Khu vực kinh tế phi quốc doanh là gì năm 2024

Trong các sắc thuế, khoản thu nộp ngân sách thì nguồn thu thuế từ khu vực công nghiệp - ngoài quốc doanh đạt kết quả tốt. 7 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh thu được hơn 1.568 tỷ đồng tiền thuế từ khu vực nói trên, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước.

Trong cơ cấu tổng thu ngân sách Nhà nước được UBND tỉnh giao cho ngành thuế, thuế khu vực công thương nghiệp - ngoài quốc doanh (CTN-NQD) là khoản thu mang yếu tố lâu dài, bền vững, chiếm tỷ trọng lớn trong thu thuế nội địa, phục vụ đầu tư và phát triển của tỉnh.

Ông Nguyễn Đẩu, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, chia sẻ: “Muốn thu được thuế, trước hết phải tạo điều kiện để DN, hộ kinh doanh phát triển bằng những chính sách hỗ trợ trong đó có chính sách thuế; tuyên truyền hướng dẫn giúp DN tránh những sai phạm không đáng có; vận động, đôn đốc công tác thu nợ… DN “chết” đồng nghĩa với việc nguồn thu bị mất. Vì thế, chúng tôi thường xuyên kết nối, nắm rõ “đời sống” của DN; lắng nghe, chia sẻ, hỗ trợ kịp thời cho người nộp thuế (NNT). Trường hợp DN, hộ kinh doanh có khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng tới việc nộp thuế vượt quá thẩm quyền của cơ quan thuế, chúng tôi chuyển thông tin để các cấp chính quyền và ngành chức năng có hướng gỡ khó giúp DN. Đó là một trong những cách mà Cục Thuế tỉnh đang thực hiện nhằm đảm bảo tối đa quyền lợi cho NNT, tạo điều kiện để khối kinh tế tư nhân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nuôi dưỡng nguồn thu”.

.jpg)

Công chức Cục Thuế tỉnh tư vấn DN xử lý các thủ tục nộp thuế trên điện thoại di động. Ảnh: TIẾN SỸ

Trên tinh thần đó, cơ quan Thuế tỉnh xây dựng và triển khai 16 ứng dụng chuyên ngành, hiện đại hóa tất cả khâu trong công tác quản lý thuế. Cùng với đó còn phát huy mô hình “Quản lý mở bằng công nghệ”, trên nguyên tắc phục vụ, hỗ trợ, đảm bảo lợi ích hợp pháp tối đa cho NNT với 4 trụ cột chính: Hỗ trợ, cảnh báo, công khai, đối thoại.

7 tháng đầu năm nay, tổng số tiền mà Cục Thuế tỉnh đã thực hiện miễn, giảm các loại phí, thuế cho DN là 708 tỷ đồng. Trong đó, giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng, dầu theo Nghị quyết số 30/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với 272 tỷ đồng; giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước năm 2022 theo Nghị quyết 07/2023 của Chính phủ với 61,2 tỷ đồng. Bên cạnh đó, giải quyết gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất cho 1.520 DN, hộ kinh doanh theo Nghị định số 12/2023 của Chính phủ với số tiền 374,7 tỷ đồng. Việc thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ nói trên giúp DN, hộ kinh doanh khắc phục khó khăn, duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt nghĩa vụ thuế.

Để công tác quản lý, thu thuế từ khu vực CTN-NQD đạt kết quả khả quan phải kể đến sự phối hợp, hỗ trợ tích cực của các ngành chức năng, chính quyền các cấp và sự nỗ lực của DN, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp các bài toán nghiệp vụ giúp ngành Thuế tỉnh quản lý chặt chẽ tất cả sắc thuế, nguồn thu, đảm bảo công bằng, minh bạch trong thực hiện nghĩa vụ thuế và chống thất thu thuế hiệu quả. Nhờ đó, 7 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh thu được 1.568,9 tỷ đồng từ khu vực CTN-NQD, đạt 70,5% kế hoạch, tăng 9,4% so với cùng kỳ, góp phần nâng tổng thu ngân sách của tỉnh lên 5.621,8 tỷ đồng, đạt 47,9% dự toán.

Việc ngành thuế thay đổi cách thức làm việc theo hướng phục vụ được nhiều DN, cơ sở, hộ kinh doanh đánh giá cao. Trong danh sách các DN, hộ kinh doanh khu vực CTN-QD nộp thuế tăng cao so với cùng kỳ năm trước, có Công ty TNHH MTV Hoa Sen Nhơn Hội - Bình Định.

