Khoai lang thường bị côn trùng nào phá hoại

Khoai lang có các biểu hiện còi cọc chậm lớn, củ bị nứt nẻ, nổi ghẻ đừng vội kết luận do sùng hà. Tuyến trùng kẻ thù dấu mặt cần phải được chỉ mặt qua hướng dẫn từ Hoàng Minh

NHẬN DIỆN KHOAI LANG BỊ TUYẾN TRÙNG

Khoai lang còi cọc, chậm lớn. Các lá phía dưới vàng như thiếu dinh dưỡng do bộ rễ bị tổn thương không hút được các chất dinh dưỡng.

Nấm fusarium thường cộng sinh với tuyến trùng như răng với môi, nên khi khoai lang đã bị gây hại sẽ bị héo dần và chết.

Khoai lang thường bị côn trùng nào phá hoại

Có trường hợp lá khoai lang không bị vàng mà bị biến tím, thường tím ở gân lá chứ không phải tím ở phần thịt lá như thiếu lân.

Khoai lang thường bị côn trùng nào phá hoại

Khoai lang bị tuyến trùng hệ thống rễ bị tổn thương, xuất hiện các nốt u sần và phình to ra như hình trái thận.

Do vậy bệnh này còn được gọi là bệnh bướu rễ trên khoai lang.

Khoai lang thường bị côn trùng nào phá hoại

Khoai lang thường bị côn trùng nào phá hoại

Rễ củ khoai lang bị tấn công sẽ xuất hiện các vết nứt sâu và nổi mụn ghẻ. Các vết nứt này khiến nhiều người nhầm lẫn khoai lang bị sùng hà hay nhậy. Lưu ý nhậy phá hoại khoai lang qua vết cạp từ bên ngoài nông hơn.

Khoai lang thường bị côn trùng nào phá hoại

Khoai lang thường bị côn trùng nào phá hoại

ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ GÂY HẠI TUYẾN TRÙNG TRÊN KHOAI LANG

Tuyến trùng gây vết thương trên củ khoai lang do 2 loài chính Meloidogyne incognita và Meloidogyne enterolobii gây ra. Ngoài ra có thể kể đến các chủng khác như: Pratylenchus.sp, Rotylenchulus sp…..

– Con cái hình quả lê, con đực hình sợi chỉ,cô thể rất nhỏ,dưới 1mm,có thể sống trong đất 1-2 năm. – Trong 1 năm hoàn than 10-12 lứa gây hại, chúng sẽ lan truyền qua nước. – Ruộng ẩm thấp thường bị hại nhiều.

Đất cát trồng khoai lang thì mật độ gây ra bướu rễ sẽ nhiều hơn.

PHÒNG TRỊ TUYẾN TRÙNG HẠI KHOAI LANG

Để tiêu diệt tuyến trùng là điều không thể. Chung ta chỉ có thể hạn chế sự gây hại của chúng mà thôi. Phòng bệnh vẫn là giải pháp căn cơ.

Vì chúng hoạt động mạnh trong môi trường pH thấp, do vậy nâng pH lên thông qua bón vôi là giải pháp thiết thực.

Chủ động phòng ngừa bằng nguồn hữu cơ hoai mục và Trichoderma-Tot dồi dào.

Kiểm soát hóa học trị tuyến trùng:

Hiện Hoàng Minh chưa có sản phẩm nào có thể đặc trị tốt tuyến trùng. Xin giới thiệu các bạn 02 nhóm hoạt chất có thể kiểm soát tốt. Đó là hoạt chất Fluopyram (sản phẩm Velum Prime – Bayer) hoặc Fluensufone (Nimitz – Adama).

Song song với kiểm soát tuyến trùng là kiểm soát bệnh thứ cấp do chúng gây ra trên khoai lang.

Sử dụng Sparta, Agofast 80WP quản lý Fusarium và Phytophthora gây bệnh chết dây trên khoai lang. Đây là thế mạnh của bộ thuốc Hoàng Minh đã được đông đảo bà con trồng khoai lang tin chọn giúp ngăn ngừa chết dây héo rũ khoai lang

Kiểm soát sinh học trị tuyến trùng:

Hiện nay hoạt chất chitosan đang được các nước tiên tiến ứng dụng trong quản lý ức chế tuyến trùng. Nó còn là vacxin thực vật kích hoạt cây trồng phòng vệ trước sự xâm nhiễm của nấm khuẩn. Hoàng Minh sẽ trình bày chi tiết hơn về chitosan ở bài viết khác.

May mắn thay trong sản phẩm K76 giúp khỏe dây to củ mà bà con nông dân đã quá quen thuộc có chứa nguồn chitosan dồi dào.

Bởi vậy nhiều nồng dân dùng K76 định kỳ đều khoe củ đẹp không hề bị thối hay bị nhậy cắn. (Nhà nông nhầm giữa tuyến trùng và nhậy, bọ hà)

Khoai lang thường bị côn trùng nào phá hoại

Việc áp dụng quy trình khỏe dây to củ với K76 từ Hoàng Minh là giải pháp tối ưu kiểm soát tuyến trùng hại khoai lang.

Để hạn chế sâu bệnh, nâng cao năng suất cây khoai lang, từ tháng 8/2021, Viện Bảo vệ thực vật, thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu và triển khai các biện pháp kỹ thuật tổng hợp phòng, trừ bọ hà hại khoai lang tại huyện Lộc Bình. Qua đó, tỉ lệ khoai lang bị bọ hà gây hại giảm, năng suất, chất lượng khoai lang được nâng lên rõ rệt.

