Khoáng sản là gì? Phân loại khoáng sản thế nào?

Trong bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu khoáng vật là gì. Đồng thời, Kinggems cũng có đề cập đến khái niệm khoáng sản. Để tìm hiểu thông tin cụ thể hơn về khoáng sản là gì, mời bạn đọc theo dõi bài viết của Kinggems.

Khoáng sản là gì?

Khoáng sản là các khoáng vật và đá được khai thác và đưa vào thương mại hóa. Nói một cách khác, có thể hiểu khoáng sản là khoáng vật và đá có giá trị phục vụ cho nền kinh tế quốc dân.

Có thể bạn quan tâm: ĐÁ TURQUOISE – BẢO VẬT THƯỢNG CỔ CỦA NGƯỜI AI CẬP

Các khoáng sản tích tụ lại ở một khu vực hình thành nên mỏ. Nhiều mỏ khoáng sản ở trong một khu vực được gọi là vùng mỏ, bồn chứa khoáng sản. Các khoáng sản có thể được khai thác ở trạng thái chất rắn, chất lỏng (nước, dầu mỏ), và chất khí (khí đốt). Việc khai thác khoáng sản được gọi là khai khoáng.

Như vậy, khoáng sản rộng hơn khoáng vật một chút. Khoáng sản nội hàm một số tài nguyên thiên nhiên như nước, dầu mỏ,….

Khoáng sản là gì? Phân loại khoáng sản thế nào?

Khoáng sản là khoáng vật đưa vào thương mại

Có những loại khoáng sản nào?

Phân theo công năng sử dụng

Khoáng sản được phân thành nhiều loại khác nhau dựa trên mục đích và công năng sử dụng. Cụ thể như sau:

  • Khoáng sản năng lượng (còn gọi là nhiên liệu hóa thạch): dầu mỏ, khí đốt, than,…
  • Khoáng sản phi kim loại: đá vôi, cát, đất sét, đá hoa cương,…
  • Khoáng sản kim loại (còn được gọi là quặng): các loại quặng kim loại, quặng đen, kim loại quý,…
  • Khoáng sản là đá màu: đá thạch anh, đá onyx, đá mã não, hồng ngọc, sapphire,…
  • Các loại thủy khoáng (khoáng sản ở dạng nước): nước khoáng, nước ngầm
  • Nguyên liệu tạo khoáng sản: apatit, muối khoáng

XEM NGAY:  Đá quý nhân tạo là gì? Quy trình tạo ra đá quý nhân tạo

Phân theo trạng thái vật lý

Xem thêm: NGỌC BÍCH ĐỎ JASPER TƯỢNG TRƯNG CHO HẠNH PHÚC, QUYỀN LỰC

Dựa trên trạng thái vật lý của một số khoáng sản, có thể phân khoáng sản thành các loại

  • Khoáng sản ở trạng thái rắn: quặng, kim loại,…
  • Khoáng sản ở trạng thái lỏng: nước, dầu mỏ,…
  • Khoáng sản ở trạng thái khí: khí đốt

Các công đoạn khi khai thác khoáng sản

Sau khi đã hiểu được khoáng sản là gì, không ít độc giả thắc mắc về quá trình khai thác khoáng sản. Việc khai thác khoáng sản không hề đơn giản. Từ việc dò tìm, phát triển mỏ và vận chuyển máy móc thiết bị đến khu mỏ đều tốn một lượng lớn nguồn lực. Dưới đây Kinggems sẽ tóm tắt lại để bạn đọc có cái nhìn sơ lược.

Khoáng sản là gì? Phân loại khoáng sản thế nào?

Mô tả công việc khai thác khoáng sản

Phát triển mỏ khoáng

Để bắt đầu khai khoáng, đầu tiên cần phát hiện khu mỏ. Người ta tiến hành dò tìm, xác định quy mô và giá trị của mỏ. Công việc này sẽ cung cấp các số liệu cần thiết để tính toán mức trữ lượng tài nguyên, xác định giá trị kinh tế của mỏ quặng. 

