Khoảng cách từ Trạm vũ trụ ISS tới Trái đất

NASA lập kỷ lục bay sáu tiếng lên Trạm Vũ trụ quốc tế ISS

Tàu không gian TMA-08m Soyuz được phóng khỏi mặt đất tại Kazkhstan trong chuyến bay nhanh nhất lịch sử vào sáng sớm ngày                                        NDĐT - Một chuyến bay thường kỳ của tàu vũ trụ từ trái đất tới Trạm Vũ trụ quốc tế ISS kéo dài hơn hai ngày. Tuy nhiên, vào hôm nay, 29-3, NASA đã thực hiện một chuyến bay lịch sử chỉ kéo dài có sáu giờ để tới được đích.

Trong sáu giờ, một người có thể đi bộ được khoảng 28km, nếu đi bằng xe hơi thì quãng đường sẽ là 563km, còn một chuyến bay thương mại sẽ thực hiện được quãng đường 5.470 km. Còn với con tàu vũ trụ TMA  08m Soyuz, nó có thể thực hiện được chuyến đi từ mặt đất lên tới Trạm Vũ trụ quốc tế, nơi có khoảng cách tầm 350km so với mặt đất.

Ngày 28-3, vào 2 giờ 43 phút sáng theo giờ địa phương, tàu vũ trụ TMA-08m Soyuz đã được phóng đi từ Kazakhstan và chở theo ba thành viên phi hành đoàn trên tàu. Trung tâm điều khiển NASA tuyên bố đã liên hệ và nắm bắt chính xác các thông tin về chiếc tàu, TMA-08m Soyuz đã cập cảng thành công và sớm hơn 4 phút so với dự định.

Chuyến bay kéo dài sáu giờ đồng hồ này đã lập một kỷ lục mới về tốc độ của một chuyến bay tới ISS, nhanh hơn theo cấp số nhân so với các chuyến bay trước đây thường phải mất đến hai ngày để các phi hành gia tới được đích.

Đó là bởi vì, để tới đích cách trái đất 350km, các tàu vũ trụ thường xuyên phải di chuyển theo quỹ đạo bay của ISS chứ không chỉ đơn giản thực hiện một hành trình đi từ điểm A đến điểm B với khoảng cách cố định. Thông thường, các tàu vũ trụ sẽ phải bay vòng quanh trái đất khoảng 90 phút hoặc tương đương, thực hiện khoảng 16 vòng như vậy trước khi cập cảng không gian. Tuy nhiên, tàu vũ trụ Soyuz chỉ phải quay quanh trái đất bốn lần trước khi được nối với trạm không gian.

Chúng tôi đang cố gắng để cắt giảm lượng thời gian mà họ đã phải thực hiện trong những lần gần đây, phát ngôn viên của NASA Kelly Humphries cho biết.

Phát ngôn viên của NASA giải thích rằng việc nâng cấp thiết bị và phần mềm máy tính cùng các yếu tố khác đã giúp tạo ra chuyến bay nhanh chóng có tính lịch sử vừa qua. Và các quan chức NASA có thể cho phép thực hiện song song cả hai phương pháp đi chậm và đi nhanh, tùy thuộc vào nhiệm vụ của các chuyến đi như thế nào. Tuy nhiên, ông Humphries khẳng định các phi hành gia hoàn toàn có thể thích nghi được với môi trường không gian trên tàu chật chội hơn khi thực hiện chuyến bay nhanh.

Các phi hành gia tiên phong thực hiện chuyến bay nhanh này bao gồm Pavel Vinogradov và Aleksandr Misurkin từ Cơ quan vũ trụ của Nga, cùng với phi hành gia Chris Cassidy của NASA. Họ sẽ ở lại trên tàu vũ trụ trong khoảng sáu tháng trước khi đáp chuyến bay trở về nhà.

PHAN SƯƠNG