Khi tổng lợi ích của hàng hóa giảm thì năm 2024

Lợi ích cận biên (tiếng Anh: Marginal Utility) là lợi ích tăng thêm do tiêu dùng thêm một đơn vị hành hóa, dịch vụ.

Khi tổng lợi ích của hàng hóa giảm thì năm 2024

Hình minh họa

Lợi ích cận biên (Marginal Utility)

Định nghĩa

Lợi ích cận biên trong tiếng Anh là Marginal Utility. Lợi ích cận biên là lợi ích tăng thêm do tiêu dùng thêm một đơn vị hành hóa, dịch vụ.

Các thuật ngữ liên quan

Lợi ích trong tiếng Anh là Utility. Lợi ích là sự hài lòng, thỏa mãn do tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ mang lại.

Ví dụ: Một người đang ở trong trạng thái khát nước. Sau khi uống một cốc nước mát, anh ta cảm thấy hài lòng cao độ bởi cốc nước này đã làm giảm cơn khát của anh ta.

Như vậy, anh ta đã thu được lợi ích từ việc tiêu dùng cốc nước này.

Tổng lợi ích trong tiếng Anh là Total Utility, kí hiệu TU.

Tổng lợi ích là tổng thể sự hài lòng, thỏa mãn do tiêu dùng toàn bộ hàng hóa hoặc dịch vụ mang lại.

Công thức xác định lợi ích cận biên

Công thức xác định lợi ích cận biên như sau:

MU = ΔTU / ΔQ

Trong đó:

MU là lợi ích cận biên

ΔTU là sự thay đổi về tổng lợi ích

ΔQ là sự thay đổi về lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng

Giả sử nếu một người uống một cốc nước, lợi ích mà anh ta thu được là 5; uống hai cốc nước, lợi ích mà anh ta thu được là 8.

Như vậy, lợi ích cận biên được xác định theo công thức trên sẽ bằng:

MU = (8 - 5)/(2-1) = 3

Qui luật lợi ích cận biên giảm dần nói lên khi ta tiêu dùng nhiều hơn một mặt hàng nào đó, tổng lợi ích sẽ tăng lên song với tốc độ ngày càng chậm và việc tăng chậm này là do lợi ích cận biên giảm đi khi ta tiêu dùng thêm hàng hóa đó.

1. Các giả định - Tính hợp lý: người tiêu dùng có mục tiêu là tối đa hóa ích lợi của mình với các điều kiện đã cho về thu nhập và giá của hàng hóa;

  • Lợi ích của hàng hóa có thể đo được. Cách tiếp cận số lượng này giả thiết rằng người tiêu dùng có thể gán cho mỗi hàng hoá hoặc mỗi kết hợp hàng hoá một con số đo độ lớn của lợi ích tương ứng. Cách đo lợi ích bằng số lượng cũng giống như trọng lượng hay kích thước vật lý của các vật.
  • Tổng ích lợi phụ thuộc vào số lượng hàng hóa mỗi loại mà người tiêu dùng sử dụng.
  • Lợi ích cận biên không đổi của tiền: Đơn vị để đo lợi ích có thể là tiền. Đó là lượng tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả để mua hàng hóa; Vì vậy giả định này rất cần thiết khi chúng ta sử dụng tiền làm thước đo lợi ích; 2. Lợi ích, Tổng lợi ích và Lợi ích cận biên Lợi ích (U) được hiểu là sự thoả mãn và hài lòng do tiêu dùng hàng hoá mang lại. Tổng lợi ích (TU) là toàn bộ sự thoả mãn và hài lòng từ việc tiêu dùng một số lượng nhất định hàng hoá. Lợi ích cận biên (MU) của một hàng hoá là sự thay đổi của tổng lợi ích do tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hoá đó với điều kiện giữ nguyên mức tiêu dùng các hàng hoá khác, tức là mức độ thoả mãn và hài lòng do tiêu dùng một đơn vị sau cùng của hàng hoá đó mang lại.

Thay đổi trong tổng lợi ích Lợi ích cận biên = ------ Thay đổi về lượng hàng hoá Về ý nghĩa toán học thì lợi ích cận biên của hàng hoá chính là đạo hàm của hàm tổng lợi ích TU.

Có thể viết công thức xác định lợi ích cận biên như sau: MU =  TU/  Q = dTU/ dQ MUX : là lợi ích cận biên khi tiêu dùng hàng hóa X => MUX = (TU)’X MUY : là lợi ích cận biên khi tiêu dùng hàng hóa Y => MUY =(TU)’Y Ví dụ về tiêu dùng nước cam của cá nhân A ở Biểu 3 sau: Bảng 3. Tổng lợi ích và lợi ích cận biên khi tiêu dùng hàng hóa (nước cam) Lượng tiêu dùng (Q)

Tổng lợi ích (TU)

Lợi ích cận biên (MU)

0 0 -

MU > 0; tăng tiêu dùng Q thì TU tăng

1 4 4

2 7 3

3 9 2

4 10 1

5 10 0 MU = 0; đạt tiêu dùng tới hạn Q* có TUMax 6 9 -1 MU > 0; tăng tiêu dùng Q thì TU giảm