Sau đó, người ta tiếp tục nghiên cứu và tính toán giá trị đầu tư của dự án. Ở khâu này, công ty khai thác sẽ đưa ra quyết định “làm hay bỏ” dự án. Khi việc phân tích mỏ mang đến dấu hiệu khả quan về khả năng kinh tế, công ty khai thác sẽ cho tiến hành dự án. 

Công nghệ khai thác mỏ

Khi đã bắt đầu dự án khai khoáng, việc tiếp theo là xác định công nghệ để đưa vào khai thác. Có hai loại công nghệ chủ yếu là khai thác mỏ lộ thiên (ngoài trời) và khai thác hầm lò. Các loại khoáng sản khai thác cũng được chia theo vật liệu bao gồm sa khoáng nằm lẫn trong lòng sông, cát biển và quặng đá nằm trong các khối đá.

Khoáng sản là gì? Phân loại khoáng sản thế nào?

Một hình ảnh về hầm mỏ đang được công nhân khai thác

Khai thác khoáng sản ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?

Nhìn chung, không thể phủ nhận các giá trị kinh tế to lớn mà khai khoáng mang lại với con người. Tuy nhiên, bất cứ việc gì cũng tồn tại mặt trái của nó. Khai khoáng cũng gây ra những ảnh hưởng tới môi trường. Việc xói mòn, sụt lún đất (do đào hố), giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm nguồn nước,… là những tác động tiêu cực mà khai khoáng tạo ra. Khi khai khoáng, thường các công ty sẽ cho lọc và xử lý thô tại mỏ.

XEM NGAY:  Ngọc lục bảo Emerald - Nữ hoàng của các loại đá quý

Nếu quá trình xử lý không đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn của môi trường, các chất thải này có thể rất độc hại tới môi trường. Một sự kiện được coi là “thảm kịch” của ngành công nghiệp này là khi khai thác Marcopper, có 2 triệu tấn đuôi quặng (phần chất thải sau khi xử lý quặng) bị trôi vào các dòng sông ở địa phương do đập chứa đuôi quặng bị vỡ. 

Trước sự ảnh hưởng đến môi trường của khai khoáng, không ít công ty đã nỗ lực trong việc giảm thiểu tác động của mình đến hệ sinh thái tự nhiên. Họ sử dụng công nghệ xử lý tốt hơn để đảm bảo quá trình khai thác được an toàn.

Khoáng sản là gì? Phân loại khoáng sản thế nào?

Khai khoáng cũng dấy lên những lo ngại về môi trường

Có bao giờ khoáng sản sẽ hết không?

Một thực tế là khoáng sản không phải vô tận, ngay cả nước chúng ta dùng hằng ngày cũng có nguy cơ hết trong tương lai. Theo định luật bảo toàn nguyên tố, kể cả sau khi sử dụng, các khoáng sản không mất đi hoàn toàn mà bị chuyển đổi sang một dạng khác. Khoáng sản có thể tái phục hồi nhưng sẽ mất hàng triệu, hàng tỉ năm.

Lời kết

Trên đây cũng là những chia sẻ xoay quanh khái niệm khoáng sản là gì. Hi vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích đến bạn đọc. Đừng quên nhấc máy gọi về hotline 0962.814.888 – 0335.229.888 để được Kinggems tư vấn chọn mua trang sức phù hợp nhất nhé.

-Khoáng sản là các tích tụ tự nhiên của khoáng vật hoặc đá có ích, được con người khai thác và sử dụng.- Phân loại: Dựa vào công dụng, khoáng sản được phân thành 3 nhóm:+ Năng lượng: than đá, than bùn, dầu mỏ, khí đốt..+ Kim loại: đen: sắt, mangan, tican, crôm..                  màu: đồng, chì, kẽm..-Phi kim loại: apatit, thạch anh, kim cương, cát, sỏi đá, vôi,..