Lộc Bình là huyện có diện tích trồng khoai lang lớn nhất trên địa bàn tỉnh. Toàn huyện hiện có khoảng 500 ha trồng cây khoai lang, tập trung tại các xã: Khuất Xá, Tú Mịch, Tú Đoạn… Để mở rộng diện tích, phát triển theo hướng bền vững, huyện Lộc Bình đã chú trọng quy hoạch, hình thành vùng trồng cây khoai lang gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, trước đây người dân chủ yếu canh tác theo phương thức truyền thống nên năng suất còn thấp. Đặc biệt, cây khoai lang thường bị bọ hà gây hại làm giảm năng suất, chất lượng củ. Mặc dù người dân đã áp dụng nhiều biện pháp phòng trừ song chưa mang lại hiệu quả cao.

Người dân thôn Bản Tấu, xã Tú Đoạn thu hoạch khoai lang

Để phòng trừ bọ hà, nâng cao năng suất cây khoai lang, Viện Bảo vệ thực vật, thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu và triển khai các biện pháp kỹ thuật tổng hợp phòng, trừ bọ hà hại khoai lang tại huyện Lộc Bình. Mục tiêu của đề tài là xác định các đặc điểm sinh học, sinh thái, quy luật phát sinh, phát triển và các yếu tố ảnh hưởng đến bọ hà; xác định các biện pháp kỹ thuật phòng, trừ tổng hợp và xây dựng mô hình trình diễn, từ đó áp dụng vào thực tế canh tác, sản xuất của bà con. Đề tài được triển khai thực hiện từ tháng 8/2021 đến tháng 8/2023; địa điểm thực hiện tại thôn Bản Tấu, xã Tú Đoạn, huyện Lộc Bình; quy mô triển khai là hơn 1 ha với sự tham gia của 6 hộ dân.

Kỹ sư Nguyễn Đức Việt, cán bộ Viện Bảo vệ thực vật Trưởng nhóm thực hiện đề tài cho biết: Từ tháng 8/2021 đến nay, nhóm đã tiến hành khảo sát, đánh giá mức độ gây hại của bọ hà trên cây khoai lang tại huyện Lộc Bình. Sau đó, triển khai thực hiện 4 biện pháp phòng trừ bọ hà hại khoai lang (với 49 công thức thí nghiệm đối chứng) gồm: biện pháp canh tác (luân canh cây trồng; che phủ luống bằng rơm rạ, nilon, cỏ lào…); sử dụng nấm ký sinh côn trùng và tuyến trùng ký sinh côn trùng (thực hiện trong nhà lưới, trong phòng thí nghiệm, trên đồng ruộng); nghiên cứu biện pháp hóa học và thực hiện biện pháp phòng, trừ bọ hà trong kho bảo quản…

Sau hơn 1 năm triển khai, đến nay, toàn bộ diện tích áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào chăm sóc đều đã cho thu hoạch. Kết quả bước đầu cho thấy cây khoai lang phát triển tốt, diện tích khoai lang bị bọ hà gây hại giảm. Từ kết quả này của đề tài, nhóm nghiên cứu sẽ lựa chọn những công thức tối ưu nhất để xây dựng và hoàn thiện quy trình phòng, trừ tổng hợp bọ hà hại khoai lang, từ đó áp dụng đại trà trong sản xuất.

Chị Vi Thị Hiện, thôn Bản Tấu, xã Tú Đoạn cho biết: Năm nay, gia đình tôi trồng hơn 1 mẫu khoai lang, trong đó có 3 sào được áp dụng các biện pháp phòng, trừ bọ hà. Với biện pháp lên luống kết hợp phủ luống bằng nilon tôi thấy đất tơi xốp, cỏ dại ít phát triển, chi phí đầu tư thấp, cây khoai lang sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Với trên cùng một diện tích nhưng sau khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật, tỉ lệ khoai bị bọ hà gây hại giảm rất nhiều, số lượng củ bị hại không đáng kể; củ to đều, mẫu mã đẹp. Vụ tới, gia đình tôi sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào trồng, chăm sóc cây khoai lang để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Tương tự gia đình chị Hiện, thời điểm này, các hộ dân tham gia đề tài đều đã thu hoạch diện tích khoai lang. Theo đó, tại diện tích mà nhóm thực hiện các biện pháp kỹ thuật, tỉ lệ khoai lang bị bọ hà gây hại đã giảm. Đặc biệt, đối với công thức che phủ luống bằng nilon và các biện pháp sinh học cho kết quả tỉ lệ khoai lang bị bọ hà gây hại giảm xuống chỉ còn khoảng 1 – 2%. Còn đối với các công thức còn lại, tỉ lệ khoai lang bị bọ hà gây hại giảm còn 5 đến 6% (với phương thức canh tác truyền thống của bà con, tỷ lệ khoai lang bị bọ hà gây hại chiếm trung bình từ 17 đến 18%; thậm chí có diện tích bọ hà gây hại nặng có thể chiếm 42%). Nhờ đó, năng suất khoai lang đạt từ 5 đến 5,5 tạ/sào, tăng từ 1 đến 1,5 tạ/sào so với trước đây.

Bà Chu Mai Hương, Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Lộc Bình cho biết: Thực trạng cây khoai lang bị bọ hà gây hại đã xảy ra trên địa bàn từ nhiều năm nay nhưng chưa có biện pháp phòng, trừ triệt để. Việc nhóm nghiên cứu triển khai thực hiện các biện pháp kỹ thuật phòng, trừ bọ hà hại khoai lang trên địa bàn huyện đã góp phần làm giảm sâu bệnh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm khoai lang của huyện, từ đó tăng giá trị, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.

Được biết, thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ triển khai xây dựng mô hình trình diễn với quy mô 1 – 2 ha tại xã Tú Đoạn, huyện Lộc Bình. Cùng đó, tổ chức tuyên truyền, phổ biến để bà con áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.