Lập công thức hóa học của hợp chất gồm a C (IV) và ob K I và nhóm CO3 II

Lập công thức hoá học và tính phân tử khối của các hợp chất có phân tử gồm Ag(I), Mg, Zn và Fe(III) lần lượt liên kết với:

a)Nhóm (NO3).

b)Nhóm (PO4).

Giải

a) AgNO3, phân tử khối bằng : 108 + 14 + 3 x 16 = 170 (đvC).

Mg(NO3)2, phân tử khối bằng : 24 + 2(14 + 3 X 16) = 148 (đvC).

Quảng cáo

Zn(NO3)2  phân tử khối bằng : 65 + 2(14 + 3 x 16) = 189 (đvC).

Fe(NO3)3 , phân tử khối bằng : 56 + 3(14 + 3 x 16) = 242 (đvC).

b) Ag3PO4, phân tử khối bằng : 3 x 108 + 31 + 4x 16 = 419 (đvC).

Mg3(PO4)2 , phân tử khối bằng : 3 x 24 + 2(31 + 4 x 16) = 262 (đvC). Zn3(PO4)2 , phân tử khối bằng : 3 x 65 + 2(31 + 4 x 16) = 385 (đvC).

FePO4 phân tử khối bằng : 56 + 31 + 4 x 16 = 151 đvC.

Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học - Hóa trị của các nguyên tố

  • I. Bảng 1- Một số nguyên tố hóa học
  • II. Bảng 2- Hóa trị của một số nhóm nguyên tử
  • III. Bài ca hóa trị - Cách học thuộc bảng hóa trị nhanh nhất
    • Bài ca hóa trị - Học tốt Hóa học số 1
    • Bài ca hóa trị - Học tốt Hóa học số 2
  • IV. Các bước để xác định hóa trị
  • V. Bài tập vận dụng xác định hóa trị
  • VI. Bài tập vận dụng tự luyện
    • 1. Bài tập tự luận
    • 2. Bài tập trắc nghiệm

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được VnDoc tổng hợp, biên soạn sẽ giúp các bạn học bảng hóa trị nhanh hơn. Đây là tài liệu tham khảo hay được chúng tôi sưu tầm hy vọng gửi tới quý thầy cô cùng các bạn học sinh nhằm phục vụ quá trình dạy và học môn Hóa học lớp 8, giải bài tập hóa học 8 cũng như củng cố kiến thức Hóa học lớp trênđược dễ dàng hơn.

Mời các bạn tham khảo một số tài liệu mới nhất tại đây

  • Các dạng bài tập Hóa 8
  • Các bài tập về lượng chất dư Hóa học 8
  • Tóm tắt kiến thức Hóa học 8
  • Tổng hợp công thức Hóa học 8 cần nhớ
  • Công thức tính nồng độ mol và nồng độ phần trăm
  • Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học
  • Bảng hóa trị lớp 8

I. Bảng 1- Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học

Số proton

Tên Nguyên tố

Ký hiệu hoá học

Nguyên tử khối

Hoá trị

1

Hiđro

H

1

I

2

Heli

He

4

3

Liti

Li

7

I

4

Beri

Be

9

II

5

Bo

B

11

III

6

Cacbon

C

12

IV, II

7

Nitơ

N

14

II, III, IV…

8

Oxi

O

16

II

9

Flo

F

19

I

10

Neon

Ne

20

11

Natri

Na

23

I

12

Magie

Mg

24

II

13

Nhôm

Al

27

III

14

Silic

Si

28

IV

15

Photpho

P

31

III, V

16

Lưu huỳnh

S

32

II, IV, VI

17

Clo

Cl

35,5

I,…

18

Argon

Ar

39,9

19

Kali

K

39

I

20

Canxi

Ca

40

II

24

Crom

Cr

52

II, III

25

Mangan

Mn

55

II, IV, VII…

26

Sắt

Fe

56

II, III

29

Đồng

Cu

64

I, II

30

Kẽm

Zn

65

II

35

Brom

Br

80

I…

47

Bạc

Ag

108

I

56

Bari

Ba

137

II

80

Thuỷ ngân

Hg

201

I, II

82

Chì

Pb

207

II, IV

Chú thích:

