Kiều Nguyệt Nga là người con gái như thế nào

Bài làm

Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” ngoài việc giới thiệu về cuộc đời nhiều biến cố của Lục Vân Tiên còn khắc họa hình tượng nhân vật “Kiều Nguyệt Nga” – một cô gái xinh đẹp, thùy mị, nết na, vô tình được Lục Vân Tiên cứu thoát khỏi bọn cướp. Ở đoạn trích này, chúng ta chủ yếu hiểu được tính cách của Kiều Nguyệt Nga thông qua những lời giãi bày của nàng với chàng Lục Vân Tiên.

“Về cuộc đời của nàng Kiều Nguyệt Nga”

Quan Tri phủ Hà Khê có người con gái xinh đẹp, hiền lành, có tài cầm ca thi họa tên là Kiều Nguyệt Nga. Nàng Nguyệt Nga được biết bao vương tôn công tử yêu mến và luôn mong muốn được nàng kết duyên phu thê.

Quan Tri Phủ rất thương con gái, muốn con được sống trong giàu sang phú quý nên đã bắt nàng phải lấy một người mà nàng chưa hề biết mặt, chưa hề có tình cảm. Vì nàng vốn hiếu thảo nên đã vâng mệnh cha, cùng cô hầu gái đi đến nơi cha làm việc. Trên đường đi, nàng gặp phải toán cướp Phong Lai, chúng ra sức uy hiếp, hoành hành. Nhưng may thay, lúc đó Lục Vân Tiên đang lên kinh đô dự thi đi ngang qua đã ra tay cứu giúp nàng. Ngay lúc đó, Kiều Nguyệt Nga đã đem lòng yêu mến chàng, nhủ trong lòng sẽ gắn bó suốt đời với mình với Vân Tiên. Nàng tự vẽ một bức tranh hình chàng, luôn cất giữ mang theo bên mình.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải

Một thời gian sau, Kiều Nguyệt Nga nghe tin Lục Vân Tiên chết, nàng đã thề thủ tiết suốt đời và sống phụng dưỡng cha thay chàng. Trong triều, có tên Thái Sư vốn là người xấu xa, hắn thấy nàng là người hiếu nghĩa lại nết na xinh đẹp nên muốn nàng kết duyên với con trai mình. Tuy nhiên, Nguyệt Nga đã kiên quyết từ chối làm hắn rất tức giận. Thái Sư liền ủ ưu tâu lên vua nên đem nàng cống cho bọn giặc Ô Quan để giữ hòa khí.

Kiều Nguyệt Nga buồn bã, chán nản với số phận mình nên đã mang theo tấm hình của Vân Tiên nhảy sông tự vẫn khi thuyền vừa tới biên giới hai nước. Thương cảm cho tấm lòng thơm thảo, chân thành của nàng, Phật Bà Quan Âm đã cứu vớt rồi đưa nàng trôi dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Nàng được Bùi Công cứu giúp và có ý muốn nhận làm con nuôi. Song tên Bùi Kiệm con trai của Bùi Công thấy nàng xinh đẹp, tốt nết nên muốn ép nàng làm vợ mình. Không có cách nào để trốn tránh, Nguyệt Nga lặng lẽ bỏ trốn vào rừng sống nương nhờ cùng bà lão dệt vãi.

May mắn là lúc Lục Vân Tiên sau khi đỗ trạng và chiến thắng bọn giặc Ô Quan đi qua khu rừng Nguyệt Nga đang ở. Hai người gặp lại nhau và cùng xây dựng duyên vợ chồng, hưởng hạnh phúc mãi mãi.

Xem thêm:  Soạn bài Tổng quan văn học Việt Nam

Qua cách xây dựng hình tượng các nhân vật chính diện, phản diện nhất là Kiều Nguyệt Nga và Lục Vân Tiên. Tác giả Nguyễn Đình Chiểu muốn để cao nhân nghĩa ở đời, tình cảm ân tình, thủy chung, và khát vọng được yêu thương, được sống trong hạnh phúc của con người.

Câu 3 (trang 115 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)

Với tư cách là người chịu ơn, Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích này đã bộc lộ những nét đẹp tâm hồn như thế nào? Hãy phân tích qua ngôn ngữ, cử chỉ của nàng?

Lời giải 1

Những nét đẹp tâm hồn của Kiều Nguyệt Nga

- Trước hết, đó là lời lẽ của một cô gái khuê các, thùy mị, nết na, có học thức: cách xưng hô: “quân tử”, “tiện thiếp" khiêm nhường; cách nói năng văn vẻ, dịu dàng, mực thước (“Làm con đâu dám cãi cha”, “Chút tôi liễu yếu đào tơ, Giữa đường gặp phải bụi dơ đã phần”), cách trình bày vấn đề rõ ràng, khúc chiết, vừa đáp ứng đầy đủ những điều thăm hỏi ân cần của Lục Vân Tiên, vừa thể hiện chân thành niềm cảm kích, xúc động của mình:

Trước xe quân tử tạm ngồi,

Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.