Ông Văn Thành Trung, Phó Giám đốc Công ty, chia sẻ: Quá trình đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh tại Bình Định, chúng tôi nhận được sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương và ngành Thuế tỉnh. Hiện Công ty đang được thụ hưởng chính sách miễn thuế thu nhập DN và một số chính sách khác, góp phần quan trọng giúp thực hiện tốt kế hoạch đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Từ đầu năm đến nay, chúng tôi khai thác tối đa thị trường nội địa, giảm bớt chi phí đầu vào, nâng cao chất lượng phục vụ và có chính sách tốt đối với khách hàng. Nhờ đó, Công ty đảm bảo doanh thu, nộp thuế tăng 20,4 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.

Theo PGS.TS Vũ Hùng Cường - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam: Qua các kỳ Đại hội Đảng, sự tồn tại và phát triển cũng như vai trò của khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) dần được khẳng định và nhấn mạnh. Nghị quyết Đại hội VI của Đảng năm 1986 chính thức công nhận khu vực KTTN với việc lần đầu tiên công nhận sự tồn tại của hai nhóm thành phần kinh tế: Các thành phần kinh tế XHCN và các thành phần kinh tế phi XHCN, gồm: Kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tự nhiên, tự cấp, tụ túc. Nghị quyết Đại hội VII năm 1991 đã phân tách từ hai nhóm: Thành phần kinh tế XHCN và thành phần kinh tế phi XHCN thành 05 thành phần kinh tế bao gồm: Kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước.

Việc khu vực kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư nhân được chính thức công nhận đã tạo điều kiện, tiền đề tốt hơn cho sự phát triển của khu vực KTTN. Sau đó một năm, năm 1992, Hiến pháp cũng đã ghi nhận quyền tự do kinh doanh của công dân. Nghị quyết Đại hội VIII năm 1996 tiếp tục khẳng định sự tồn tại và phát triển của khu vực KTTN bằng việc công nhận thêm thành phần tiểu chủ. Đây là sự đánh dấu bước chuẩn bị cho việc công nhận hình thức sở hữu cá nhân.

Theo Nghị quyết Đại hội IX năm 2001, khu vực KTTN được công nhận bao gồm: Kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Có thể nói, đây là nền tảng cơ bản cho sự bùng nổ đầu tư vào KTTN trong những năm tiếp theo.

Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, kinh tế tư nhân ngày càng chứng tỏ được sức mạnh, là một trong các động lực phát triển đất nước. Đến Hội nghị Trung ương 5 khóa IX của Đảng, lần đầu tiên, vấn đề phát triển kinh tế tư nhân đã được đưa ra thảo luận trong một chuyên đề riêng và ra Nghị quyết “Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”; trong đó khẳng định: “Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đây là một bước tiến đáng kể về tư duy lý‎ luận và quan điểm, đường lối kinh tế của Đảng ta, thể hiện tính nhất quán của đường lối đổi mới theo hướng kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, tạo nên động lực và sự yên tâm cho các doanh nhân và nhà đầu tư được tự do kinh doanh theo pháp luật.

Qua các kỳ Đại hội Đảng, sau khi khu vực KTTN được chính thức công nhận, Văn kiện Đại hội X năm 2006 đã nhận định: KTTN là khu vực “có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế”. Trong Nghị quyết Đại hội XI năm 2011 của Đảng đã chỉ rõ: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế”. Nói về khu vực KTTN, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng năm 2016 nêu: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp. Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế”. Như vậy đã có sự nhấn mạnh rõ hơn, coi KTTN “một động lực quan trọng của nền kinh tế”. Đây là bước tiến quan trọng trong tư duy, quan điểm của Đảng về vai trò của các khu vực kinh tế nhìn từ phương diện sở hữu. Khu vực kinh tế nhà nước thông qua cổ phần hóa sẽ dần nhường chỗ cho khu vực KTTN thực hiện vai trò động lực tăng trưởng, vì chỉ có khu vực KTTN mới có thể có sự năng động, thích ứng nhanh với sự biến động của nền kinh tế thị trường.

Tạo động lực để kinh tế tư nhân phát triển

Tiếp tục khẳng định và nhấn mạnh rõ hơn vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đại tá, PGS.TS Phạm Văn Sơn, Viện Khoa học Nhân văn Quân sự cho biết: Những đóng góp tích cực của kinh tế tư nhân đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong những năm qua, bao gồm: Góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động; huy động các nguồn vốn trong nhân dân, trong xã hội vào hoạt động sản xuất, kinh doanh; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước; tạo môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và góp phần đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam...

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2016, khu vực KTTN hiện có khoảng 500 nghìn doanh nghiệp, chiếm gần 90% số doanh nghiệp của cả nước. Trong giai đoạn 2006-2015, so với khu vực kinh tế nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), khu vực KTTN đóng góp hơn 40% GDP cả nước, 30% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, gần 80% tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ, 64% tổng lượng hàng hóa và 100% giá trị sản lượng hàng hóa vận chuyển. Trong thời gian tới, khu vực KTTN sẽ tiếp tục đóng góp khoảng 30% ngân sách và khoảng 40% GDP của cả nước.

