo dục các cấp tiểu học, trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) phải học, bao gồm:

*Nội dung giáo dục ở cấp Tiểu học bao gồm 11 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc và 2 môn học tự chọn

- Các môn học bắt buộc: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Tự nhiên và Xã hội (ở lớp 1, lớp 2, lớp 3); Lịch sử và Địa lí (ở lớp 4, lớp 5); Khoa học (ở lớp 4, lớp 5); Tin học và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm)

- 2 môn học tự chọn (Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 (ở lớp 1, lớp 2)).

- Thời lượng giáo dục 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học; mỗi tiết học 35 phút (có hướng dẫn cho các trường chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày).

* Nội dung giáo dục cấp Trung học cơ sở bao gồm 12 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc và 2 môn học tự chọn

- Các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý.

- Các môn học bắt buộc có phân hóa: Tin học, Công nghệ và Hướng nghiệp, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

- Môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2. Thời lượng: Học 1 buổi/ngày, không quá 5 tiết học.

- Mỗi tiết học kéo dài 45 phút

- Thời lượng giáo dục 1 buổi/ngày, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học, mỗi tiết học 45 phút (có hướng dẫn các trường đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày) và có thời gian nghỉ giữa các tiết học.

Các môn học bắt buộc ở Tiểu học trong chương trình phổ thông mới

Các môn học bắt buộc ở Tiểu học trong chương trình phổ thông mới được Bộ GD&ĐT xây dựng và điều chỉnh theo hướng tích hợp và phân hóa theo định hướng mới. Theo đó, tạo thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động dạy học gắn với thực tiễn, phát triển năng lực học sinh. Cụ thể, mời các bậc phụ huynh tìm hiểu định hướng thực hiện cụ thể qua bài viết sau đây.

Nội dung chính

1. Chương trình giáo dục phổ thông mới bậc Tiểu học và các điểm đổi mới

Căn cứ theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018, Bộ GD&ĐT thực hiện lộ trình áp dụng chương trình mới như sau:

  • Lớp 1: Từ năm học 2020 – 2021;
  • Lớp 2: Từ năm học 2021 – 2022;
  • Lớp 3: Từ năm học 2022 – 2023;
  • Lớp 4: Từ năm học 2023 – 2024;
  • Lớp 5: Từ năm học 2024 – 2025

Qua đó, 6 điểm mới của chương trình giáo dục phổ thông như sau:

  • Khắc phục sự chồng chéo giữa các môn: Thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp, thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lý số môn học;
  • Ưu tiên phát triển phẩm chất năng lực: Tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn những chủ đề phù hợp với sở thích, phẩm chất tính cách và năng lực của bản thân.
  • Chú trọng trải nghiệm sáng tạo: Tăng cường chú trọng các hoạt động thực tiễn gắn liền với kinh nghiệm, cuộc sống để học sinh trải nghiệm và không ngừng sáng tạo
  • Phân hóa dần ở cấp trên: Khác trước đây, chương trình phổ thông nay được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản (gồm Tiểu học và THCS); Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp THPT). Lớp càng cao dần càng có sự phân hóa học sinh theo nhu cầu và định hướng sau phổ thông.
  • Thực nghiệm cái mới, cái khó: Nội dung chương trình đặc biệt chú trọng thực nghiệm những hình thức hoạt động giáo dục, dạy học mới, tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và đổi mới.
Lớp 3 có bao nhiêu môn học?
Chương trình giáo dục phổ thông mới tăng cường chú trọng các hoạt động thực tiễn gắn liền với kinh nghiệm, cuộc sống

2. Các môn học bắt buộc ở Tiểu học trong chương trình giáo dục phổ thông mới

Năm học 2020 – 2021 đã bắt đầu áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới. Theo đó, các môn học bắt buộc và tự chọn ở Tiểu học như sau:

Các môn học bắt buộc:

  • Tiếng Việt
  • Toán
  • Ngoại ngữ 1
  • Đạo đức
  • Tự nhiên và Xã hội
  • Lịch sử và Địa lý
  • Khoa học
  • Tin học và Công nghệ
  • Giáo dục Thể chất
  • Nghệ thuật
  • Hoạt động trải nghiệm

Môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ đối với học sinh lớp 1 và lớp 2. Bậc học này có thêm môn học mới là Tin học và Công nghệ.

Lớp 3 có bao nhiêu môn học?
Bậc Tiểu học theo chương trình mới sẽ có thêm môn Tin học và Công nghệ

3. Quy định số tiết học ở bậc Tiểu học

Thời lượng học của học sinh Tiểu học là 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học; mỗi tiết học 35 phút (có hướng dẫn cho các trường chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày). Cụ thể:

Nội dung giáo dụcSố tiết trong một nămLớp 1Lớp 2Lớp 3Lớp 4Lớp 5I. Môn học bắt buộc1. Tiếng Việt4203502452452452. Toán1051751751751753. Đạo đức35353535354. Tự nhiên và xã hội7070705. Khoa học70706. Lịch sử và Địa lý70707. Nghệ thuật70707070708. Tin học và Công nghệ7070709. Giáo dục thể chất707070707010. Ngoại ngữ 1140140140

 

II. Hoạt động giáo dục bắt buộc

1. Hoạt động trải nghiệm

(Tích hợp thêm giáo dục địa phương)

105105105105105

 