- Nguyệt Nga là người chịu ơn, lại là một cái ơn trọng, không chỉ là ơn cứu mạng, mà còn cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng (đối với người con gái, điều đó còn quý hơn tính mạng)

Lâm nguy chằng gặp giải nguy,

Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi.

Nàng thấy rất áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn chàng, đủ hiểu rằng có đền đáp đến mấy cũng là chưa đủ:

Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi.

Bởi thế, cuối cùng nàng đã tự nguyện gắn bó cuộc đời với chàng trai khảng khái, hào hiệp đó, và đã dám liều mình để giữ trọn ân tình, thủy chung với chàng.

Nét đẹp tâm hồn đó đã làm cho hình ảnh Kiều Nguyệt Nga chinh phục được tình cảm yêu mến của nhân dân, những con người bao giờ cũng rất xem trọng ơn nghĩa “ơn ai một chút chẳng quên".

=> Nhân vật trong đoạn truyện được miêu tả qua hoạt động, cử chỉ, lời nói. Nhân vật ở đây thường được đặt trong những mối quan hệ xã hội, trong những tình huống, những xung đột của đời sống rồi bằng hoạt động cử chỉ, lời nói của mình, nhân vật tự bộc lộ tính cách và chiếm lĩnh tình cảm yêu hay ghét của người đọc, người nghe. Thêm vào đó nhiệt tình ngợi ca hay phê phán của tác giả cũng làm cho nhân vật trở nên sống động, để lại những ấn tượng khó quên.

Lời giải 2

Qua lời lẽ nàng giãi bày với Lục Vân Tiên, có thể thấy nàng là một cô gái khuê các, thùy mị, nết na, có học thức, cách xưng hô "quân tử", "tiện thiếp" khiêm nhường; cách nói văn vẻ, dịu dàng, mực thước, cách trình bày vấn đề rõ ràng, khúc chiết vừa đáp ứng đầy đủ những điều thăm hỏi ân cần của Lục Vân Tiên, vừa thể hiện chân thành. Nàng là người chịu ơn cứu mạng, Vân Tiên đã cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng. Nàng nguyện lấy thân mình để trả ơn cho chàng. Nàng là một người trọng tình nghĩa, có ơn phải trả.

Nêu nhận xét của em về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn trích.

Lục Vân Tiên là truyện thơ Nôm xuất sắc nhất của Nguyễn Đình Chiểu và của nền văn học Việt Nam thế kỉ 19. Bên cạnh việc khắc họa nhân vật chính Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu cũng xây dựng thành công nhân vật Kiều Nguyệt Nga, nhân vật nữ chính của truyện.


Ở đoạn trích này, nhân vật Kiều Nguyệt Nga dường như không được miêu tả gì. Phẩm chất tốt đẹp của nhân vật Kiều Nguyệt Nga được tác giả thể hiện qua lời lẽ chân thành mà nàng giãi bày với Lục Vân Tiên. Đó là lời lẽ của một tiểu thư khuê các, thùy mị, nết na và có học thức, hiểu biết lễ nghi.

Trước hết, qua lời nói, trước hết ta thấy, Kiều Nguyệt Nga là con gái nhà quan, địa vị khác hẳn Lục Vân Tiên. Nghĩa là nàng được giáo tập kĩ lưỡng lễ nghi và học thức. Điều đó cho thấy rất rõ, trong cảnh hỗn độn, nguy cấp, nàng vẫn giữ nghiêm lễ giáo, tuân thủ nghiêm ngặt chẩn mực về phẩm hạnh của người phụ nữ, không vì sợ hãi mà bước ra ngoài để cho bọn cướp sỉ mạ dung nhan. Đến khi, chỉ còn lại Lục Vân Tiên, nàng cũng hết sức giữ gìn khuôn phép.

Kiều Nguyệt Nga còn là một cô gái thùy mị, nết na, nhan sắc phi thường. Nàng ăn nói dịu dàng, mực thước. Nàng trình bày rõ ràng, khúc chiết, vừa đáp ứng đầy đủ những điều thăm hỏi ân cần của Lục Vân Tiên, vừa thể hiện niềm cảm kích chân thành đối với ân nhân cứu mạng:

“Thưa rằng: “Tôi Kiều Nguyệt Nga,

“Con này tỳ tất tên là Kim Liên.

“Quê nhà ở quận Tây Xuyên,

“Cha làm tri phủ ở miền Hà Khê.

“Sai quân đem bức thư về,

“Rước tôi qua đó định bề nghi gia.