  • Nguyên tố phi kim: chữ màu xanh
  • Nguyên tố kim loại: chữ màu đen
  • Nguyên tố khí hiếm: chữ màu đỏ

II. Bảng 2- Hóa trị của một số nhóm nguyên tử

Tên nhóm

Hoá trị

Gốc axit

Axit tương ứng

Tính axit

Hiđroxit(*) (OH); Nitrat (NO3); Clorua (Cl)

I

NO3

HNO3

Mạnh

Sunfat (SO4); Cacbonat (CO3)

II

SO4

H2SO4

Mạnh

Photphat (PO4)

III

Cl

HCl

Mạnh

(*): Tên này dùng trong các hợp chất với kim loại.

PO4

H3PO4

Trung bình

CO3

H2CO3

Rất yếu (không tồn tại)

Quy tắc hóa trị và các bước xác định hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất đầy đủ tại bài:

  • Hóa học 8 Bài 10: Hóa trị

III. Bài ca hóa trị - Cách học thuộc bảng hóa trị nhanh nhất

Bài ca hóa trị cơ bản gồm những chất phổ biến hay gặp:

Bài ca hóa trị - Học tốt Hóa học số 1

Kali, Iôt, Hiđro
Natri với bạc, Clo một loài
Có hóa trị 1 bạn ơi
Nhớ ghi cho rõ kẻo rồi phân vân
Magiê, chì, Kẽm, thủy ngân
Canxi, Đồng ấy cũng gần Bari
Cuối cùng thêm chú Oxi
Hóa trị 2 ấy có gì khó khăn
Bác Nhôm hóa trị 3 lần
Ghi sâu trí nhớ khi cần có ngay
Cacbon, Silic này đây
Là hóa trị 4 không ngày nào quên
Sắt kia kể cũng quen tên
2, 3 lên xuống thật phiền lắm thay
Nitơ rắc rối nhất đời
1, 2, 3, 4 khi thời thứ 5
Lưu huỳnh lắm lúc chơi khăm
Xuống 2, lên 6 khi nằm thứ 4
Photpho nói tới không dư
Nếu ai hỏi đến thì hừ rằng 5
Em ơi cố gắng học chăm
Bài ca hóa trị suốt năm rất cần

Một bài ca hóa trị khác các bạn cũng có thể tham khảo nâng cao đầy đủ hoăn. Tuy nhiên khi học thì bạn chỉ học 1 trong 2 bài ca hóa trị thôi nhé chứ không học 2 bài rất dễ nhầm lẫn.

Bài ca hóa trị - Học tốt Hóa học số 2

Hidro (H) cùng với liti (Li)
Natri (Na) cùng với kali (K) chẳng rời Ngoài ra còn bạc (Ag) sáng ngời
Chỉ mang hoá trị I thôi chớ nhầm
Riêng đồng (Cu) cùng với thuỷ ngân (Hg)
Thường II ít I chớ phân vân gì
Đổi thay II , IV là chì (Pb)
Điển hình hoá trị của chì là II
Bao giờ cùng hoá trị II
Là ôxi (O) , kẽm(Zn) chẳng sai chút gì
Ngoài ra còn có canxi (Ca)
Magiê (Mg) cùng với bari (Ba) một nhà
Bo (B) , nhôm (Al) thì hóa trị III
Cácbon C Silic (Si) thiếc (Sn) là IV thôi
Thế nhưng phải nói thêm lời
Hóa trị II vẫn là nơi đi về
Sắt (Fe) II toan tính bộn bề
Không bền nên dễ biến liền sắt III
Phốtpho III ít gặp mà
Photpho V chính người ta gặp nhiều
Nitơ (N) hoá trị bao nhiêu ?
I , II, III , IV phần nhiều tới V
Lưu huynh lắm lúc chơi khăm
Khi II lúc IV , VI tăng tột cùng
Clo Iot lung tung
II III V VII thường thì I thôi
Mangan rắc rối nhất đời
Đổi từ I đến VII thời mới yên
Hoá trị II dùng rất nhiều
Hoá trị VII cũng được yêu hay cần
Bài ca hoá trị thuộc lòng
Viết thông công thức đề phòng lãng quên
Học hành cố gắng cần chuyên
Siêng ôn chăm luyện tất nhiên nhớ nhiều

