Khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Kinh tế

Công nghệ thông tin (CNTT) là một ngành học cực kỳ nhiều tiềm năng với cơ hội việc làm và mức lương rất tốt, do đó ngành này được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn theo học. Tuy nhiên học ngành CNTT như thế nào và cụ thể ra trường có thể làm công việc gì vẫn là thắc mắc của rất nhiều bạn đang có ý định theo học ngành này. Bài viết dưới đây sẽ review chi tiết về ngành CNTT tại NEU sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành học này.

Khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Kinh tế

Ngành CNTT có cơ hội việc làm và mức lương rất tốt

1. Ngành Công nghệ thông tin là gì?

Mã ngành: 7480201

Ngành CNTT (Information Technology – IT) là một ngành học liên quan đến phần mềm, hệ thống máy tính, mạng lưới internet sử dụng cho công việc trao đổi, lưu trữ, phân phối, xử lý và sử dụng dữ liệu, thông tin dưới các hình thức khác nhau. Bạn có thể hiểu đơn giản, CNTT là ngành sử dụng máy tính, các phần mềm máy tính và công nghệ hiện đại để tạo ra, thu thập, chuyển đổi, xử lý, truyền, lưu trữ và khai thác thông tin.

Mục đích của ngành CNTT là để phát triển khả năng tạo mới, sửa chữa và sử dụng hệ thống các máy tính và thiết bị (phần cứng và phần mềm) để cung cấp các giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cho các cá nhân hoặc tổ chức có yêu cầu. Nhu cầu xã hội của ngành này chủ yếu tập trung vào: kỹ sư hệ thống mạng, lập trình viên, kỹ thuật viên – chuyên viên thiết kế lập trình web, kỹ sư phần cứng, lập trình điện thoại di động, game, an ninh mạng…

Theo học ngành CNTT, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức từ cơ bản về quản lý, kinh tế và quản trị kinh doanh; đến các kiến thức chuyên sâu về CNTT cũng như việc ứng dụng nó vào các lĩnh vực của nền kinh tế số.

2. Học ngành Công nghệ thông tin tại NEU như thế nào?

Thời gian chương trình đào tạo ngành CNTT tại NEU là 4 năm, mỗi năm có 2 học kỳ chính và 1 học kỳ phụ (học kỳ hè).

Khối lượng kiến thức đào tạo là 130 tín chỉ: khối kiến thức giáo dục đại cương là 43 tín chỉ, khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp là 87 tín chỉ (trong đó có 18 tín chỉ kiến thức chuyên sâu và 10 tín chỉ chuyên đề thực tập).

Cụ thể chương trình đào tạo của ngành này như sau:

Khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Kinh tế
Khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Kinh tế
Khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Kinh tế

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin của NEU

3. Điểm chuẩn ngành Công nghệ thông tin của NEU

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Công nghệ thông tin sau khi tốt nghiệp NEU

Trong thời đại số hóa như ngày nay, nhu cầu nhân lực của ngành CNTT tăng rất cao. Nhiều doanh nghiệp, công ty “khát” nhân tài CNTT sẵn sàng trả mức lương rất “khủng” cho các vị trí IT, thậm chí những sinh viên mới ra trường có năng lực tốt có mức lương 20-30 triệu/ tháng là rất phổ biến. Chưa kể, thực tế cho thấy trước khủng hoảng kinh tế hay đại dịch toàn cầu thì ngành CNTT là một trong những ngành chịu ít ảnh hưởng nhất, thậm chí còn phát triển mạnh mẽ hơn. Đây chính là cơ hội rất lớn cho các bạn sinh viên theo học ngành này.