Tài nguyên khoáng sản là một yếu tố quan trọng góp phần duy trì và phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia nhưng đây cũng là tài nguyên không tái tạo nên việc khai thác, sử dụng cần được quản lý chặt chẽ. Vậy khoáng sản là gì? Việc cấp phép khai thác khoáng sản được quy định thế nào?

1.1. Khoáng sản là gì?

Mặc dù được nghe nhiều đến cụm từ khoáng sản nhưng không phải ai cũng hiểu khái niệm khoáng sản là gì dưới góc độ khái quát nhất. Hiện nay, các vấn đề pháp lý liên quan đến khoáng sản đang được điều chỉnh theo Luật Khoảng sản và các văn bản hướng dẫn liên quan.

Cụ thể, theo khoản 1 Điều 2 Luật Khoáng sản, khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ.

Từ định nghĩa trên có thể thấy được một số đặc điểm đặc trưng của khoáng sản:

- Trạng thái của khoáng sản: Có thể là thể rắn, thể lỏng, thể khí.

- Nơi tồn tại của khoáng sản: Trong lòng đất, trên mặt nước.

- Sự hình thành: Khoáng sản được tích tụ một cách tự nhiên qua rất nhiều năm mà không có sự can thiệp của của con người.

1.2. Phân loại khoáng sản

Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào với khoảng 80 loại khoáng sản khác nhau và có tất cả hơn 3000 mỏ lớn nhỏ ở cả nước. Có thể chia các loại khoáng sản ở Việt Nam thành 03 nhóm chính:

- Nhóm khoáng sản nhiên liệu - năng lượng:

Nhóm này bao gồm: Than đá, than nâu, than mỡ, than bùn, dầu mỏ và khí đốt, năng lượng thuỷ điện (than trắng),…

- Nhóm khoáng sản kim loại:

Nhóm này gồm: Sắt, măngan, Crom, Bôxit, thiếc, chì - kẽm, đồng, vàng, bạc,…

- Nhóm khoáng sản phi kim:

Nhóm này gồm: Apatit, cát thuỷ tinh, đá vôi, đá quý (Rubi, Saphia), đất sét, cao lanh, cát đen, cát vàng,...

2. Hoạt động khoáng sản là gì?

Luật Khoảng sản đã định nghĩa về hoạt động theo cách liệt kê. Cụ thể, theo khoản 5 Điều 2 Luật Khoáng sản, hoạt động khoáng sản bao gồm hoạt động thăm dò khoáng sản và hoạt động khai thác khoáng sản.

Trong đó, thăm dò khoáng sản là hoạt động nhằm xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản và các thông tin khác phục vụ cho hoạt động khai thác khoáng sản. Còn khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan.

Khoáng sản là gì? Phân loại khoáng sản thế nào?

3. Địa phương có khoáng sản được hưởng quyền lợi gì?

Theo Điều 5 Luật Khoáng sản, địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác sẽ nhận được những quyền lợi sau:

* Địa phương nơi có khoáng sản được hưởng:

- Được Nhà nước điều tiết khoản thu ngân sách nhà nước từ hoạt động khai thác khoáng sản để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Được tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản tại đia phương hỗ trợ chi phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng kỹ thuật sử dụng trong khai thác khoáng sản và xây dựng công trình phúc lợi cho địa phương.

- Được bồi thường, sửa chữa, tu sửa, xây dựng mới cơ sở dựng hạ tầng kỹ thuật, công trình, tài sản nếu tổ chức, cá nhân khai thác gây thiệt hại.

* Người dân nơi có khoáng sản được hưởng:

- Được ưu tiên tuyển dụng vào làm công việc khai thác khoáng sản và các dịch vụ có liên quan.

-  Được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp đối với với người dân có đất bị thu hồi để khai thác khoáng sản.

- Được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do đất bị thu hồi để thực hiện dự án khai thác khoáng sản.

4. Các hành vi bị cấm theo Luật Khoáng sản là gì?

Cùng với khái niệm khoáng sản là gì, Luật Khoáng sản cũng liệt kê các hành vi bị cấm thực hiện trong việc thăm dò, khai thác khoáng sản. Nội dung này được ghi nhận tại Điều 8 Luật Khoáng sản như sau:

- Lợi dụng hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Lợi dụng thăm dò để khai thác khoáng sản.

-Thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò, khai thác khoáng sản khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

- Cản trở hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò, khai thác khoáng sản trái pháp luật.

- Cung cấp trái pháp luật thông tin về khoáng sản thuộc bí mật của nhà nước.

- Cố ý hủy hoại mẫu vật địa chất, khoáng sản có giá trị hoặc khoáng sản quý hiếm.

- Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.

5. Khu vực nào bị cấm thăm dò, khai thác khoáng sản?

Không phải cứ nơi nào có khoáng sản thì các cá nhân, tổ chức đều được tiến hành tham dò, khai thác. Cụ thể, theo Điều 28 Luật Khoáng sản, những khu vực sau đây bị đặc biệt nghiêm cấm thăm dò, khai thác khoáng sản:

- Đất có các di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được khoanh vùng bảo vệ.

- Đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ hoặc đất quy hoạch trồng rừng phòng hộ, khu bảo tồn địa chất.

- Đất quy hoạch dành cho mục đích quốc phòng, an ninh hoặc nếu tiến hành thăm dò, khái thác khoáng sản có thể gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

- Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng.

- Đất thuộc hành lang hoặc phạm vi bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi, đê điều; hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, dẫn điện, xăng dầu, khí, thông tin liên lạc.

Ngoài ra, nếu vì mục đích quốc phòng, an ninh, bảo tồn thiên nhiên, danh lam, thắng cảnh, khắc phục tiên tai,… thì một số khu vực có thể bị tạm thời cấm thăm dò, khai thác khoáng sản.

Trường hợp cần thăm dò, khai thác khoáng sản ở khu vực cấm khai thác hoặc tạm thời bị cấm khai thác khoáng sản thì Bộ Tài nguyên và môi trường hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xem xét, quyết định.

Khoáng sản là gì? Phân loại khoáng sản thế nào?
Khoáng sản bị cấm khai thác bị cấm ở khu vực nào? (Ảnh minh họa)

6. Tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác khoáng sản cần đáp ứng điều kiện gì?

Ngoài khái niệm khoáng sản là gì, LuatVietnam cũng muốn cung cấp thêm thông tin về điều kiện thăm dò, khai thác khoáng sản hiện nay.

6.1 Điều kiện tham dò khoáng sản

Theo Điều 34 Luật Khoáng sản, tổ chức, cá nhân được thăm dò khoáng sản bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề thăm dò khoáng sản. Trong đó, hộ kinh doanh bị giới hạn khi chỉ được thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

Các tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản phải đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Khoáng sản bao gồm:

- Được thành lập theo quy định của pháp luật.

- Người phụ trách kỹ thuật phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành địa chất thăm dò có kinh nghiệm công tác thực tế trong thăm dò khoáng sản ít nhất 05 năm; có hiểu biết, nắm vững tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thăm dò khoáng sản.

- Đội ngũ công nhân kỹ thuật phải có chuyên ngành địa chất thăm dò, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, địa vật lý, khoan, khai đào và chuyên ngành khác có liên quan đến hoạt động thăm dò khoáng sản.

- Có thiết bị, công cụ chuyên dùng cần thiết để thi công công trình thăm dò khoáng sản.

Theo khoản 2 Điều 40 Luật Khoáng sản, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản khi đảm bảo các điều kiện sau:

- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn hoặc trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò.

- Có đề án thăm dò phù hợp với quy hoạch; thăm dò khoáng sản độc hại phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản.

- Có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng 50% tổng vốn đầu tư thực hiện đề án thăm dò khoáng sản.

6.2. Điều kiện khai thác khoáng sản

Theo Điều 51 Luật Khoáng sản, tổ chức, cá nhân được khai thác khoáng sản bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản. Trong đó, hộ kinh doanh chỉ được khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản (khoáng sản còn lại ở bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ).

