Khối thịnh vượng chung anh là gì năm 2024

“Mặt trời không bao giờ lặn trên đất Anh” – đây là câu nói huyền thoại thể hiện sự hùng mạnh của Khối Thịnh vượng chung Anh. Hiện khối liên kết kinh tế này gồm 54 quốc gia thành viên, có sức ảnh hưởng lớn đối với toàn thế giới. Ngay trong bài viết dưới đây, hãy cùng NewOcean IMMI tìm hiểu về khối liên minh chính trị – văn hóa quốc tế này.

I. Khối Thịnh vượng chung Anh là gì?

Chắc hẳn thuật ngữ “Khối thịnh vượng chung Anh” vẫn còn khá xa lạ với nhiều người. Sau đây là những thông tin hữu ích mà NewOcean IMMI chia sẻ, sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn về tổ chức liên kết này.

Khối thịnh vượng chung anh là gì năm 2024
Khối Thịnh vượng chung Anh là Hiệp hội Liên Chính phủ gồm 54 quốc gia thành viên

1. Định nghĩa

Khối Thịnh vượng chung Các Quốc gia (hay còn được biết đến là Commonwealth of Nations): đây là Hiệp hội Liên Chính phủ gồm 54 quốc gia thành viên có chủ quyền độc lập, bình đẳng, cùng hợp tác vì mục tiêu chung là sự thịnh vượng – hòa bình – dân chủ. Cụ thể: các nước thành viên của Khối Thịnh vượng chung Anh bao gồm Anh Quốc, các quốc gia từng là thuộc địa của Đế quốc Anh (có chủ quyền độc lập, tuy nhiên vẫn duy trì quan hệ hợp tác với Anh.

Số lượng thành viên: có xu hướng tăng. Trong suốt thời gian hình thành và phát triển, một số quốc gia thành viên rời khởi, tuy nhiên đều tái gia nhập như: Nam Phi, Pakistan,…Ireland là quốc gia duy nhất tham gia vào hành trình sáng lập Khối thịnh vượng chung Anh nhưng đã rời khỏi và không quay lại. Thay vào đó, Ireland đã phát triển mối quan hệ hợp tác hơn với Vương Quốc Anh thông qua một số hiệp ước riêng, nhằm có lợi cho đôi bên.

So với toàn thế giới, tổng diện tích các quốc gia thành viên Khối thịnh vượng chung Anh chiếm tới ⅓ diện tích. Việc tăng về diện tích cũng như về số lượng là nhờ sự góp mặt của các quốc gia có lãnh thổ rộng lớn như Úc, Canada, Ấn Độ với tổng dân số lên tới 2.5 tỷ người.

Các nước thành viên được chia làm 4 khu vực gồm:

  • Châu Phi
  • Châu Á
  • Caribbean và châu Mỹ
  • Châu Âu
  • Châu Đại Dương

2. Tổng quan về cách thức hoạt động và tổ chức Khối Thịnh Vượng chung Anh

Khác với một số tổ chức quốc tế khác như Liên Hợp Quốc hay Tổ chức Thương mại Thế Giới (WTO), Khối Thịnh vượng chung Anh không có Hiến pháp hay luật lệ chung. Do đó, các thành viên được tự do hợp tác, liên kết, hoàn toàn không có nghĩa vụ pháp lý chính thức liên quan đến nhau.

Các yếu tố chung để các quốc gia thành viên dựa theo nhằm mục đích liên hiệp, giao lưu với nhau gồm:

  • Lịch sử
  • Văn hóa
  • Dân chủ
  • Nhân quyền

Đây là 4 yếu tố thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa các nước trở nên khăng khít hơn thay vì tập trung vào lợi ích chung về kinh tế – chính trị. Công dân của toàn khối thành viên không chỉ được thừa hưởng nhiều lợi ích từ việc tự do đi lại, mà còn nhận được nhiều ưu đãi, quyền ưu tiên từ nền giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe y tế.

Khối thịnh vượng chung anh là gì năm 2024
Tìm hiểu cách thức hoạt động và tổ chức Khối Thịnh Vượng chung Anh

Sự hình thành hợp pháp của Khối Thịnh vượng dựa trên sự nhất trí của Liên Chính phủ các quốc gia thành viên thông qua Ban thư ký Thịnh vượng chung Anh. Bên cạnh đó, hoạt động của các tổ chức phi Chính phủ sẽ được thông qua Quỹ Thịnh vượng chung với mục tiêu chung:

  • Chung tay bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, tiết kiệm, bền vững.
  • Thúc đẩy hoạt động kinh tế, thương mại giữa các nước
  • Đặt yếu tố dân chủ, Chính phủ, pháp quyền lên hàng đầu.
  • Phát triển xã hội, chú trọng bình đẳng giới, y tế, giáo dục, lĩnh vực thể thao.
  • Chung tay hỗ trợ các quốc gia kém phát triển, giúp họ giải quyết những thách thức, khó khăn đang phải đối mặt.

Một đặc quyền mà chỉ quốc gia thành viên trong toàn Khối thịnh vượng chung Anh nhận được đó là sự cung cấp, hỗ trợ về kỹ thuật do Quỹ Hợp tác Kỹ thuật thông qua, đảm bảo thực hiện ngay khi các quốc gia thành viên yêu cầu giúp đỡ.