Đặc biệt, khu vực KTTN thu hút khoảng 51% lực lượng lao động cả nước và tạo khoảng 1,2 triệu việc làm cho người lao động mỗi năm, góp phần quan trọng vào quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt tạo việc làm mới cho những đối tượng bị giảm biên chế hoặc mất việc làm do quá trình tinh giản bộ máy hành chính, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hay dịch chuyển lao động từ khu vực nông thôn.

Mức thu nhập cho người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân được cải thiện đáng kể. Tính trung bình, mức thu nhập bình quân hàng năm của người lao động năm 2005 khoảng 25,4 triệu đồng/người, đã tăng 1,66 lần lên 42,3 triệu đồng/người vào năm 2014. Xét về cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, nguồn vốn tư nhân không chỉ luôn chiếm vị trí thứ 2 giữa 3 khu vực, mà còn có xu hướng tăng nhẹ từ mức 22% năm 2000 lên 38,4% năm 2014, trong khi khu vực FDI lại giảm rõ rệt từ mức cao nhất 30,9% năm 2008 về mức 21,7% năm 2014 và khu vực kinh tế nhà nước giảm từ 47% năm 2006 về khoảng 40% năm 2014. Ngay ở những giai đoạn kinh tế khó khăn (2008-2009 và 2011-2013) thì vốn đầu tư khu vực tư nhân vẫn tăng cho thấy tính ổn định, bền vững của khu vực này. Qua số liệu thống kê trên lại càng chứng tỏ vai trò quan trọng, không thể thiếu của KTTN, trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay.

Tại phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 5 (khóa XII), ngày 5/5/2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: KTTN ngày càng đóng góp lớn hơn trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội. Tỷ trọng trong GDP của khu vực KTTN, bao gồm cả kinh tế cá thể duy trì ổn định khoảng 39-40%. Bước đầu đã hình thành được một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn, hoạt động đa ngành, có khả năng cạnh tranh tốt hơn trên thị trường trong nước và quốc tế; đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh. Số lượng doanh nghiệp của tư nhân tăng nhanh với nhiều loại hình đa dạng; phong trào khởi nghiệp được đẩy mạnh…

Tuy nhiên, Tổng Bí thư cũng cho rằng, KTTN đã bộc lộ không ít những hạn chế, yếu kém: Tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm trong những năm gần đây; xuất phát điểm phát triển và năng lực nội tại nhìn chung còn thấp, chủ yếu vẫn là kinh tế hộ, cá thể. Phần lớn doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ, trình độ công nghệ thấp và chậm đổi mới; trình độ quản trị, năng lực tài chính, năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh còn yếu kém; chủ yếu tham gia ở phân khúc thị trường có giá trị gia tăng thấp. Khả năng liên kết với các thành phần kinh tế khác và tham gia chuỗi giá trị sản xuất trong nước, khu vực và toàn cầu còn nhiều hạn chế.

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp tư nhân hoạt động thiếu ổn định, bền vững, thậm chí bị thua lỗ, giải thể, phá sản. Tình trạng vi phạm pháp luật, gian lận thương mại, trốn thuế, nợ thuế, cạnh tranh không lành mạnh, gây ô nhiễm môi trường, không bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, không quan tâm bảo đảm lợi ích của người lao động diễn biến phức tạp, có nơi, có lúc rất nghiêm trọng.

Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là gì?

Kinh tế tư nhân, hiểu cách khái quát chung, là khu vực kinh tế nằm ngoài quốc doanh (ngoài khu vực kinh tế nhà nước), bao gồm các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó tư nhân nắm trên 50% vốn đầu tư.

Khu vực quốc doanh có nghĩa là gì?

Doanh nghiệp nhà nước (hay Quốc doanh) bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật Doanh nghiệp 2020.. So với Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp Nhà nước thường được cho là kém hiệu quả và lợi nhuận thấp hơn.

Khu vực kinh tế phi chính thức là gì?

Khái niệm, tiêu chí xác định và phạm vi Theo đó, khu vực phi chính thức được định nghĩa: “Khu vực phi chính thức bao gồm các cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông, lâm nghiệp và thủy sản, sản xuất ra sản phẩm (vật chất, dịch vụ) để bán, trao đổi và không phải đăng ký kinh doanh”.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ mấy Đã Nếu nền kinh tế nước ta gồm 5 thành phần kinh tế kinh tế nhà nước kinh tế tập thể kinh tế tư?

Đại hội VIII (năm 1996) có 5 thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước, Kinh tế hợp tác xã, Kinh tế cá thể, tiểu chủ, Kinh tế tư bản tư nhân và Kinh tế tư bản nhà nước, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX nêu ra 6 thành phần kinh tế cơ bản.