Lỗi đậu xe trên vạch người đi bộ năm 2024

Vạch kẻ đường là lối đi dành cho người đi bộ qua đường vì vậy các phương tiện khác không được phép chắc đường hay dừng đỗ tại vạch qua đường của người đi bộ. Dừng đỗ tại vạch kẻ đường làm gây ùn tắc và nguy hiểm rất dễ gây tai nạn giao thông. Lỗi dừng xe trên vạch người đi bộ sẽ bị xử phạt hành chính và thậm chí sẽ phạt nặng hơn nếu gây ra tai nạn giao thông. Bạn đọc có thể tham khảo mức phạt của lỗi này trong bài viết “Lỗi dừng xe trên vạch người đi bộ bị phạt bao nhiêu?” sau đây của CSGT.

Vạch kẻ đường cho người đi bộ là gì?

Lối băng qua đường là nơi dành cho người đi bộ băng qua đường. Lối sang đường dành cho người đi bộ được thiết kế để giữ người đi bộ lại gần nhau, nơi người lái xe có thể nhìn thấy họ và là nơi họ có thể băng qua đường an toàn khi có xe cộ lưu thông.

Vạch dành cho người đi bộ là một phần của hầu hết các làn đường giao thông đô thị và đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta. Cũng như các bộ phận khác của đường phố, hệ thống tín hiệu giao thông nói chung và vạch kẻ đường cho người đi bộ nói riêng phải tuân theo các quy định của nhà nước ban hành nhằm đảm bảo tính thống nhất và an toàn giao thông đường bộ.

Quy định kích thước vạch kẻ đường dành cho người đi bộ

Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã biên soạn áo hiệu đường bộ về kích thước vạch kẻ đường dành cho người đi bộ được quy định cụ thể tại Mục 2, Phụ lục G, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT như sau:

Vạch qua đường được bố trí ở những nơi thường xuyên có người đi bộ băng qua đường. Nếu trên cùng một đoạn đường có bố trí nhiều vạch đi bộ, mỗi vạch nên cách nhau với khoảng cách ít nhất 150m.

Trên những đoạn đường có tầm nhìn bị hạn chế, độ dốc dọc lớn, góc ngoặt lớn, đường cong nằm bán kính nhỏ, có các nguy hiểm khó lường hoặc đoạn đường có bề rộng làn xe bị thu hẹp dần thì sẽ không được bố trí vạch qua đường.

Có 02 mẫu vạch kẻ đường thông dụng cho người đi bộ như sau:

Mẫu 1: Các vạch đậm màu tráng song song (hay còn gọi là vạch ngựa vằn).

Kích thước vạch kẻ đường cho người đi bộ ở mẫu 1 sẽ được thay đổi tùy chỉnh phụ thuộc vào từng trường hợp. Cụ thể như sau:

(i) Chiều rộng P vạch kẻ không được phép nhỏ hơn 3m. Tùy theo lượng người đi qua để nâng thêm chiều rộng cho phù hợp. Mỗi cấp nâng lên 1m.

(ii) Khoảng cách giữa hai vạch trắng quy định là 0,6m.

(iii) Bề dày của mỗi vạch trắng là 0,4m.

Mẫu 2: Hai vạch liền, màu trắng, kẻ song song theo phương ngang đường. Mẫu này chỉ áp dụng trong trường hợp xác định phần đường cho người đi bộ qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu phân định thời gian riêng cho người đi bộ. Bề rộng nét vẽ là 0,4m.

Trước vạch qua đường bắt buộc phải có thêm vạch dừng xe. Các phương tiện phải dừng lại trước vạch dừng xe trong thời gian tín hiệu đèn đỏ quy định hoặc phải dừng lại quan sát trước khi chạy qua vạch dừng xe nếu biển báo hiệu R.122 “Dừng xe” được sử dụng kèm theo. Khi đường không có đèn tín hiệu điều khiển và không sử dụng biển số R.122, các phương tiện lưu thông lưu ý phải nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Lỗi đậu xe trên vạch người đi bộ năm 2024

Quy định pháp luật về việc dừng, đỗ xe như thế nào?

Căn cứ quy định khoản 4 điều 14 Luật giao thông đường bộ năm 2008 như sau:

“Điều 18. Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ

4. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:

  1. Bên trái đường một chiều;
  1. Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
  1. Trên cầu, gầm cầu vượt;
  1. Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;

đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;

  1. Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;
  1. Nơi dừng của xe buýt;
  1. Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
  1. Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;
  1. Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
  1. Che khuất biển báo hiệu đường bộ.”

Lỗi dừng xe trên vạch người đi bộ bị phạt bao nhiêu?

Tại Điểm h Khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, có quy định:

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe; dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe; dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 4, điểm b khoản 6 Điều này;

Phương thức nộp phạt khi vi phạm xe ô tô dừng trên vạch kẻ đường dành cho người đi bộ

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP và Khoản 16 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:

Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong biên bản xử phạt.

Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.

Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Trường hợp xử phạt hành chính không lập biên bản (áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ).
  • Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt.

Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).

Ngoài ra, từ ngày 1/7/2020, người dân còn có thể thực hiện nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online. Khi đó, Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện.

Câu hỏi thường gặp:

  • Lỗi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của CSGT bị xử lý như thế nào?
  • Ô tô dừng xe ở đoạn đường cong gây tai nạn giao thông thì mức phạt như thế nào?
  • Dừng xe khi say rượu để ngủ có bị xử phạt không?

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Lỗi dừng xe trên vạch người đi bộ bị phạt bao nhiêu?” đã được CSGT giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới giá chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Lỗi dừng xe ở điểm đón khách của xe bus có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Tại điểm đ Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; được quy định như sau: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt. Như vậy có nghĩa là, hành vi dừng xe, đỗ xe tại vị trí điểm dừng đón, trả khách của xe buýt sẽ bị xử phạt hành chính tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.