............................................

IV. Các bước để xác định hóa trị

Bước 1: Viết công thức dạng AxBy

Bước 2: Đặt đẳng thức: x hóa trị của A = y × hóa trị của B

Bước 3: Chuyển đổi thành tỉ lệ:

Lập công thức hóa học của hợp chất gồm a C (IV) và ob K I và nhóm CO3 II
= Hóa tri của B/Hóa trị của A

Chọn a’, b’ là những số nguyên dương và tỉ lệ b’/a’ là tối giản => x = b (hoặc b’); y = a (hoặc a’)

Ví dụ: Lập công thức hóa học của hợp chất sau: C (IV) và S (II)

Bước 1: Công thức hóa học của C (IV) và S (II) có dạng

Lập công thức hóa học của hợp chất gồm a C (IV) và ob K I và nhóm CO3 II

Bước 2: Biểu thức quy tắc hóa trị: x.IV = y.II

Chuyển thành tỉ lệ:

Lập công thức hóa học của hợp chất gồm a C (IV) và ob K I và nhóm CO3 II

Bước 3 Công thức hóa học cần tìm là: CS2

V. Bài tập vận dụng xác định hóa trị

Bài tập 1:Tính hóa trị của các nguyên tố

a) Nhôm trong hợp chất Al2O3

b) Sắt trong hợp chất FeO

c) Crom trong hợp chất CrO và Cr2O3

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a) Nhôm trong hợp chất Al2O3

Gọi hóa trị của nhôm trong hợp chất là x:

Ta có hóa trị của O (II)

Theo quy tắc hóa trị.

3. x = 3.II => x = 3 (III) . Vậy Nhôm có hóa trị bằng III trong hợp chất Al2O3

Tương tự làm với câu b); c)

Sắt trong hợp chất FeO có hóa trị là II

Crom trong hợp chất CrO và Cr2O3 có hóa trị lần lượt là II và III

Bài tập 2. Dựa vào hóa trị các nguyên tố. Cho biết công thức hóa học nào viết sai, công thức hóa học nào viết đúng: MgCl, NaO, BaO, NaCl, AlO3, K2O, Fe2O3

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

MgCl, NaO, BaO, NaCl, AlO3, K2O, Fe2O3

Công thức viết đúng là: BaO, K2O, Fe2O3

Công thức viết sai là: MgCl (MgCl2); NaO (Na2O); AlO3 (Al2O3)

Bài tập 3. Lập công thức hóa học của các hợp chất sau:

a) C (IV) và S (II)

b) Fe (II) và O.

c) P (V) và O.

d) N (V) và O.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a) Bước 1: Công thức hóa học của C (IV) và S (II) có dạng

Bước 2: Biểu thức quy tắc hóa trị: x.IV = y.II

Chuyển thành tỉ lệ:

Lập công thức hóa học của hợp chất gồm a C (IV) và ob K I và nhóm CO3 II

Bước 3: Công thức hóa học cần tìm là: CS2

b) Công thức hóa học của Fe(III) và O có dạng:

Lập công thức hóa học của hợp chất gồm a C (IV) và ob K I và nhóm CO3 II

Biểu thức quy tắc hóa trị: x.III = y.II

Chuyển thành tỉ lệ:

