Khu công nghiệp mông hóa kỳ sơn hòa bình năm 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 883/QĐ-TTg chủ trương đầu tư dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Bình Phú.

Địa điểm thực hiện dự án là xã Mông Hóa, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Dự án có quy mô sử dụng đất 214,29 ha, không bao gồm 21,57 ha đất rừng. Diện tích đất 214,29 ha này bao gồm phần diện tích đất đã cho các nhà đầu tư thứ cấp thuê đất và phần diện tích đất còn lại để nhà đầu tư thuê đất, đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng.

Tiến độ thực hiện dự án không quá 36 tháng kể từ ngày được Nhà nước bàn giao đất. Thời hạn hoạt động là 50 năm, kể từ ngày 22/7/2022.

Về tổng vốn đầu tư của dự án, Phó Thủ tướng yêu cầu Nhà đầu tư xác định lại tổng vốn đầu tư của dự án trên cơ sở quy mô sử dụng đất của dự án và phương án hoàn trả phần vốn ngân sách nhà nước đã được sử dụng cho dự án, đảm bảo vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư để thực hiện dự án đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

Khu công nghiệp mông hóa kỳ sơn hòa bình năm 2024

Tại quyết định này, Phó Thủ tướng cũng giao UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức thực hiện thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án phù hợp với các văn bản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt về quy mô diện tích, địa điểm, tiến độ thực hiện dự án và theo quy định của pháp luật. Đảm bảo không có tranh chấp, khiếu kiện về quyền sử dụng địa điểm thực hiện dự án.

Đồng thời chỉ đạo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hòa Bình và các cơ quan có liên quan phối hợp, hướng dẫn Nhà đầu tư thỏa thuận, thống nhất với các Nhà đầu tư thứ cấp thuê đất trước đây về tiền thuê, phí sử dụng cơ sở hạ tầng và phương án đấu nối hạ tầng như giao thông, cấp nước, xử lý nước thải, công trình kết cấu hạ tầng sử dụng chung... vào hệ thống kết cấu hạ tầng chung của khu công nghiệp Bình Phú, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên, không để xảy ra khiếu nại, khiếu kiện;

Chỉ đạo nhà đầu tư đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp, đảm bảo kết nối với các nhà máy, cơ sở sản xuất của các nhà đầu tư thứ cấp thuê đất trước đây tại khu công nghiệp;

Có kế hoạch bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả đất trồng lúa khác để bù lại phần đất trồng lúa bị chuyển đổi; chịu trách nhiệm về việc xác định diện tích rừng trong phạm vi dự án cần chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, xử lý các vướng mắc phát sinh (nếu có).

Đối với 21,57ha đất rừng, giữ nguyên chức năng đồi núi theo quy hoạch, không được chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác và yêu cầu Nhà đầu tư đưa phần diện tích đất này ra khỏi phạm vi và quy mô sử dụng đất của dự án.

Yêu cầu nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án, nếu phát hiện khoáng sản có giá trị cao hơn khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường thì phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định pháp luật…

Theo lãnh đạo tỉnh Hoà Bình, tỉnh đã định hướng phát triển công nghiệp trở thành động lực của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững và hiệu quả, làm động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển và thực hiện các mục tiêu xã hội, phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng chiếm 54% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh… Phấn đấu đến năm 2025, diện tích đất các khu, cụm cộng nghiệp chiếm khoảng 1% diện tích đất tự nhiên của tỉnh.

Hòa Bình hiện có 8 khu công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch là 1.507,43 ha. Đó là Khu công nghiệp Lương Sơn quy mô 83 ha tại xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn; Khu công nghiệp bờ trái sông Đà 68 ha tại Phường Hữu Nghị, TP.Hòa Bình; Khu công nghiệp Yên Quang 200 ha tại xã Yên Quang, huyện Kỳ Sơn; Khu công nghiệp Mông Hóa 236 ha thuộc xã Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn; Khu công nghiệp Nhuận Trạch 213 ha tại xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn; Khu công nghiệp Lạc Thịnh 220 ha tại xã Yên Lạc, xã Lạc Thịnh, thị trấn Hàng Trạm, huyện Yên Thủy; Khu công nghiệp Nam Lương Sơn 200 ha ở xã Trung Sơn, huyện Lương Sơn; Khu công nghiệp Thanh Hà 282 ha thuộc thị trấn Thanh Hà, huyện Lạc Thủy.

Tính đến tháng 6/2022, các khu công nghiệp của tỉnh đã thu hút được 104 dự án đầu tư ở trong và ngoài nước với tổng số vốn đăng ký gần 515 triệu USD và trên 13.574 tỷ đồng.