Căn cứ khoản 2 Điều 53 Luật Khoáng sản, tổ chức, cá nhân sẽ được cấp giấy phép khai thác khoáng sản nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch.

Lưu ý: Dự án này phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác phù hợp. Trường hợp khai thác khoáng sản độc hại phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản.

- Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường.

- Có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.

>> Gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được tư vấn những vấn đề pháp lý liên quan đến việc cấp phép khai thác khoáng sản. 

7. Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản có thời hạn bao lâu?

7.1. Giấy phép thăm dò khoáng sản

Theo khoản 2 Điều 41 Luật Khoáng sản, giấy phép thăm dò khoáng sản có thời hạn tối đa 48 tháng và có thể được gia hạn nhiều lần nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 48 tháng.

Lưu ý, mỗi lần gia hạn, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản sẽ phải trả lại ít nhất 30% diện tích khu vực thăm dò khoáng sản của giấy phép đã cấp trước đó.

Thời hạn thăm dò khoáng sản nêu trên bao gồm cả thời gian thực hiện đề án thăm dò khoáng sản, thời gian trình phê duyệt trữ lượng khoáng sản và thời gian lập dự án đầu tư khai thác khoáng sản.

Trường hợp tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác thì thời hạn thăm dò là thời gian còn lại của giấy phép đã cấp trước đó.

7.2. Giấy phép khai thác khoáng sản

Theo khoản 2 Điều 54 Luật Khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn tối đa là 30 năm và có thể được gia hạn nhiều lần nhưng tổng thời gian gia hạn là không quá 20 năm.
Trường hợp tổ chức, các nhân được cấp giấy phép khai thác khoáng sản chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác thì thời hạn khai thác là thời gian còn lại của giấy phép đã cấp trước đó.

Khoáng sản là gì? Phân loại khoáng sản thế nào?
Phải có giấy phép, tổ chức, cá nhân mới được khai thác khoáng sản (Ảnh minh họa)

8. Vi phạm quy định về thăm dò, khai thác khoáng sản bị phạt thế nào?

Tùy vào hình vi, tính chất, mức độ của các hành vi vi phạm mà tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản có thể bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

8.1. Xử phạt vi phạm hành chính

- Thi công thăm dò mà không có giấy phép: Phạt từ 70 – 800 triệu đồng (theo khoản 2 Điều 35 Nghị định 36/2020/NĐ-CP).

- Khai thác khoáng sản không có giấy phép:

  • Khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nhưng không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp: Phạt từ 01 - 50 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 47 Nghị định 36/2020/NĐ-CP).
  • Khai thác khoáng sản là vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại: Phạt 50 triệu - 01 tỷ đồng (theo khoản 3 Điều 47 Nghị định 36/2020/NĐ-CP).
  • Khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, khai thác khoáng sản khác: Phạt từ 70 - 500 triệu đồng (theo khoản 2 Điều 47 Nghị định 36/2020/NĐ-CP).
  • Khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ, cửa sông; cát, sỏi ở vùng nước nội thủy ven biển mà không có giấy phép: Phạt từ 20 - 200 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 48 Nghị định 36/2020/NĐ-CP).

8.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo Điều 227 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017, cá nhân vi phạm quy định về thăm dò, khai thác khoáng sản mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép mà thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên hoặc khoáng sản trị giá từ 500 triệu đồng trở lên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.

Mức phạt đặt ra đối với cá nhân, tổ chức vi phạm như sau:

Mức phạt Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên

Cá nhân

Pháp nhân

Khung 1

Phạt tiền từ 300 triệu - 1,5 tỷ hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

1,5 - 03 tỷ đồng

Khung 2

Phạt tiền 1,5 - 05 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

Phạt tiền 03 - 07 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm

Hình phạt bổ sung

Phạt tiền từ 50 - 500 triệu đồng

Phạt tiền từ 100 - 500 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Khoáng sản là gì?” và những vấn đề pháp lý liên quan đến việc thăm dò, khai thác khoáng sản. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc về các nội dung trên, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.