Lập công thức hóa học của hợp chất gồm a C (IV) và ob K I và nhóm CO3 II

Chọn x = 2, y = 3

Công thức hóa học cần tìm là: Fe2O3

c)

Công thức hóa học của P(V và O có dạng:

Lập công thức hóa học của hợp chất gồm a C (IV) và ob K I và nhóm CO3 II

Biểu thức quy tắc hóa trị: x.V = y.II

Chuyển thành tỉ lệ:

Lập công thức hóa học của hợp chất gồm a C (IV) và ob K I và nhóm CO3 II

Chon x = 2, y = 5

Công thức hóa học cần tìm là: P2O5

d) N (V) và O.

Công thức hóa học của N(V) và O có dạng:

Lập công thức hóa học của hợp chất gồm a C (IV) và ob K I và nhóm CO3 II

Biểu thức quy tắc hóa trị: x.V = y.II

Chuyển thành tỉ lệ:

Chon x = 2, y = 5

Công thức hóa học cần tìm là: N2O5

Bài tập 4. Lập công thức hóa học và tính phân tử khối của các hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhóm nguyên tử sau:

a) Ba (II) và nhóm (OH)

b) Cu (II) và nhóm (SO4)

c) Ba (II) và nhóm (PO4)

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a) Công thức hóa học của hợp chất có dạng:

Lập công thức hóa học của hợp chất gồm a C (IV) và ob K I và nhóm CO3 II

Ta có:

Lập công thức hóa học của hợp chất gồm a C (IV) và ob K I và nhóm CO3 II

Công thức hóa học của hợp chất là Fe2(SO4)3

Phân tử khối = 2.56 + 32.3 + 16.4.3 = 400 đvC

b)

Công thức hóa học của hợp chất có dạng:

Lập công thức hóa học của hợp chất gồm a C (IV) và ob K I và nhóm CO3 II

Ta có:

Lập công thức hóa học của hợp chất gồm a C (IV) và ob K I và nhóm CO3 II

Công thức hóa học của hợp chất là CuSO4

Phân tử khối = 64 + 32 + 16.4 = 160 đvC

c)

Công thức hóa học của hợp chất có dạng:

Lập công thức hóa học của hợp chất gồm a C (IV) và ob K I và nhóm CO3 II

Ta có:

Lập công thức hóa học của hợp chất gồm a C (IV) và ob K I và nhóm CO3 II

Công thức hóa học của hợp chất là Ba3(PO4)2

Phân tử khối = 132.3 + 31.2 + 16.4.2 = 586 đvC

VI. Bài tập vận dụng tự luyện

1. Bài tập tự luận

Bài tập số 1: Lập công thức hóa học của các hợp chất sau:

a) C (IV) và S (II)

b) Fe (II) và O.

c) P (V) và O.

d) N (V) và O.

Đáp án

a) CS2b) FeOc) P2O5d) N2O5

Bài tập số 2: Lập công thức hóa học và tính phân tử khối của các hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhóm nguyên tử sau:

a) Ba (II) và nhóm (OH)

b) Cu (II) và nhóm (SO4)

c) Fe (III) và nhóm (SO4)

Đáp án

a) Ba(OH)2b) CuSO4c) Fe2(SO4)3

Bài tập số 3: Lập công thức hoá học của các hợp chất sau và tính phân tử khối:

a/ Cu và O

b/ S (VI) và O

c/ K và (SO4)

d/ Ba và (PO4)

e/ Fe (III) và Cl

f/ Al và (NO3)

g/ P (V) và O

h/ Zn và (OH)

k/ Mg và (SO4)

l/ Fe (II) và (SO3)

m/ Ca và (CO3)