Hình 3 thể hiện tổng lợi ích quan hệ với mức tiêu dùng. Lợi ích tiếp tục tăng lên khi tiêu dùng năm cốc nước cam đầu tiên. Nhưng tổng lợi ích tăng với mức gia tăng ngày càng nhỏ. Mỗi mức gia tăng tiếp theo của đường tổng lợi ích trong hình 3 lại nhỏ đi một ít. Chiều cao của mỗi bước gia tăng của đường tổng lợi ích trong hình 3 đại diện cho lợi ích cận biên giảm dần. Tổng lợi ích sẽ còn tăng khi nào lợi ích cận biên còn là số dương.

Lợi ích cận biên cũng được minh hoạ ở hình 3. Khi uống đến cốc nước cam thứ sáu, cảm giác mát ngon hoàn toàn biến mất, thay vào đó là cảm giác đầy bụng và khó chịu (phản lợi ích). Khi lợi ích cận biên âm thì tổng lợi ích giảm xuống. Tổng lợi ích lớn nhất khi lợi ích cận biên bằng không. Tuy nhiên trên thực tế không phải việc tiêu dùng mọi hàng hoá đều dẫn đến lợi ích cận biên âm.

Quy luật lợi ích cận biên giảm dần được hầu hết các nhà kinh tế thừa nhận, nhưng đó chỉ là quy luật trừu tượng. Trong tiêu dùng chúng ta thừa nhận có quy luật lợi ích cận biên giảm dần nhưng đó chỉ là cảm nhận định tính vì sự thoả mãn hay sự hài lòng rất khó đo lường. Ngoài ra yếu tố thời gian cũng có ý nghĩa quan trọng đối với quy luật này. Nói một cách khác quy luật lợi ích cận biên giảm dần chỉ thích hợp trong thời hạn ngắn.

4. Lợi ích cận biên và đường cầu Vận dụng khái niệm lợi ích, lợi ích cận biên và quy luật lợi ích cận biên giảm dần để giải thích vì sao đường cầu lại nghiêng xuống dưới về phía phải. Khi số lượng của một hàng hoá được tiêu dùng tăng lên (các yếu tố khác không đổi), lợi ích cận biên ứng với việc tiêu dùng thêm những đơn vị hàng hoá sau cùng sẽ giảm xuống.

4000

D = MU

2000 B

E

CS

Lợi ích cận biên

0 1 2 3 4 5 6 Số cốc nước cam

C

Giá hàng hoá

Hình 3 .2: Đường cầu và thặng dư tiêu dùng

Lợi ích cận biên của hàng hoá tiêu dùng càng lớn thì người tiêu dùng sẽ sẵn sàng trả giá cao hơn, còn lợi ích cận biên giảm thì sự sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng cũng giảm đi. Như vậy, có thể dùng giá để đo lợi ích cận biên của việc tiêu dùng một hàng hoá nào đó, và chúng ta cũng đã nhận thấy dạng đường cầu cũng giống như dạng của đường lợi ích cận biên. Nói một cách khác đằng sau đường cầu chứa đựng lợi cận biên của người tiêu dùng về các hàng hoá và chính do quy luật lợi ích cận biên giảm dần, đường cầu nghiêng xuống dưới về phía phải. Về mặt hình học, lợi ích cận biên của hàng hóa là độ dốc của tổng lợi ích. Như vậy, lợi ích cận biên của các đơn vị hàng hóa có thể là số dương, bằng không và là số âm. Khi lợi ích cận biên của hàng hóa đo bằng giá, thì đường cầu giống như phần dương của đường lợi ích cận biên một đường có độ dốc âm. Đường cầu thị trường là tổng cộng theo chiều ngang của các đường cầu cá nhân.

II. PHÂN TÍCH BÀNG QUAN - NGÂN SÁCH

1. Các giả định - Tính hợp lý: người tiêu dùng có mục tiêu là đạt được mức thoả mãn định tính cao nhất với hạn chế ngân sách của mình;

  • Lợi ích có thể so sánh được: người tiêu dùng có khả năng xếp hạng các kết hợp hàng hóa căn cứ vào sự thỏa mãn mà mỗi kết hợp hàng hóa đó mang lại cho họ (Sở thích của người tiêu dùng là hoàn chỉnh);
  • Lợi ích cận biên giảm dần: khi tiêu dùng thêm các đơn vị hàng hóa, lợi ích bổ sung mà người tiêu dùng thu được từ chúng giảm xuống;
  • Sự nhất quán và tính bắc cầu của sự lựa chọn. Thứ nhất là kết hợp hàng hoá bất kỳ phải được sắp xếp theo một trình tự không thể đảo ngược, nói cách khác nếu A được ưu thích hơn B thì trong mọi trường hợp B không bao giờ được ưu thích hơn A. Điều kiện thứ hai chính là tính chất bắc cầu, nghĩa là nếu kết hợp hàng hoá A được ưa thích hơn kết hợp hàng hoá B và B được ưa thích hơn C thì A phải được ưa thích hơn C.

