Khu công nghiệp bền vững là gì

Khu công nghiệp sinh thái - Hướng phát triển bền vững

14/12/2021

    Khu công nghiệp (KCN) đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển ở châu Á, trong đó có Việt Nam. Các KCN phát triển nhanh, mang lại lợi ích về kinh tế cho các quốc gia. Tuy nhiên, sự tập trung công nghiệp trong một khu vực nhất định sẽ làm tăng thêm các tác động xấu vốn có của công nghiệp tới môi trường. Các quốc gia đều nhận ra rằng cái giá phải trả cho vấn đề môi trường của sự phát triển này là rất lớn.

    Tại Việt Nam, các KCN đã góp phần thu hút đầu tư nước ngoài, tăng trưởng xuất khẩu, đóng góp vào GDP và tạo việc làm cho người lao động. Trước những tác động tiêu cực tới môi trường và cộng đồng, các mô hình KCN sinh thái được đề xuất triển khai, góp phần thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam. Nghị định số 82/2018/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý KCN và khu kinh tế có nêu rõ mục tiêu chính sách khuyến khích phát triển KCN sinh thái và các tiêu chí xác định KCN sinh thái ở Việt Nam. Về bản chất, KCN sinh thái là một “cộng đồng” các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ có mối liên hệ mật thiết trên cùng một lợi ích, hướng tới hoạt động mang tính xã hội, kinh tế, môi trường chất lượng cao, thông qua sự hợp tác trong việc quản lý các vấn đề môi trường và nguồn tài nguyên. Bằng các hoạt động hợp tác chặt chẽ với nhau, “cộng đồng” KCN sinh thái sẽ đạt được một hiệu quả tổng thể lớn hơn nhiều so với tổng các hiệu quả mà từng doanh nghiệp hoạt động riêng lẻ gộp lại.

Khu công nghiệp bền vững là gì

    Bà Vương Thị Minh Hiếu - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, Việt Nam có gần 400 KCN được thành lập, trong đó gần 300 KCN đã đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy khoảng 70%. Hệ thống các KCN của Việt Nam thời gian qua đã thu hút trên 10.000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và khoảng 10.000 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đăng ký lần lượt là 220 tỷ USD vốn FDI và 2.200 tỷ đồng, chiếm 50% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

    Các KCN truyền thống đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng công nghiệp và xuất khẩu của Việt Nam. Nếu như năm 2015, các KCN đóng góp 38% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước thì đến cuối năm 2020, con số này là 60%. Đặc biệt, với sự tham gia của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới, các KCN đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển KCN "quá nóng" thời gian qua đã gây những ảnh hưởng, tác động đến môi trường và đời sống người dân xung quanh KCN.

    Các chuyên gia kinh tế đánh giá, KCN truyền thống hiện nay thiếu tính liên kết để gia tăng sức cạnh tranh. Bản thân DN hoạt động tại KCN cũng không tận dụng được lợi thế của nhau để phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả; chưa tiết kiệm chi phí và tận dụng tài nguyên sẵn có.

    Nhằm khắc phục những bất cập của KCN truyền thống đang phải đối mặt, hướng đến phát triển ngành công nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh, tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí cho DN, từ năm 2015 - 2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) thí điểm chuyển đổi KCN truyền thống sang KCN sinh thái tại 3 KCN, bao gồm: KCN Amata (Đồng Nai); KCN Đình Vũ (Hải Phòng); KCN Hiệp Phước (TP. Hồ Chí Minh). Sau 4 năm triển khai, 72 doanh nghiệp tham gia Chương trình này đã áp dụng các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn (RECP), góp phần cải thiện hiệu quả tài nguyên, tương ứng 75 tỷ đồng thông qua cắt giảm 17,8 triệu kWh điện, 429.000 m3 nước và một số lượng đáng kể các nguyên, nhiên vật liệu khác. Chẳng hạn, khói nóng từ nhà máy sản xuất thép có thể được tái sử dụng cho các DN ngành dệt may để là ủi vải. Thông qua việc giảm phát thải khí nhà kính, môi trường ở khu vực dân cư lân cận cũng giảm thiểu đáng kể.

    Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, với xu hướng xanh hóa nền kinh tế, rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang coi đầu tư vào các KCN sinh thái là một trong những tiêu chí quan trọng để lựa chọn nơi đặt nhà máy. Điều này cũng dễ hiểu bởi tại các KCN sinh thái, sản phẩm đầu ra của DN này cũng có thể trở thành sản phẩm đầu vào của DN kia và ngược lại, do đó tiết kiệm được chi phí hoạt động, nâng cao sức cạnh tranh của DN.

Phương Linh

Khu công nghiệp sinh thái là gì? Mô hình khu công nghiệp sinh thái? Tiêu chuẩn của khu công nghiệp sinh thái? Hiện trạng khu công nghiệp sinh thái? Xu hướng khu công nghiệp sinh thái?

Khu công nghiệp sinh thái là thuật ngữ được quan tâm trong những năm gần đây. Khi mà các nhu cầu trong phát triển các khu công nghiệp là tất yếu. Đồng thời với đó là các đảm bảo cho môi trường được bảo vệ và cải thiện. Tính chất sinh thái mang đến nhấn mạnh cho những đòi hỏi cần thực hiện đồng thời. Với yêu cầu phối hợp của nhiều chủ thể, trong thời gian và lộ trình thực tế. Các xu hướng cũng như đòi hỏi mang đến chất lượng cần đảm bảo. Cũng như tạo ra các thuận lợi cho phát triển kinh tế. Cải thiện hệ sinh thái gắn liền với phát triển các khu công nghiệp được triển khai. Trong đó con người nói chung được hưởng các lợi ích lớn nhất.

Căn cứ pháp lý: Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.

Mục lục bài viết

  • 1 1. Khu công nghiệp sinh thái là gì?
  • 2 2. Mô hình khu công nghiệp sinh thái:
  • 3 3. Tiêu chuẩn của khu công nghiệp sinh thái:
  • 4 4. Hiện trạng Khu công nghiệp sinh thái:
  • 5 5. Xu hướng khu công nghiệp sinh thái:

Khu công nghiệp sinh thái là một mô hình mới, có ranh giới địa lý được xác định rõ ràng. Không có dân cư sinh sống và tập hợp các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ. Với tính chất của phát triển đối với các nhóm ngành công nghiệp là chủ yếu. Tạo thành một “cộng đồng” hướng về một mục tiêu bảo vệ môi trường. Khi mà hoạt động công nghiệp mang đến quá nhiều tác động không tốt đối với môi trường sống nói chung.

Như vậy đồng thời phát triển kinh tế công nghiệp hóa, vẫn phải đảm bảo cho chất lượng của môi trường. Tức là thực hiện xen lẫn các biện pháp giảm thiểu tác động xấu tới môi trường. Đây là định hướng của nhiều quốc gia phát triển hiện nay. Có thể thấy đồng thời thực hiện bảo vệ môi trường có thể tốn kém chi phí và công sức hơn. Tuy nhiên đó là nhiệm vụ của con người khi sống trong môi trường.

2. Mô hình khu công nghiệp sinh thái:

Mô hình này đang tạo ra động lực lớn cho việc phát triển kinh tế của nhiều quốc gia. Hướng đến các ý nghĩa đối với hoạt động thực hiện. Mang đến các ý nghĩa tích cực cho đảm bảo hệ sinh thái. Không những tăng thu hút đầu tư mà còn tạo được việc làm cho người lao động. Khi tính chất của việc làm được tạo ra. Với các chương trình trong tái chế và tiết kiệm cho ra nhiều ý nghĩa đối với năng suất và chất lượng sản xuất.

Đặc biệt, rất hiệu quả trong việc giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất. Cùng với các nguyên vật liệu và chi phí được đảm bảo thông qua quá trình thực hành tiết kiệm. Việc làm của mỗi cá nhân trong tiến hành một hoạt động nghề nghiệp mới. Thực hiện từ quá trình tiết kiệm, tái chế, tái sử dụng nguyên – vật liệu và năng lượng. Đây cũng mang đến nguồn nguyên liệu chất lượng cho hoạt động của một số ngành công nghiệp. Kể đến như trong hoạt động tái chế.