Đáp án

a) CuO

PTK = 64.16 = 80 đvC

b) SO3

PTK = 32 + 16.3 = 80 đvC

c) K2SO4

PTK = 39.2 + 32 + 16.4 = 174 đvC

d) Ba2(PO4)3

PTK = 559 đvC

e) FeCl3

PTK = 162,5 đvC

f) Al(NO3)3

PTK = 210 đvC

g) P2O5

PTK = 182 đvC

h) Zn(OH)2

PTK = 99 đvC

k) MgSO4

PTK = 120 đvC

l) FeSO3

PTK = 136 đvC

m/ CaCO3

PTK = 100 đvC

Bài tập số 4: Trong các công thức hoá học sau đây, công thức hoá học nào sai? Sửa lại cho đúng: FeCl, ZnO2, KCl, Cu(OH)2, BaS, CuNO3, Zn2OH, K2SO4 , Ca2(PO4)3, Al3Cl, AlO2, K2SO4, HCl, BaNO3, Mg(OH)3, ZnCl, MgO2, NaSO4, NaCl, Ca(OH)3, K2Cl, BaO2, NaSO4, H2O, Zn(NO3)2, Al(OH)2, NaOH2, SO3, Al(SO4)2.

Đáp án

Công thức hóa học sai

Công thức hóa học đúng

Công thức hóa học sai

ông thức hóa học đúng

FeCl

ZnO2

CuNO3

Zn2OH

Al3Cl

AlO2

BaNO3

Mg(OH)3

ZnCl

FeCl3

ZnO

Cu(NO3)2

Zn(OH)2

AlCl3

Al2O3

Ba(NO3)2

Mg(OH)2

ZnCl2

NaSO4

Ca(OH)3

K2Cl

BaO2

NaSO4

Al(OH)2

NaOH2

Al(SO4)2.

MgO2

Na2SO4

Ca(OH)2

KCl

BaO

Na2SO4

Al(OH)3

NaOH

Al2(SO4)3

MgO

2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Tính hóa trị của C trong CO2 biết Oxi hóa trị là II

A. I

B. II

C. III

D. IV

Câu 2: Biết hidroxit có hóa trị I, công thức hòa học nào đây là sai

A. KOH

B. AlOH

C. KOH

D. Fe(OH)2

Câu 3: Canxi có hóa trị II. Chọn công thức sai

A. CaSO4

B. CaO

C. CaCl

D. Ca(OH)2

Câu 4: Nguyên tử Fe có hóa trị III trong công thức nào

A. FeO

B. Fe2O3

C. Fe

D. FeCl2

Câu 5: Trong N2O5, N hóa trị mấy

A. I

B. II

C. IV

D. V

Câu 6: Lập công thức hóa học biết hóa trị của X là I và số p = e là 13 và Y có nguyên tử khối là 35.5

A. NaCl

B. BaCl2

C. NaO

D. MgCl

Câu 7: Lập công thức hóa học của Ba (II) với OH (I)

A. BaOH

B. Ba(OH)2

C. Ba2(OH)

D. Ba3OH

Câu 8: Ta có một oxit tên CrO. Vậy muối của Crom có hóa trị tương ứng là

A. CrSO4

B. Cr(OH)3

C. Cr2O3

D. Cr2(OH)3

Câu 9. Cho kim loại M tạo ra hợp chất MSO4. Biết phân tử khối là 120. Xác định kim loại M

A. Magie

B. Đồng

C. Sắt

D. Bạc

Câu 10. Cho công thức hoá học của sắt (III) oxit là Fe2O3, hiđro clorua là HCl. Công thức hóa học đúng của sắt (III) clorua là:

A. FeCl2.

B. FeCl.

C. FeCl3.

D. Fe2Cl.

Câu 11. Cho biết CTHH hợp chất của nguyên tố X với Cl là XCl2, hợp chất của Y với O là Y2O3. Vậy CTHH của hợp chất của X và Y là:

