Núm vú khi mang thai như thế nào

Hình ảnh nhũ hoa khi mang thai có dấu hiệu thay đổi là một trong những điều tất yếu của quá trình mang thai. Sự thay đổi này nhằm chuẩn bị cho giai đoạn sinh nở, nuôi con bằng sữa mẹ. Vì thế, mỗi mẹ bầu sẽ có những dấu hiệu bất thường ở nhũ hoa theo cách khác nhau. Dưới đây là những biến đổi thường gặp, mẹ bầu cùng tham khảo nhé.

Núm vú khi mang thai như thế nào
Hình ảnh nhũ hoa khi mang thai nhạy cảm hơn trong thai kỳ

Hình ảnh nhũ hoa khi mang thai: ngực nhạy cảm 

Biểu hiện của mang thai này thường gây ra rất nhiều khó chịu cho mẹ bầu vì bạn có thể cảm thấy nhạy cảm khi chạm nhẹ vào đầu ngực. Nhiều phụ nữ nhầm tưởng đây là báo hiệu của kỳ kinh nguyệt nên thường không chú tâm. Và đây cũng  được xem là dấu hiệu mang thai phổ biến bởi trong giai đoạn đầu của thai kỳ, phần lớn mẹ bầu đều sẽ trải qua triệu chứng này.

Mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng vì dấu hiệu này chỉ là do sự gia tăng hormone estrogen, progesterone, khiến việc  lưu thông máu nhiều hơn làm nhũ hoa nhạy cảm bất thường. Dấu hiệu này sẽ bớt khó chịu từ sau giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên. Tuy nhiên, sự nhạy cảm ở nhũ hoa khi mang thai là lý do một số mẹ bầu giảm ham muốn khi mang thai ở những tháng đầu thai kỳ.

Triệu chứng đau nhũ hoa

Hầu hết mẹ bầu khi mang thai thường gặp dấu hiệu đau nhũ hoa ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Bạn có thể thấy nhũ hoa có cảm giác căng tức đau đớn khi mặc áo ngực hoặc chạm vào.

Đau ngực có làm thay đổi hình ảnh nhũ hoa khi mang thai

Lưu ý, cũng có rất nhiều mẹ bầu khi mang thai đau ngực nhưng nhũ hoa không hề thay đổi. Nếu nằm trong trường hợp này, bạn cũng không cần quá lo lắng vì điều này sẽ không ảnh hưởng gì đến việc sức khỏe của bạn và em bé.

Nên làm gì để giảm đau ngực?

Để giảm bớt cảm giác đau ngực, mẹ bầu nên chọn loại áo mỏng nhẹ, và vừa vặn để mặt hằng ngày. Bên cạnh đó, có thể thực hiện một vài động tác massage ngực nhẹ nhàng để giảm cơn đau. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên tìm hiểu về các bệnh lý tuyến mô hoặc sự giảm sản của ngực. Để biết chính xác hơn, mẹ cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Hình ảnh nhũ hoa khi mang thai trở nên sẫm màu hơn

Bước vào tuần mang thai thứ 4, mẹ sẽ thấy hình ảnh nhũ hoa khi mang thai sẽ trở nên sậm vào và to hơn so với lúc còn son rỗi, do tăng lượng sắc tố da.

Không những thế, trong vài tháng đầu thai kỳ thì quầng vú bao quanh nhũ hoa cũng sẽ lớn và sậm màu hơn. Nhiều người còn nhận thấy phần ngực bị bóng nhờn do tuyến bã dầu hoạt động mạnh hơn trong thời gian này.

Tất cả những biểu hiện này đều nhằm chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa của mẹ về sau. Và chuyển sang giai đoạn cho con bú, mẹ cũng có thể yên tâm vì đầu ngực sẽ chuyển sang sáng màu trở lại.

Núm vú khi mang thai như thế nào
Hình ảnh nhũ hoa khi mang thai thay đổi để thích ứng với giai đoạn cho con bú

Hình ảnh nhũ hoa khi mang thai: nổi mạch và gân xanh

Trong thai kỳ, lượng máu mà cơ thể vận chuyển về ngực mẹ sẽ tăng lên hơn 50% để chuẩn bị lượng sữa đầy đủ cho bé, vì thế mẹ sẽ thấy nhũ hoa của mình xuất hiện các tĩnh mạch nổi lên da rõ nét hơn. Các tĩnh mạch này sẽ biến mất sau khi mẹ sinh hoặc cai sữa cho em bé bởi lúc này ngực không cần phải cung cấp máu nhiều như trước nữa.

