Lãi ttru7o7c1kha6u1 hao và trả lãi vay gọi là gì

Khi vay tiêu dùng tại ngân hàng hay công ty tài chính, bạn sẽ thường được nghe nhắc đến 2 khái niệm: lãi suất trên dư nợ gốc và lãi suất trên dư nợ giảm dần. Hai khái niệm này khác nhau như thế nào và ảnh hưởng ra sao đến khoản tiền lãi phải trả của bạn? Hãy cùng tìm hiểu.

Lãi suất trên dư nợ gốc là lãi sẽ được tính trên số tiền bạn vay ban đầu trong suốt thời hạn vay.

VD: Khi bạn vay 50.000.000đ, thời hạn 1 năm (12 tháng). Trong suốt 12 tháng, lãi luôn được tính trên số tiền nợ gốc 50.000.000đ.

Lãi suất trên dư nợ giảm dần là lãi sẽ chỉ tính trên số tiền thực tế bạn còn nợ, sau khi đã trừ ra phần tiền gốc bạn đã trả trong các tháng trước đó.

VD: Khi bạn vay 50.000.000đ, thời hạn 1 năm (12 tháng)

– Tháng đầu tiên, lãi được tính trên 50.000.000đ. Bạn trả bớt nợ gốc 5.000.000đ.

– Tháng thứ hai, lãi sẽ chỉ tính trên 45.000.000đ. Bạn trả bớt nợ gốc thêm 5.000.000đ.

– Tháng thứ 3, lãi sẽ chỉ tính trên 40.000.000đ…Các tháng tiếp theo sẽ lãi sẽ được tính tiếp tục tương tự theo cách thức này.

Theo nguyên tắc, tuy cùng tổng số tiền lãi phải trả, cách tính lãi trên dư nợ giảm dần sẽ làm mức lãi suất cao hơn cách tính lãi trên dư nợ gốc. Hay nói cách khác, với cùng một khoản vay và thời hạn vay, 2 cách tính tiền lãi theo dư nợ giảm dần và dư nợ gốc sẽ cho ra 2 con số thể hiện mức lãi suất khác nhau, nhưng tổng giá trị khoản tiền lãi trong thời hạn vay mà khách hàng phải trả hoàn toàn bằng nhau.

Thực tế, khi khách hàng đi vay, bên cho vay sẽ thường tư vấn lãi suất trên dư nợ gốc để khách hàng có thể hiểu và tạm tính được số tiền lãi & tổng khoản trả hàng tháng (gốc + lãi) một cách dễ dàng. Tuy nhiên, theo các quy chuẩn thông thường của ngành, chính sách vay, hệ thống ngân hàng… lãi suất được áp dụng thực tế là lãi suất trên dư nợ giảm dần. Chính vì vậy, trên hợp đồng tín dụng giữa bên cho vay và khách hàng luôn thể hiện lãi suất trên dư nợ giảm dần.

Tham khảo ví dụ sau về hai cách tính để hiểu rõ hơn về vấn đề này:

Lãi ttru7o7c1kha6u1 hao và trả lãi vay gọi là gì

Khi mức lãi suất trên dư nợ gốc là 2,2%/ tháng thì mức lãi suất trên dư nợ giảm dần tương đương là 3,75%/ tháng. Tuy nhiên, số tiền lãi bạn phải trả là tương đương nhau.

Cách tính theo lãi suất trên dư nợ ban đầu (2,2%/ tháng)

Lãi ttru7o7c1kha6u1 hao và trả lãi vay gọi là gì

Cách tính theo lãi suất trên dư nợ giảm dần (3,75%/ tháng)

Lãi ttru7o7c1kha6u1 hao và trả lãi vay gọi là gì

Vì thế, để tránh các hiểu lầm không đáng có, bạn nên nhờ nhân viên tư vấn rõ ràng sự khác biệt này, nhằm chủ động hơn trong việc trả nợ của mình.

Vay tiêu dùng, khi được sử dụng đúng đắn và hợp lý, sẽ là 1 công cụ tài chính đắc lực giúp cuộc sống của bạn thêm phần tiện nghi và thoải mái.

Công ty ông Nguyễn Hoài Văn (Hà Nội) có các giao dịch liên kết theo quy định tại Nghị định 20/2017/NĐ-CP của Chính phủ. Trong giai đoạn năm 2017-2020, Công ty ông có phát sinh các giao dịch như sau:

- Công ty mua hàng trả chậm, trong đó có điều khoản nếu vi phạm điều khoản thanh toán (ví dụ: 3 tháng từ khi nhận hàng) thì sẽ bị tính lãi 0,03%/ngày với khoản chậm trả;

- Công ty có hoạt động cho thuê văn phòng và nhận tiền đặt cọc thực hiện hợp đồng cho thuê với khách hàng, trong đó có điều khoản phải trả lãi 8%/năm cho khách hàng trong thời hạn nhận đặt cọc theo hợp đồng cho thuê.

Ông Văn hỏi, khoản tiền lãi chậm trả cho người bán và khoản tiền lãi trả cho khách hàng trên số tiền đặt cọc có thuộc nhóm tính chi phí lãi vay tối đa được tính vào chi phí hợp lý trong năm không?

Cục Thuế TP. Hà Nội trả lời về vấn đề này như sau:

Căn cứ Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017 của Chính phủ đã được sửa đổi tại Điều 1 Nghị định số 68/2020/NĐ-CP ngày 24/6/2020 quy định về tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (Văn bản hết hiệu lực ngày 20/12/2020);

Căn cứ Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 5/11/2020 của Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 20/12/2020) quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết quy định như sau:

“Điều 16. Xác định chi phí để tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

.. 3. Tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết:

  1. Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;
  1. Người nộp thuế kê khai tỷ lệ chi phí lãi vay trong kỳ tính thuế theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.”.

Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) hướng dẫn như sau:

“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  1. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  1. Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  1. Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt…

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

… 2.17. Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

2.18. Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.

… 2.30. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế…”.

Căn cứ quy định trên, Cục Thuế TP. Hà Nội có ý kiến về nguyên tắc như sau: Doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ đối với mọi khoản chi phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nếu đáp ứng quy định tại Khoản 1 Điều 4 và không thuộc các quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính;

Đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết thì tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế.

Doanh nghiệp kê khai tỷ lệ chi phí lãi vay trong kỳ tính thuế theo mẫu biểu và hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 5/11/2020 của Chính phủ.

Việc xác định khoản tiền lãi chậm trả cho người bán và khoản tiền lãi trả cho khách hàng trên số tiền đặt cọc có thuộc nhóm chi phí lãi vay hay không thuộc thẩm quyền của cơ quan thuế. Đề nghị ông liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để được hướng dẫn.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc về chính sách thuế, ông liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị để được hướng dẫn cụ thể.