A. X2Y3.

B. XY2.

C. X3Y2.

D. X2Y.

Câu 12: Cho biết hợp chất tạo bởi nguyên tố A và nhóm (SO4) là A2(SO4)3 và hợp chất tạo bởi nguyên tố B với nhóm (OH) là B(OH)2. Hãy chọn công thức hoá học đúng cho hợp chất của A và B

A. AB3.

B. A3B.

C. A2B3.

D. A3B2.

Câu 14: Cho các hợp chất sau SO3, N2O5 hoá trị của S và N trong các hợp chất trên lần lượt là:

A. VI và V.

B. I và V.

C. VI và II.

D. IV và III.

Câu 15: Lập công thức hoá học của các hợp chất biết P(V) và O

A. P2O5.

B. P2O3.

C. P2O4.

D. PO4.

Câu 16. Định nghĩa nào sau đây về nguyên tố hóa học là đúng? Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử:

A. Có cùng số nơtron trong hạt nhân.

B. Có cùng điện tích hạt nhân.

C. Có cùng số khối.

D. Có cùng nguyên tử khối.

Xem đáp án

Đáp án B

Câu 17. Một đơn vị khối lượng nguyên tử (u) được định nghĩa là?

A. Khối lượng của 1 mol nguyên tử đồng vị cacbon 12.

B. Khối lượng của 1 nguyên tử đồng vị cacbon 12.

C. 1/12 khối lượng của 1 nguyên tử đồng vị cacbon 12.

D. 1/12 khối lượng của 1 nguyên tử cacbon.

Xem đáp án

Đáp án C

Một đơn vị khối lượng nguyên tử (u) được định nghĩa là: 1/12 khối lượng của 1 nguyên tử đồng vị cacbon 12.

Câu 18. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Đồng vị là những nguyên tố có cùng số nơtron nhưng khác số proton.

B. Những electron ở lớp K có mức năng lượng thấp nhất.

C. Đặc trưng cơ bản của nguyên tử là số đơn vị điện tích hạt nhân và số khối.

D. Các electron trên cùng một phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.

Xem đáp án

Đáp án A

A sai vì đồng vị là những nguyên tử mà hạt nhân có cùng số proton nhưng khác số nơtron.

Câu 19. Phát biểu nào dưới đây không đúng

A. Nguyên tử khối là khối lượng tương đối của nguyên tử

B. Đối với các nguyên tố có nhiều đồng vị, nguyên tử khối được tính là giá trị trung bình của nguyên tử khối các đồng vị có tính đến tỉ lệ phần trăm số nguyên tử mỗi đồng vị.

C. Khối lượng của nguyên tử bằng tổng khối lượng của proton và electron.

D. Trong một số trường hợp, có thể coi nguyên tử khối bằng số khối.

Xem đáp án

Đáp án C

Phát biểu không đúng là: Khối lượng của nguyên tử bằng tổng khối lượng của proton và electron.

.....................................

Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu học tập hóa học lớp 8.

  • Số Avogadro là gì? Lý thuyết bài tập vận dụng
  • Các dạng bài tập Hóa 8 đầy đủ từ cơ bản đến nâng cao
  • Cách nhận biết các chất hóa học lớp 8 và 9
  • Bài tập Hóa 8 Chương 2: Phản ứng hóa học Có đáp án

Trên đây là Bảng hóa trị các nguyên tố hóa học, được VnDoc tổng hợp, biên soạn là các cách ghi nhớ bảng hóa trị hóa học cũng như các nguyên tố hóa học cơ bản. Bên cạnh đó VnDoc đưa ra phương pháp xác định hóa trị của các nguyên tố, hy vọng có thể giúp các em có thể ghi nhớ một cách nhanh nhất. Để áp dụng vào các bài tập.

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Bảng hóa trị các nguyên tố hóa học. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề bài tập Toán 8, Giải SBT Vật Lí 8, Lý thuyết Sinh học 8, Chuyên đề Hóa học 8. Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.