Sau khi tốt nghiệp ngành CNTT tại NEU, bạn có thể dễ dàng xin được một công việc với mức lương tốt, cụ thể là các vị trí công việc sau:

  • – Bạn có thể làm một lập trình viên phần mềm (trực tiếp tạo ra các sản phẩm phần mềm) hoặc làm người kiểm duyệt chất lượng phần mềm (trực tiếp kiểm tra chất lượng các sản phẩm phần mềm do lập trình viên phần mềm tạo ra);
  • – Bạn có thể làm chuyên gia quản lý, điều phối, kinh doanh các dự án CNTT;
  • – Bạn có thể làm chuyên viên quản lý dữ liệu, quản trị mạng, chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, kỹ thuật phần cứng máy tính;
  • – Bạn có thể làm giảng viên và nghiên cứu viên về CNTT tại các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở đào tạo, các Viện, trung tâm nghiên cứu.
  • – Hoặc bạn có thể chọn tiếp tục học nâng cao sau khi tốt nghiệp nếu bạn có đủ khả năng.

Với các vị trí công việc trên, bạn có thể làm việc tại các đơn vị, tổ chức sau:

  • – Bạn có thể làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT, nội dung số và truyền thông số;
  • – Bạn có thể làm việc tại các bộ phận chức năng về vận hành hệ thống CNTT trong các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp;
  • – Bạn có thể làm việc tại các vị trí nghiên cứu và tổ chức thực hiện các dự án CNTT, dự án phần mềm;
  • – Bạn có thể làm việc tại vị trí chuyển giao công nghệ áp dụng cho các doanh nghiệp, tổ chức;
  • – Bạn có thể làm việc tại các vị trí phân tích và xử lý dữ liệu tại các tổ chức, doanh nghiệp;
  • – Bạn có thể làm việc tại các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở đào tạo, các Viện, trung tâm nghiên cứu.

Với những chia sẻ trong bài viết “Review ngành Công nghệ thông tin trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU): Lương sinh viên ra trường thuộc “top” đầu”, hy vọng đã giúp bạn có thêm thông tin về ngành CNTT tại NEU, để từ đó có thể quyết định được có nên lựa chọn theo học ngành này hay không.

Ngày đăng: 19/02/2020 Lượt xem: 6883

1. Quá trình hình thành và phát triển:

Khoa CNTT được thành lập từ năm 2004; tiền thân là tổ môn Tin học của khoa Khoa học Cơ bản. Đến nay khoa đã có 32 Cán bộ, Giảng viên, Kỹ thuật viên, trong đó có 2 tiến sĩ; 4 nghiên cứu sinh; 23 thạc sĩ, 3 kỹ sư. Đào tạo hệ Đại học và Cao đẳng có 2 chuyên ngành là Công nghệ thông tin; Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu.

2. Những thành tích đã đạt được:

Với bề dày lịch sử hơn 15 năm phát triển và trưởng thành, với đội ngũ giảng viên giàu nhiệt huyết, đam mê và tận tụy với công việc đến nay khoa Công nghệ thông tin đã nhiều lần được nhận bằng khen của Bộ Công thương về các thành tích xuất sắc trong năm học. Tập thể cán bộ giảng viên trong Khoa đã và đang thực hiện thành công nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và cấp cơ sở; tham gia viết bài và công bố các công trình trong các diễn đàn hội nghị, tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước.

3. Cơ cấu tổ chức:

– Lãnh đạo đơn vị:

STT

Họ và tên

Chức vụ

Email

1

Th.S Cao Ngọc Ánh

Phó Trưởng khoa, Phụ trách khoa

Trợ lý khoa: Th.S. Đường Tuấn Hải

– Các bộ môn:

STT

Họ và tên

Chức vụ

Bộ môn

1

Th.S Bùi Văn Tân

Phó trưởng bộ môn

Hệ thống thông tin

2

Th.S Mai Mạnh Trừng

Phó trưởng bộ môn

Hệ thống thông tin

3

Th.S Nguyễn Hoàng Chiến

Phó trưởng bộ môn

Mạng MT & CN Đa phương tiện

Hiện nay, Khoa Công nghệ thông tin có 32 Cán bộ, Giảng viên, Kỹ thuật viên, trong đó có 2 tiến sĩ; 4 nghiên cứu sinh; 23 thạc sĩ, 3 kỹ sư.