Khu công nghiệp Mông Hóa thuộc xã Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình nằm trong quy hoạch phát triển các khu công nghiệp Việt Nam được Thủ tướng chính phủ chấp thuận tại văn bản số 2350/TTg – KTN ngày 31/12/2008.

Trong quy hoạch phát triển khu công nghiệp Hòa Bình đến năm 2020 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1505-QĐ/UBND ngày 06/8/2009 và Phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 714/QĐ-UBND ngày 04/5/2011.

2. Vị trí địa lý và giao thông

Cách Trung tâm Hà Nội khoảng 55km, sân bay nội bài 75km và cảng Hải Phòng 130km. Có Quốc lộ 6 và tuyến đường cao tốc Láng – Hòa Lạc đi qua.. thuận lợi cho giao thương giữa vùng Tây bắc với tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh

3. Cơ sở hạ tầng và các tiện ích khác

Khu công nghiệp đang được đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ, gồm: Đường giao thông nội bộ, hệ thống thoát nước mưa, thu gom nước thải, trạm xử lý nước thải tập trung; Trạm điện 110KV, hệ thống cung cấp điện 35/22KV; Nhà ở công nhân và các dịch vụ bưu chính viễn thông, ngân hàng…

Hệ thống cung cấp điện năng

– Khu công nghiệp có trạm biến áp 110/22KV

Hệ thống cung cấp nước

– KCN có nhà máy cấp nước đạt công suất 6000m3/ ngày đêm.

Hệ thống giao thông nội bộ

– Hệ thống giao thông nội bộ chiếm 12,98% diện tích KCN được xây dựng hoàn chỉnh và bố trí hợp lý trong khuôn viên của KCN

– Toàn bộ các tuyến đường nội bộ KCN đều được trang bị hệ thống đèn cao áp chiếu sáng bố trí dọc theo đường.

Hệ thống thoát nước mưa, nước thải

Hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN

– KCN đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải với công suất 6.000m3/ngày đêm.

Hệ thống thông tin liên lạc

– KCN đầu tư trung tâm điều hành và dịch vụ công cộng lên tới 2,9 ha.

Các tiện ích khác

– Hệ thống ngân hàng, thuế quan

– Hệ thống an ninh nội khu 24/24h

– Hệ thống phòng cháy chữa cháy tại KCN

– KCN có Khu nhà ở cho người lao động và các hệ thống tiện ích đi kèm.

4. Thời gian và Chi phí

Thời gian hoạt động là 50 năm kể từ ngày Ban quản lý khu công nghiệp Bắc Ninh cấp giấy chứng nhận đầu tư . Trong quá trình thuê đất nhà đầu tư có thể chuyển nhượng hoặc cho thuê lại cho các nhà đầu tư khác

Thuê đất: 90-95 USD/m2 ( đã có hạ tầng, tùy theo vị trí và diện tích lô đất )

Thuê nhà xưởng: 75 USD/m2

Phí quản lý: 22.000 đồng/m2/năm (tương đương 1USD/ m2/Year).

Giá điện vào giờ cao điểm và giờ bình thường đều theo quy định của EVN Giá nước sạch: 12.300 VND/m3 (tương đương 0,56 USD/ m3/Year).

Giá xử lý nước (m3): 5.300 VND/m3 (tương đương 0.24USD/ m3/Year). Tiêu chuẩn xử lý đầu vào: Theo quy định của KCN Tiêu chuẩn xử lý đầu ra: Đạt QCVN 40:2011/BTNMT Cột A

5. Ưu đãi

Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: (Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015)

– Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp : 17% trong 10 năm

– Miễn 2 năm và giảm 50% 4 năm tiếp theo

– Thời gian miễn, giảm thuế được tính liên tục từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế.

Ưu đãi về thuế Nhập khẩu máy móc thiết bị: (Theo Luật thuế Xuất Nhập khẩu 107/2016/QH13)

★ Miễn thuế Nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, bao gồm:

– Máy móc, thiết bị; linh kiện, chi Tiết, bộ phận rời, phụ tùng để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với máy móc, thiết bị; nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi Tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị;

– Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án;

– Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được.

★ Miễn thuế Nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu, để gia công sản phẩm xuất khẩu.

★ Miễn thuế đối với sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công; sản phẩm gia công xuất khẩu.

★ Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được phục vụ trực tiếp cho giáo dục.

★ Hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được, tài liệu, sách báo khoa học chuyên dùng sử dụng trực tiếp cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ.

Hòa bình có bao nhiêu khu công nghiệp?

Hòa Bình hiện có 8 KCN với tổng diện tích quy hoạch là 1.507,43 ha.