“Làm con đâu dám cãi cha,

“Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành!”.

Cách xưng hô của nàng vừa trân trọng, vừa khiêm nhường: không vì con nhà quyền quý mà có lời lỗ mãn như bao tiểu thư con nhà quan khác. Lời nói của nàng dịu dàng, đằm thắm và hết sức thành khẩn muốn được đền đáp công ơn Lục Vân Tiên. Khi Lục Vân Tiên từ chối, hiểu rõ người anh hùng, nàng cũng không níu kéo nhiều lời. Cử chỉ của nàng cũng hết sức cung kính:

“Trước xe quân tử tạm ngồi

Xin cho tiên thiếp lạy rồi sẽ thưa”.

Khấu đầu trước ân nhân, hạ mình cung kính càng làm cho nàng thêm tôn quý. Không những dung nhan kiều diễm mà cốt cách cũng rất thanh cao: “Ơn ai một chút chẳng quên”. Khắc dạ ơn sâu là điều mà Kiều Nguyệt Nga mong muốn. Trước hết nàng muốn thể hiện lòng biết ơn bằng lễ nghĩa. Sau đó là đề cao:

Lâm nguy chẳng gặp giải nguy

Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi”.

Lục Vân Tiên không những giải được một mối nguy mà còn cứu cả đời trong trắng của người con gái. Đối với người con gái, điều đó còn quý hơn cả tính mạng. Ơn nghĩa ấy trời cao, biển rộng, sông dài mới sánh nổi. Bởi thế mà, nếu không đền đáp được, nàng hãy còn boăn khoăn, không thể an tâm. Làm người như thế là đã đủ trọn đạo nghĩa rồi:

“Gẫm câu báo đức thù công

Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng người”.

Báo đáp ơn sâu, đó là điều mà Kiều Nguyệt Nga mong muốn. Còn sự thật, Lục Vân Tiên đã khướt từ tất cả. Bản tính anh hùng trượng nghĩa, không vì một chút cảm tình mà làm điều tầm thường. Kiều Nguyệt Nga thấu hiểu điều đó nên càng thêm cảm phục. Đó cũng là hình mẫu mà nàng đang mong ước. Bởi thế, từ đó, nàng nguyện gắn cuộc đời mình với Lục Vân Tiên đời đời kiếp kiếp. Suy nghĩ về Lục Vân Tiên thời nay qua hai câu thơ:

“Nhớ câu kiến nghĩa bất vi

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”

Truyện Lục Vân Tiên có kết cấu truyện và ình tiết rất giống với truyện cổ dân gian về người tài giỏi. Kết cấu truyện dân gian thường xoay quanh cuộc đời một người một người trai tài giỏi, trong một lần tình cờ cứu được cô gái xinh đẹp. Từ đó, họ bén duyên nợ với nhau. Chàng trai sau bao khó khăn, thử thách, lập nhiều chiến công, bảo vệ lẽ phải đã tìm lại được cô gái. Từ đó họ sống hạnh phúc với nhau.

Kết cấu truyện Lục Vân Tiên thể hiện niềm mong ước của tác giả về một người anh hùng hiệp nghĩa ra tay trừ gian, dẹp loạn, bảo vệ cuộc sống yên bình. Với ngôn ngữ thơ mộc mạc, được chắt lọc từ ngôn ngữ đời sống, không hề được trau chuốc, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân lao động khiến cho truyện Lục Vân Tiên nhanh chóng được tiếp nhận trong khắp Nam Bộ. Giọng điệu thơ liên tục thay đổi lúc gấp gáp, khẩn trương (lúc Lục Vân Tiên đánh cướp), lúc nhẹ nhàng, chậm rãi (đoạn Lục Vân Tiên trò chuyện với Nguyệt Nga) phù hợp với không khí truyện. Cái “thô sơ và hực sáng” ấy của ngôn ngữ văn học đã được thể hiện trọn vẹn trong những tác phẩm thơ của Nguyễn Đình Chiểu.

Kiều Nguyệt Nga là đại diện sinh động cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, vừa đẹp đẽ ở hình thức, vừa cao quý ở tâm hồn, cốt cách. Có lẽ, Nguyễn Đình Chiểu đã dành hết những mến yêu khi xây dựng nhân vật này. Ông tỏ ra trân trọng người phụ nữ trong xã hội và luôn mong muốn họ có một cuộc sống tốt đẹp, xứng đáng với giá trị vốn có của họ. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga đã chinh phục được tình cảm yêu mến của nhân dân, những con người luôn đặt ân nghĩa lên hàng đầu, coi ân nghĩa là gốc rễ của đạo đức.

Kiều Nguyệt Nga là người con gái như thế nào
Ảnh minh họa (Nguồn internet)