Hình 3 : Bản đồ đường bàng quan c. Tỷ lệ thay thế cận biên giữa 2 hàng hoá Đường bàng quan dốc xuống và lồi về phía gốc toạ độ thể hiện giả thuyết cơ bản của lý thuyết lợi ích về tỷ lệ thay thế cận biên giảm dần. Tỷ lệ thay thế cận biên (MRS) là số đơn vị hàng hoá X cần mua thêm khi giảm đi một đơn vị hàng hoá Y để vẫn đạt được mức ích lợi đã cho và được xác định bằng công thức:

Y YX X MU MRS  MU / = - ΔY/ΔX (= độ dốc của đường bàng quan)

MRS là tỷ lệ thay thế giữa 2 hàng hóa mà vẫn bảo đảm lợi ích không thay đổi đối với người tiêu dùng (vẫn nằm trên đường bàng quan ban đầu).

Khi vận động dọc theo đường bàng quan từ trái qua phải, để giữ nguyên mức lợi ích thì khi tăng hàng hoá X phải giảm lượng tiêu dùng hàng hoá Y do đó lợi ích cận biên của hàng X sẽ giảm xuống theo quy luật lợi ích cận biên giảm dần còn lợi ích cận biên của hàng hoá Y lại tăng lên vì vậy MRS sẽ giảm xuống.

IC 1

IC 2

IC 3

IC 4

IC 5

X

Y

Các trường hợp đặc biệt của đường bàng quan.

  • Trường hợp 1: Khi các hàng hoá có thể hoàn toàn thay thế nhau trong tiêu dùng. Trong trường hợp này, các đường bàng quan là các đường thẳng và MRS là một hằng số (hình a).
  • Trường hợp 2: Các hàng hoá được tiêu dùng cùng với nhau theo những tỷ lệ cố định. Ở trường hợp này, các đường bàng quan có dạng chữ "L” (hình b)

Thay thế hoàn hảo Bổ sung hoàn hảo Hình 3: Các đường bàng quan đặc biệt 3. Đường ngân sách a. Khái niệm: Đường ngân sách biểu thị tất cả các kết hợp hàng hoá mà người tiêu dùng có thể mua được bằng cả thu nhập của mình. Ký hiệu: BL

0 X

Y

IC 1

IC 2

IC 3

  1. 0 X

Y

IC 1

IC 2

IC 3 A

B

C

ΔX

Y

X

Y 2 Y 1

0 X 2 X 1

I 1

I 2 ΔY

Hình 3 : Tỉ lệ thay thế cận biên MRS

4. Quyết định tiêu dùng tối ưu Đường ngân sách mô tả những tập hợp hàng hoá có thể mua được với thu nhập hiện có của người tiêu dùng (giả định toàn bộ số thu nhập đó được chi tiêu không có tiết kiệm) và giá của các hàng hoá do thị trường xác định và vì vậy người tiêu dùng không thể tác động đến chúng được.

Các đường bàng quan cho thấy sở thích của người tiêu dùng. => Vậy, người tiêu dùng lựa chọn như thế nào để mua mỗi hàng hoá với số lượng là bao nhiêu.

Kết hợp hàng hoá tối ưu cho người tiêu dùng phải thoả mãn hai điều kiện sau:

  • Phải nằm trên đường ngân sách
  • Phải nằm ở đường bàng quan cao nhất có thể. Với bản đồ đường bàng quan và đường ngân sách trên hình 3, trạng thái cân bằng là điểm E (là tiếp điểm của đường ngân sách và đường bàng quan cao nhất có thể).

Người tiêu dùng sẽ sử dụng một lượng X* hàng hoá X và Y* hàng hoá Y để tối đa hoá lợi ích của mình.

Tại điểm cân bằng E độ dốc của đường ngân sách bằng độ dốc của đường bàng quan. Như vậy, mức độ thoả mãn sẽ được cực đại hoá ở điểm mà một đường bàng quan tiếp xúc với đường ngân sách. Ở vị trí đó, độ dốc của đường bàng quan (tức là tỷ lệ thay thế cận biên các loại hàng hoá X và Y với nhau theo sở thích của người tiêu dùng) sẽ bằng với độ dốc của đường ngân sách (tỷ lệ thay thế cận biên trên thị trường)

Chúng ta đã có công thức tỷ lệ thay thế cận biên hàng hoá Y lấy hàng hoá X:

MRS x/y = -  yx = MUMUx y

Độ dốc của đường bàng quan = MRS x/y

Vậy điều kiện tối ưu của người tiêu dùng là: MUMUx y

\= PPx y

Hay là MUP x x

\= MUP y y

Hình 3 : Trạng thái cân bằng của người tiêu dùng Kết luận này hoàn toàn giống với kết luận đã thu được ở mục trước. Tương tự ta có thể mở rộng điều kiện tối ưu của người tiêu dùng cho trường hợp tổng quát.