– Chi bộ Đảng, đoàn thể:

STT

Họ và tên

Chức vụ

Ghi chú

1

Th.S Nguyễn Hoàng Chiến

Bí thư chi bộ

2

Th.S Đào Thị Phương Anh

Tổ trưởng công đoàn cơ sở HN

3

Th.S Trần Thị Hương

Tổ trưởng công đoàn cơ sở NĐ

Hiện nay chi bộ khoa CNTT có 13 đảng viên, lãnh đạo toàn diện các hoạt động chuyên môn, công đoàn, thanh niên, tạo môi trường đoàn kết, sáng tạo, cùng phát triển

4. Chức năng, nhiệm vụ:

– Chức năng:

Tham mưu cho Hiệu trưởng về xây dựng và tổ chức thực hiện công tác đào tạo ngành Công nghệ thông tin, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học thuộc các chuyên ngành, nghề thuộc Khoa Công nghệ thông tin;

Quản lý giáo viên, sinh viên và trang thiết bị dạy học thuộc Khoa.

– Nhiệm vụ và quyền hạn:

Đào tạo cử nhân Công nghệ thông tin trình độ Đại học và Cao đẳng;

Phối hợp với các phòng ban để tham mưu cho nhà trường về định hướng phát triển ngành nghề trong đào tạo;

Tổ chức nghiên cứu đổi mới nội dung, cải tiến phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn và các buổi hội thảo khoa học theo chuyên đề; thực hiện các hoạt động thực nghiệm, các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào quá trình giảng dạy;

Chủ động quan hệ doanh nghiệp, phối hợp với doanh nghiệp trong công tác xây dựng chương trình, giáo trình; thực hành, thực tập nghề và công tác giải quyết việc làm cho HSSV;

Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị; xây dựng các kế hoạch sử dụng, mua sắm bổ sung, bảo trì, sửa chữa thiết bị các phòng thực hành máy vi tính thuộc Khoa quản lý.

5. Quy mô và năng lực hoạt động:

Về công tác đào tạo: Trong suốt những năm qua Khoa đã đào tạo được trên 8000 cử nhân Công nghệ thông tin trình độ Đại học và Cao đẳng. Đội ngũ sinh viên của khoa thường xuyên tham gia và đạt giải cao trong các kỳ thi nghề cấp thành phố, cấp Bộ Công Thương và tay nghề Quốc gia. Trên 80% sinh viên có việc làm trong vòng 1 năm sau khi tốt nghiệp. Các chương trình đào tạo của Khoa luôn được cập nhật với sự tham gia đóng góp và tài trợ của các doanh nghiệp.

Về công tác nghiên cứu khoa học: Để nâng cao chất lượng dạy và học, nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các giảng viên khoa Công nghệ thông tin nghiêm túc thực hiện. Hàng năm các giảng viên trong khoa hoàn thành trung bình 5 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở; tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp tỉnh; hướng dẫn 11 đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên; tổ chức nhiều hội thảo chuyên môn.

Về quan hệ hợp tác đào tạo: Chủ động tìm kiếm đối tác doanh nghiệp; gắn kết với doanh nghiệp trong việc cập nhật chương trình đào tạo; đổi mới phòng thực hành.

       6. Định hướng phát triển:

Trong giai đoạn phát triển sắp tới, Khoa Công nghệ thông tin sẽ tiếp tục phát triển đội ngũ giảng viên ở trình độ cao; đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Mở rộng quy mô và lĩnh vực đào tạo; hoàn thiện hệ thống giáo trình tài liệu trang thiết bị dạy học; khai thác và phát triển hợp tác đào tạo với các trường bạn và các doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao góp phần khẳng định vị thế và thương hiệu của nhà trường.

7. Địa chỉ liên hệ:

Cơ sở Hà Nội: Số 456 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Ngõ 218/296 Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội

Cơ sở Nam Định: 353 Trần Hưng Đạo Nam Định;   

– Website: https://khoacntt.uneti.edu.vn  

– Email: 

– Điện thoại: 024.38621504

Khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Kinh tế

Tập thể khoa Công nghệ thông tin

Khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Kinh tế

Các hoạt động hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp của khoa CNTT

Khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Kinh tế