Xuất hiện hiện tượng rò rỉ sữa non

Từ tuần thai thứ 16 trở đi, ngực của mẹ bầu có thể bắt đầu sản xuất những giọt sữa non đầu tiên và mẹ sẽ cảm nhận thấy như có dòng chảy đang làm việc bên trong nhũ hoa của mình.

Vào những tháng cuối thai kỳ, một số mẹ bầu có thể cảm nhận được ngực mình tiết ra chất lỏng có màu vàng nhạt, đó là sữa non. Đây là những giọt sữa đầu tiên mà cơ thể mẹ bầu sản xuất ra, chúng chứa rất nhiều kháng thể có lợi cho sức khỏe của trẻ sơ sinh.

Ngoài tiết ra những giọt sữa non ở dạng lỏng, nhiều mẹ bầu khác lại thấy, hình ảnh nhũ hoa khi mang thai ở những tháng cuối thai kỳ tiết sữa non ở trạng thái một lớp màng hoặc chất đóng cục.

Sữa non sẽ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cuộc sống của bé, để khởi đầu cuộc sống mới và bảo vệ bé khỏi các căn bệnh. Vì thế trong 3 tháng cuối cùng của thai kỳ, mẹ bầu nên sử dụng loại áo ngực dành riêng cho thai phụ để hỗ trợ nhũ hoa phát triển liên tục giúp lợi sữa về sau này mẹ nhé!

Núm vú khi mang thai như thế nào
Mẹ nên chọn những loại áo hỗ trợ cho thai phụ

Hình ảnh nhũ hoa khi mang thai: Nốt nhỏ li ti quanh đầu ngực

Sự thay đổi mà hầu hết mẹ bầu đều nhận thấy ở nhũ hoa khi mang thai đó là sự hình thành của những nốt sần nhỏ li ti. Đây là dấu hiệu mang thai tuần đầu rất bình thường bởi những nốt sần này thuộc tuyến bã chuyên sản sinh dầu, hay còn được gọi với tên các hạt Montgomery, chúng thường hoạt động mạnh mẽ và nở lớn hơn khi bạn đang mang thai.

Để thích ứng với những thay đổi về hình ảnh nhũ hoa khi mang thai, mẹ nên lựa chọn những loại áo ngực làm từ chất liệu mềm mại, thông thoáng để không gây kích ứng cho phần nhũ hoa. Chọn được áo ngực phù hợp chính bước đầu tiên để chăm sóc vùng ngực trong suốt thai kỳ mẹ nhé!

Hình ảnh nhũ hoa khi mang thai sẽ có nhiều thay đổi, nhằm chuẩn bị thật tốt cho quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Thay đổi ở nhũ hoa khi mang thai là những hiện tượng hoàn toàn bình thường mà phần lớn mẹ bầu nào cũng đều gặp phải. Ngoài ra, nếu nhận thấy những biểu hiện bất thường hay khác lạ kèm theo cảm giác đau đớn hoặc chảy máu nào thì mẹ cần đến bệnh viện được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bảo Hân

Núm vú khi mang thai như thế nào

Sự nhạy cảm khác thường của ngực bắt đầu xuất hiện từ tuần thứ 4 đến 6 và kéo dài đến hết 3 tháng đầu mang thai. Đây là những triệu chứng bình thường và thường xuất hiện nhiều nhất ở 3 tháng đầu mang thai.

Những thay đổi này là nhằm chuẩn bị cho thời điểm nuôi con bằng sữa mẹ của các thai phụ. Dưới đây là một vài thay đổi thường gặp hơn ở ngực khi mang thai:

Đau ngực
Sớm nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ bạn sẽ gặp triệu chứng đau ngực hoặc ngực nhạy cảm lạ thường. Với một số phụ nữ, đây còn là dấu hiệu nguyệt san, nên có thể khiến bạn không để ý đến. Bạn có thể cảm giác ngực bạn lúc này hơi nhạy cảm khi chạm vào, hoặc có cảm giác đau đớn khi bạn mặc áo ngực. Sự nhạy cảm khác thường này của ngực bắt đầu xuất hiện từ tuần thứ 4 đến 6 và kéo dài đến hết 3 tháng đầu mang thai. Thế nhưng bạn không cần phải lo lắng vì những triệu chứng này là bình thường và thường xuất hiện nhiều nhất ở 3 tháng đầu mang thai. Đây là một trong những lý do mà nhiều phụ nữ thường tránh gần gũi chồng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, quan hệ tình dục khi mang thai là an toàn, bạn chỉ cần tránh để bạn tình chạm vào đầu nhũ hoa là được.