Tạo một bộ mặt mới, các định hướng công nghiệp mới. Có thể xác định với các vai trò trong thực hiện sản xuất và phát triển khu công nghiệp. Hoặc mở ra các ngành công nghiệp mới gắn trực tiếp với bảo vệ môi trường và hệ sinh thái. Tìm lại và tạo ra một môi trường trong sạch và hấp dẫn cho các dự án khu công nghiệp.

Nhiều chuyên gia cho rằng, khu công nghiệp sinh thái chính là nền tảng vững chắc để phát triển khu công nghiệp xanh. Trong đó, đảm bảo tiêu chuẩn và các nhu cầu trong bảo vệ môi trường. Muốn có được các lợi ích bền vững trong phát triển các ngành công nghiệp hay dịch vụ nói chung. Tóm lại là đối với nhu cầu phát triển kinh tế, cần có nền tảng môi trường sinh thái tốt cho cuộc sống của con người được đảm bảo. Sức khỏe được duy trì cũng như các lợi thế mang đến là hiệu quả bền vững.

3. Tiêu chuẩn của khu công nghiệp sinh thái:

Tiêu chuẩn đòi hỏi sự đầu tư lớn mới có thể đáp ứng quy định. Theo Nghị định 82/2018/NĐ-CP, khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam phải đảm bảo 08 tiêu chuẩn. Theo đó:

– Kết cấu hạ tầng phải đúng pháp luật, bảo vệ môi trường, lao động. Kết cấu mang đến các đáp ứng cần thiết. Từ đó mà các hoạt động sử dụng hạ tầng mới được xây dựng với nền tảng hiệu quả. Giúp cho các cải thiện và ý thức đảm bảo trong nhu cầu bảo vệ môi trường.

– Hạ tầng kết cấu đầy đủ dịch vụ cơ bản. Trong các yêu cầu cần thiết đối với quy định về hạ tầng.

– Sản xuất sạch, sử dụng tài nguyên hiệu quả. Bao gồm sử dụng tiết kiệm. Gắn với sử dụng là có lộ trình cải tạo và sử dụng hợp lý. Mang đến các thuận lợi hay lợi ích đảm bảo bền vững.

– Có diện tích đất cho công trình cây xanh (Dành tối thiểu 25% diện tích đất khu công nghiệp cho các công trình. Bao gồm: cây xanh, giao thông, các hạ tầng dịch vụ dùng chung,… ). Cây xanh mang đến nhiều chức năng đối với bảo vệ môi trường. Trong đó, yêu cầu đối với sức khỏe của con người là vô cùng quan trọng.

– Có ít nhất 1 liên kết cộng sinh công nghiệp với ít nhất 10% tổng số doanh nghiệp thành viên tham gia.

– Ngoài ra phải kể đến công trình xã hội, văn hoá, thể thao trong khu công nghiệp.

– Khu công nghiệp sinh thái là gì có cơ chế giám sát, quản lý đầu vào, đầu ra, hoạt động hiệu quả tài nguyên, phát thải.

– Thực hiện công bố báo cáo bảo vệ môi trường. Mang đến những định hướng cũng như lộ trình. Đặc biệt là những điều đã làm và cần làm trong báo cáo đó.

Khu công nghiệp sinh thái tiếng Anh là Eco-industrial park.

4. Hiện trạng Khu công nghiệp sinh thái:

Tại thời điểm Việt Nam đang tập trung cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt chú trọng cho kinh tế công nghiệp với các bước tiến trong phát triển dịch vụ. Hàng loạt chính sách và ngân sách được ưu ái dành cho trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất,… Các quản lý cũng như ý thức sản xuất công nghiệp chưa cao. Người thực hiện chưa thấy được các tác hại đối với môi trường trong ý thức kém của mình. Đồng thời chưa đảm bảo cho tính chất nhiệm vụ cần thực hiện.