II. Các nước Khối Thịnh Vượng chung gồm những nước nào?

Hiện Commonwealth of Nations có 54 quốc gia thành viên, được chia theo 5 châu lục trên toàn thế giới, bao gồm:

  • Châu Âu: gồm 3 nước là Malta, Vương quốc Anh, Đảo Síp.
  • Châu Á: gồm 8 nước là Ấn Độ, Bangladesh, Brunei, Malaysia, Maldives, Singapore, Pakistan, Sri Lanka.
  • Châu Mỹ và Caribbean: gồm 13 nước là Antigua và Barbuda, Bahamas, Barbados, Belize, Canada, Dominica, Grenada, Guyana, Jamaica, Saint Lucia, St Kitts and Nevis, St Vincent và Grenadines, Trinidad và Tobago.
  • Châu Đại Dương: gồm 11 nước là Úc, Fiji, Kiribati, Nauru, New Zealand, Papua New Guinea, Samoa, Quần đảo Solomon, Tonga, Tuvalu, Vanuatu.
  • Châu Phi: gồm 19 nước là Zambia, Tanzania, Uganda, Nam Phi, Sierra Leone, Seychelles, Rwanda, Nigeria, Namibia, Mozambique, Mauritius, Malawi, Lesotho, Vương quốc Eswatini, Kenya, Ghana, Gambia, Cameroon, Botswana.

III. Lợi ích khi định cư tại các quốc gia thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh

Là quốc gia có lịch sử phát triển lâu đời cùng nền văn hóa đa dạng, Vương quốc Anh đóng vai trò chủ chốt trong các hoạt động văn hóa – xã hội của Khối Thịnh Vượng chung Anh. Do đó, các quốc gia thành viên cũng sẽ được hỗ trợ, hưởng nhiều lợi ích từ Anh về nhiều mặt như:

  • Công dân các nước Khối Thịnh vượng có quyền tự do đi lại, du lịch mà không cần thị thực nhờ có sự liên kết về ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử. Ví dụ: Người Malta có thể học tập – sinh sống – làm việc tại bất kỳ quốc gia nào thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh như Úc, Canada, Anh.
  • Bên cạnh đó, Vương quốc Anh cũng cho phép công dân hầu hết các quốc gia thành viên (Trừ châu Phi và một số nước khác) không cần xin visa, vẫn có thể đến du lịch, học tập ngắn hạn và ở lại Anh lên tới 6 tháng.
  • Trong quá trình nhập cảnh, di chuyển, công tác, du lịch, nếu công dân thuộc các nước thành viên gặp khó khăn có thể được Đại sứ quán Anh tại nước sở tại (không thuộc Khối Thịnh vượng chung) hỗ trợ ngay lập tức.
    \>> Tham khảo: Chương trình đầu tư định cư Châu Âu nước nào dễ & rẻ nhất

Khối thịnh vượng chung anh là gì năm 2024
Lợi ích khi định cư tại các quốc gia thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh

IV. Phân biệt Khối Thịnh vượng chung Anh với các tổ chức khác

Câu hỏi nhiều người thắc mắc đó là “sự khác biệt giữa Khối Thịnh vượng chung Anh” so với một số tổ chức như Liên minh châu Âu, Schengen, Eurozone là gì sẽ được giải đáp ngay sau đây.

1. Liên minh châu Âu (EU)

  • Số lượng các nước thuộc Liên minh châu Âu: 27 quốc gia thành viên

Mục đích hoạt động: Nhằm hợp tác, liên minh giữa các nước thành viên, thúc đẩy phát triển kinh tế, tiền tệ. Đồng thời chung tay xây dựng khối chính trị, đối ngoại, quốc phòng an ninh vững mạnh. Bên cạnh đó, con người, hàng hóa, dịch vụ, vốn tài chính của các quốc gia thành viên châu Âu có thể được tự do lưu thông tại một khu vực riêng biệt. Quyền lợi khi tham gia Liên minh châu Âu (EU) đó là công dân quốc gia thành viên hoàn toàn có thể tự do đi lại và làm việc tại các nước trong EU.

2. Khối Schengen

  • Số lượng các nước thuộc khối Schengen: 26 quốc gia thành viên tại châu Âu, ký kết Hiệp định tự do đi lại.

Quyền lợi: công dân có quốc tịch nước thành viên không chỉ được miễn visa mà còn được tự do đi lại trong khối liên kết. Công dân ngoài khối Schengen cũng có thể xin cấp visa Schengen khi đến khu vực Schengen.

Ngoài ra, thị thực ngắn hạn Schengen còn cho phép công dân được lưu trú lên tới 90 ngày trong thời gian 6 tháng.

3. Khối Eurozone

  • Số lượng: tất cả các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu lấy đồng Euro là đồng tiền tiền tệ chung (bao gồm 19 nước).

Tại các ngân hàng trung ương trên thế giới, Eurozone chiếm vị trí quan trọng về dự trữ tiền, vàng,…Đây là khối có đồng tiền tệ mang tính thanh khoản cao nhất so với các nước khu vực khác.

Khối thịnh vượng chung anh là gì năm 2024
Phân biệt Khối Thịnh vượng chung Anh với các tổ chức khác

Khối Thịnh vượng chung Anh được xem là khối liên kết kinh tế vững mạnh nhất thế giới, mang tới nhiều lợi ích cho công dân các nước thành viên về du lịch, tự do đi lại, cơ hội học tập, sinh sống và làm việc. Để biết thêm thông tin về định cư, di trú, quý khách hàng có thể liên hệ để được NewOcean IMMI hỗ trợ nhanh chóng.