Khi tiến, lùi mỗi bước chân đội với học sinh là bao nhiêu cm

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi Ngày hỏi

Ngày hỏi:18/02/2017

 Điều lệnh đội ngũ  Công an nhân dân

Độ dài bước tiến, bước lùi, bước qua phải, bước qua trái, bước chạy trong tổ chức đội ngũ của Công an nhân dân được quy định thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật liên quan đến tổ chức đội ngũ, chỉ huy đội ngũ trong Công an nhân dân. Vì vậy, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Độ dài bước tiến, bước lùi, bước qua phải, bước qua trái, bước chạy trong tổ chức đội ngũ của Công an nhân dân được quy định thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Minh Vi (vi***@gmail.com)

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Độ dài bước tiến, bước lùi, bước qua phải, bước qua trái, bước chạy trong tổ chức đội ngũ của Công an nhân dân được quy định tại Khoản 1 Điều 5 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BCA năm 2015 hợp nhất Thông tư quy định về Điều lệnh đội ngũ trong Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành như sau:

    Độ dài bước tiến, bước lùi, bước qua phải, bước qua trái và bước chạy là khoảng cách tính từ mép sau gót chân này đến mép sau gót chân kia của một cán bộ, chiến sĩ:

    a) Độ dài bước tiến, bước lùi, bước đi đều, đi nghiêm là 75 cen-ti-mét (cm);

    b) Độ dài bước qua phải, bước qua trái rộng bằng vai;

    c) Độ dài của bước chạy là 85 cen-ti-mét (cm).

    Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về độ dài bước tiến, bước lùi, bước qua phải, bước qua trái, bước chạy trong tổ chức đội ngũ của Công an nhân dân. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BCA.

    Trân trọng!


Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi Ngày hỏi

Ngày hỏi:12/02/2019

 Điều lệnh đội ngũ  Công an nhân dân

Bước tiến, bước lùi, bước đi đều trong Điều lệnh đội ngũ công an cần đảm bảo độ dài bao nhiêu? Vấn đề này được quy định tại đâu? Rất mong ban tư vấn phản hồi giúp.

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 18/2012/TT-BCA quy định về Điều lệnh đội ngũ Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành có quy định:

    Độ dài bước tiến, bước lùi, bước qua phải, bước qua trái và bước chạy là khoảng cách tính từ mép sau gót chân này đến mép sau gót chân kia của một cán bộ, chiến sĩ:

    a) Độ dài bước tiến, bước lùi, bước đi đều, đi nghiêm là 75 cen-ti-mét (cm);

    b) Độ dài bước qua phải, bước qua trái rộng bằng vai;

    c) Độ dài của bước chạy là 85 cen-ti-mét (cm).

    => Như vậy, bạn cần lưu ý độ dài bước tiến, bước lùi, bước đi đều, đi nghiêm là 75 cen-ti-mét (cm) được tính từ mép sau gót chân này đến mép sau gót chân kia của một cán bộ, chiến sĩ.

    Trên đây là nội dung tư vấn.

    Trân trọng và chúc sức khỏe!


Trắc nghiệm: Khi tiến lùi một bước chân là bao nhiêu cm ?

A. Chân này bước lên (lùi xuống) cách chân kia 70cm

B. Chân này bước lên (lùi xuống) cách chân kia 65cm

C. Chân này bước lên (lùi xuống) cách chân kia 60cm

D. Chân này bước lên (lùi xuống) cách chân kia 55cm

Trả lời:

Đáp án C. Chân này bước lên (lùi xuống) cách chân kia 60cm

Khi tiến, lùi mỗi bước chân là 60cm

Cùng Top Tài Liệu tìm hiểu thêm về cách thực hiện các động tác trong môi trường quân đội nhé!

Để rèn luyện cho mọi người tác phong nghiêm túc, tư thế hùng mạnh khẩn trương, đức tính bình tĩnh, nhẫn nại, đồng thời rèn luyện ý thức tổ chức, kỉ luật thống nhất và tập trung, sẵn sàng chấp hành mệnh lệnh.

*Cách thực hiện

– Khẩu lệnh: “nghiêm”.

– Động tác: Nghe dứt động lệnh nghiêm, hai gót chân đặt sát nào nhau, nằm trên 1 đường thẳng ngang, hai bàn chân mở rộng 1 góc 45 độ, hai đầu gối thẳng, sức nặng toàn thân dồn đều vào 2 chân, ngực nở, bụng hơi thót lại, hai vai thăng bằng, hai tay buông thẳng, năm ngón tay khép lại…

Khi tiến, lùi mỗi bước chân đội với học sinh là bao nhiêu cm

Để khi đứng trong đội hình đỡ mỏi, đứng được lâu mà vẫn tập trung sự chú ý, giữ được tư thế, hàng ngũ nghiêm chỉnh.

*Cách thực hiện:

– Khẩu lệnh: “nghỉ”.