Tuy nhiên, trước sự phát triển nhanh của số lợn khu công nghiệp/ khu chế xuất và những lo ngại về môi trường, chất thải. Rất nhiều nơi thiếu cơ sở khoa học do chưa được giải quyết đồng bộ giữa đầu tư cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường.

Bài toán đặt ra cho công nghiệp nước ta khi có gần hơn 300 khu công nghiệp, khu chế xuất. Trong khi số dự án chú trọng đến hệ sinh thái công nghiệp chỉ được đếm trên đầu ngón tay. Các hoạt động quản lý cũng như phối hợp bảo vệ môi trường chưa tiến hành đồng bộ và hiệu quả. Đặc biệt với các chế tài chưa phổ biến và dứt khoát.

Đến nay, chỉ một vài khu công nghiệp/ khu chế xuất ở phía Nam hoạt động theo mô hình khu công nghiệp sinh thái:

– Khu chế xuất Linh Trung 1 (Tp. Hồ Chí Minh) quy mô 62ha hoạt động từ năm 1995 với 26 công ty.

– Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 (tỉnh Đồng Nai) thành lập năm 1997 trên địa bàn 2 xã Hiệp Phú và Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, với diện tích 347 ha.

Ngoài ra, trong những năm gần đây, Việt Nam đã triển khai thí điểm triển khai mô hình khu công nghiệp sinh thái tại 3 khu công nghiệp thuộc tỉnh Ninh Bình, Đà Nẵng và Cần Thơ, với 72 doanh nghiệp tham gia. Mặc dù được đánh giá cao về khả năng phát triển mô hình khu công nghiệp sinh thái, tuy nhiên việc đi đến ứng dụng trên nhiều dự án sẽ là thức thức lớn trên nhiều phương diện khác nhau mà Việt Nam cần có thêm thời gian. Các thực tại này không mang đến các giá trị đạt được cao trong nền kinh tế của nước ta tính đến thời điểm hiện tại.

5. Xu hướng khu công nghiệp sinh thái:

Áp dụng mô hình khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam đang là giải pháp hướng đến tăng trưởng xanh, phát triển bền vững. Gắn với các nhu cầu trong phát triển khu công nghiệp và dịch vụ. Trong đó phải đảm bảo các cải thiện đối với môi trường. Do đặc thù của ngành công nghiệp với các rác thải độc hại. Việc sử lý rác thải và hiệu quả của hoạt động này là vô cùng quan trọng.

Các nhu cầu cần phối hợp giữa nhiều nhóm chủ thể khác nhau. Mang đến các yêu cầu, nhu cầu và đòi hỏi chung. Định hướng được các cơ quan liên quan triển khai hợp xu hướng tập trung vào:

+ Xây dựng chính sách, quy định, tiêu chí khu công nghiệp sinh thái. Mang đến các định hướng trong việc cần làm và chiến lược rõ ràng, cụ thể. Từ đó mà có những tác động phù hợp theo thời điểm và khoảng thời gian khác nhau.

+ Tăng cường lập quy hoạch, quản lý khu công nghiệp sinh thái. Trong đó, tính chất của hoạt động quản lý nhà nước là vô cùng quan trọng. Bên cạnh các đảm bảo tuân thủ, thực hiện của người dân nói chung.

+ Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, phương thức sản xuất sạch, an toàn. Mang đến cải tiến cho hoạt động công nghiệp. Từ đó cải thiện rõ rệt các tác động xấu đối với hệ sinh thái. Bên cạnh các nhu cầu thực hiện trong bảo vệ và gìn giữ môi trường.

+ Hỗ trợ kỹ thuật, tiếp cận tài chính ưu đãi đầu tư sử dụng hiệu quả tài nguyên. Các kỹ thuật, ứng dụng cần được triển khai linh hoạt và hiệu quả. Mang đến các tiếp cận tài chính. Từ đó mới có cơ sở cho các thực hiện đối với chiến lược và chính sách cụ thể đề ra.

Hiện nay, Nam Cầu Kiền là khu công nghiệp sinh thái ra đời đầu tiên tại Việt Nam. Được đánh giá cao về những lợi thế, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quan trọng. Nhờ vậy, nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.