III. Môn học tự chọn

1. Tiếng dân tộc thiểu số70707070702. Ngoại ngữ 17070Tổng số tiết trong một năm

(không tính tự chọn)

87587598010501050Số tiết trung bình trên tuần

(không tính tự chọn)

2525283030
Lớp 3 có bao nhiêu môn học?
Theo chương trình mới, số tiết học các môn ở bậc Tiểu học cũng được thay đổi

4. Các môn học bậc tiểu học tại Vinschool

Với vị thế là Hệ thống Giáo dục lớn nhất Việt Nam hiện nay, Vinschool là đơn vị đi đầu, tiên phong dẫn dắt giáo dục Phổ thông tại Việt Nam. Vinschool là trường học đầu tiên tại Việt Nam được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép thực hiện chương trình tích hợp dựa trên chương trình của Cambridge và chương trình Việt Nam. Vinschool có thể sử dụng các bộ môn của chương trình Cambridge và “Việt hóa”, thay thế một số môn học của chương trình Bộ Giáo dục Đào tạo.

Các môn học của Vinschool được thiết kế dựa trên các nghiên cứu bài bản, khoa học, đảm bảo tính thống nhất từ chuẩn đầu ra đến phương pháp giảng dạy và đánh giá. Chương trình trang bị cho học sinh Kiến thức, Kỹ năng và năng lực Tư duy để trở thành những công dân toàn cầu mang trong mình phẩm chất, bản sắc văn hoá Việt và lòng tự tôn dân tộc.

Đối với cấp Tiểu học, Vinschool mong muốn có được sự tham gia của phụ huynh trong mọi khía cạnh của quá trình học tập, khám phá và phát triển của các em.

Một ngày học tại trường Tiểu học bao gồm 8 tiết học, mỗi tiết học kéo dài 35 phút. Ngày học bắt đầu từ 07h45 và kết thúc lúc 15h25. Học sinh đi học từ thứ Hai đến thứ Sáu, nghỉ thứ Bảy và Chủ nhật (không bao gồm những ngày học bù hoặc lịch sự kiện, nếu có). Hàng ngày tất cả học sinh đều dành 15 phút đầu giờ cho hoạt động sinh hoạt chủ nhiệm hoặc môn học Giáo dục Kỹ năng – Phẩm chất (CLISE).

Các môn học tại Vinschool được tổ chức theo mô hình 6 lĩnh vực, gồm Lĩnh vực Ngôn ngữ, Lĩnh vực Khoa học Xã hội, Lĩnh vực Khoa học và Công nghệ thông tin, Lĩnh vực Toán, Lĩnh vực Nghệ thuật, và Lĩnh vực Giáo dục cá nhân.

Mỗi môn học trong từng lĩnh vực vừa phát triển các năng lực đặc thù của môn học, vừa nâng cao các kỹ năng thế kỷ 21 cho học sinh. Bộ kĩ năng thế kỉ 21 này được biên soạn bởi Tiến sĩ Lance G.King – chuyên gia hàng đầu thế giới về giáo dục kỹ năng cho học sinh, tác giả của những chương trình được giảng dạy rộng rãi tại các trường quốc tế trên 160 quốc gia.

Lớp 3 có bao nhiêu môn học?
Chương trình các môn học bậc Tiểu học tại Vinschool theo hệ Chuẩn và hệ Nâng cao

Tóm lại, chương trình giáo dục phổ thông quốc gia của Bộ GD&ĐT đã, đang và sẽ có nhiều cải cách, phương hướng đổi mới để phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. Để đồng hỗ trợ và định hướng học tập cho con một cách tốt nhất, các bậc phụ huynh cần có sự cập nhật kịp thời những thay đổi không ngừng này. Nắm bắt và hiểu rõ thông tin các môn học bắt buộc ở Tiểu học trong chương trình phổ thông mới sẽ giúp phụ huynh dễ dàng đồng hành cùng con trong học tập.

Quý phụ huynh và học sinh cần tìm hiểu thêm thông tin về chương trình học bậc Tiểu học tại Vinschool vui lòng truy cập vào website hoặc bấm số 18006511 (bấm chọn ngôn ngữ và bấm số máy lẻ 1 hoặc 3 với khu vực Miền Bắc & Miền Trung; bấm số máy lẻ 2 với khu vực Miền Nam).

Để được tư vấn chi tiết về lộ trình học tập và quy trình tuyển sinh tại Vinschool, phụ huynh đăng ký trực tiếp TẠI ĐÂY

Chương trình lớp 3 gồm bao nhiêu món?

Theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, chương trình học lớp 3 gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc là: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1; Tự nhiên và Xã hội; Tin học và Công nghệ; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm.

Lớp 8 có những môn học gì?

Lớp 8 học những môn gì?.
Toán học..
Ngữ văn..
Ngoại ngữ.
Hóa học..
Vật lý.
Sinh học..
Địa lý.
Lịch sử.

Có bao nhiêu môn học cấp 1?

Cấp tiểu học thì các môn học bắt buộc hiện nay gồm Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục lối sống, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ, Giáo dục Thể chất, Nghệ thuật.

Bậc tiểu học có bao nhiêu môn học?

Trường tiểu học. Các môn học ở tiểu học bao gồm: Tiếng Việt, Toán, Đạo Đức, Tự nhiên và xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mỹ thuật, Kỹ thuật và Thể dục.