– Động tác: Nghe dứt động lệnh “nghỉ”, đầu gối hơi chùng, sức nặng toàn thân dồn vào chân phải, thân trên và 2 tay vẫn giữ như khi đứng nghiêm. khi mỏi đổi chân

Biểu thị tính tổ chức, tính kỉ luật, tinh thần đoàn kết, nếp sống văn minh và tôn trọng lẫn nhau.

*Cách thực hiện:

Động tác chào khi đội mũ cứng, mũ Kê-pi

* Khẩu lệnh “CHÀO”

Nghe dứt khẩu lệnh “CHÀO”, tay phải đưa lên theo đường gần nhất, đặt đầu ngón tay giữa chạm vào bên phải vành mũ (lưỡi trai), năm ngón tay khép lại duỗi thẳng, lòng bàn tay úp xuống, hơi chếch về trước; bàn tay và cánh tay dưới thành một đường thẳng, cánh tay trên nâng lên ngang vai; đầu ngay, mắt nhìn thẳng vào người mình chào

* Thôi chào:

Khẩu lệnh “THÔI”

Nghe dứt khẩu lệnh “THÔI”, tay phải đưa xuống theo đường gần nhất về tư thế đứng nghiêm

Động tác chào khi đội mũ mềm, mũ hải quân

– Khi đội mũ mềm, dã chiến

* Khẩu lệnh “CHÀO”

Nghe dứt khẩu lệnh “CHÀO”, tay phải đưa lên theo đường gần nhất, đặt đầu ngón tay giữa đặt chạm vào bên phải vành lưỡi trai, năm ngón tay khép lại duỗi thẳng, lòng bàn tay úp xuống, hơi chếch về trước; bàn tay và cánh tay dưới thành một đường thẳng, cánh tay trên nâng lên ngang vai; đầu ngay, mắt nhìn thẳng vào người mình chào

* Thôi chào:

Khẩu lệnh “THÔI”

Nghe dứt khẩu lệnh “THÔI”, tay phải đưa xuống theo đường gần nhất về tư thế đứng nghiêm

– Khi đội mũ hải quân

* Khẩu lệnh “CHÀO”

Nghe dứt khẩu lệnh “CHÀO”, tay phải đưa lên theo đường gần nhất, đặt đầu ngón tay giữa chạm vào phía dưới bên phải vành mũ, năm ngón tay khép lại duỗi thẳng, lòng bàn tay úp xuống, hơi chếch về trước; bàn tay và cánh tay dưới thành một đường thẳng, cánh tay trên nâng lên ngang vai; đầu ngay, mắt nhìn thẳng vào người mình chào

* Thôi chào:

Khẩu lệnh “THÔI”

Nghe dứt khẩu lệnh “THÔI”, tay phải đưa xuống theo đường gần nhất về tư thế đứng nghiêm

Để đổi hướng nhanh chóng, chính xác mà vẫn giữ được vị trí đứng. Quay tại chỗ là động tác cơ bản làm cơ sở cho đổi hình, đổi hướng trong phân đội được trật tự thống nhất.

*Cách thực hiện:

Động tác quay bên phải:

– Khẩu lệnh: “Bên phải – Quay”.

– Nghe dứt động lệnh quay thực hiện 2 cử động:

– Cử động 1: Thân trên vẫn giữ ngay ngắn, hai đầu gới thẳng tự nhiên, lấy gót chân phải và mũi chân trái làm trụ, phối hợp với sức xoay của thân người quay toàn thân sang phải 1 góc 90 độ, sức nặng toàn thân dồn vào chân phải.

– Cử động 2: Đưa chân trái lên, đặt hai gót chân sát vào nhau thành tư thế đứng nghiêm.

Các động tác: quay bên trái, quay nửa bên trái, quay nửa bên phải, quay đằng sau tương tự động tác quay bên phải.

Vận dụng để di chuyển vị trí và đội hình có trật tự, thống nhất, hùng mạnh và trang nghiêm.

*Cách thực hiện:

– Khẩu lệnh: “đi đều – bước”

– Động tác: nghe dứt động lệnh bước thưc hiện hai cử động:

+ Cử động 1: Chân trái bước lên một bước cách chân phải 60cm (tính từ gót chân nọ đến gót chân kia) đặt gót rồi cả bàn chân xuống đất, sức nặng toàn thân dồn vào chân trái; đồng thời tay phải đánh ra phía trước, khuỷu tay gập và hơi nâng lên, cánh tay hợp với thân người môt góc 450, cẳng tay gần thành đường thăng bằng, nắm tay úp xuống và hơi chếch về phía trước, khớp xương thứ 3 của ngón tay trỏ cách thân người 20cm, thẳng hàng với khuy áo; tay trái đánh về phía sau thẳng tự nhiên, lòng bàn tay quay vào trong, mắt nhìn thẳng.

+ Cử động 2: Chân phải bước lên cách chân trái 60 cm, tay trái đánh ra phía trước, tay phải đánh ra phía sau. Cứ như vậy chân nọ tay kia tiếp tục bước với tốc độ 110 bước/ phút.