Đầu vú thay đổi
Bạn có thể thấy rõ các tĩnh mạch ở vùng da của ngực, đồng thời nhận thấy đầu vú của bạn có thể trở nên lớn hơn và sậm màu hơn khi bạn mang thai. Sau một vài tháng đầu, quầng vú – phần sắc tố bao quanh đầu vú của bạn – cũng sẽ lớn hơn và sậm màu hơn. Bạn cũng có thể nhận thấy xuất hiện những nốt sần nhỏ hoặc các khu vực trắng như mụn trên núm. Điều này cũng là bình thường. Chúng là một dạng tuyến sản sinh dầu còn được gọi là các hạt Montgomery. Những thay đổi này nhằm chuẩn bị cho việc nuôi con của cơ thể người mẹ.

Ngực phát triển lớn hơn
Vào thời điểm cuối 3 tháng đầu thai kỳ hoặc bắt đầu 3 tháng giữa thai kỳ, bạn có thể nhận thấy ngực bỗng phát triển tăng 1 hoặc 2 cup, đặc biệt nếu đây là con đầu lòng của bạn. Đây cũng lại là do các mô bên trong ngực phát triển để chuẩn bị cho việc nuôi con. Ngực của bạn sẽ có cảm giác ngứa vì da căng ra, và bạn thậm chí có thể lộ các vết căng da trên ngực. Đến cuối thai kỳ, bạn sẽ cần phải sử dụng áo ngực dành riêng cho việc nuôi con để hỗ trợ cho ngực phát triển lớn hơn của bạn.

Núm vú khi mang thai như thế nào
Tuyến sữa của phụ nữ

Tiết sữa non
Sữa non là sữa đầu tiên mà cơ thể của bạn sản xuất ra. Nó sẽ cung cấp cho bé của bạn mọi thứ mà bé cần để khởi đầu cuộc sống, bao gồm một liều miễn dịch và bảo vệ bé khỏi bệnh vàng da. Vào cuối thai kỳ, một vài phụ nữ có thể nhận thấy ngực tiết ra chất lỏng màu vàng. Hoặc bạn có thể nhận thấy đầu vú có một lớp màng hoặc chất đóng cục, chúng đều là sữa non thôi. Tuy vậy, một số phụ nữ có thể tiết ra sớm hơn hoặc hoàn toàn không tiết ra sữa non. Bạn có thể sử dụng đệm ngực nếu nó gây chú ý hoặc khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Ngực không có dấu hiệu thay đổi
Bạn có thể là một trong số những phụ nữ “không may mắn” khi chỉ có rất ít triệu chứng hoặc hoàn toàn không có dấu hiệu nào về những sự thay đổi của ngực khi mang thai. Tuy nhiên đừng vội hoảng hốt. Vì việc này hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến khả năng mang thai của bạn cả. Trên thực tế, có thể bạn thuộc nhóm phụ nữ mắc bệnh lý thiếu tuyến mô (IGT) hoặc sự giảm sản của ngực. Hãy nói chuyện với nữ hộ sinh hoặc bác sĩ của bạn về điều này và thực hiện kiểm tra ngực.

Chọn áo ngực phù hợp
Tốt nhất là bạn hãy tìm những áo ngực hỗ trợ tốt cho ngực. Hãy dành thời gian để thử áo ngực tại các cửa hiệu lớn hoặc các cửa hàng dành cho các bà mẹ mang thai với sự giúp đỡ của những người bán hàng am tường.

Bạn có thể nhận thấy các áo ngực có gọng giờ đây đã không còn thoải mái khi mặc nữa. Để tránh chạm sát, hãy tìm áo ngực bằng vật liệu mềm không có đường may nổi gần đầu vú. Các loại áo ngực bằng cotton sẽ giúp bạn thấy thoải mái và dễ thở hơn các loại bằng vải tổng hợp.

Núm vú khi mang thai như thế nào
Chọn áo ngực thích hợp khi mang thai và cho con bú

Để tăng thêm hỗ trợ trong ngày, hãy dùng áo ngực dành cho sản phụ. Trong suốt 3 tháng cuối thai kỳ, bạn có thể đầu tư vào loại áo ngực cho bà mẹ nuôi con, vì bạn cũng sẽ cần đến nó khi bắt đầu cho con bú. Vào buổi tối khi ngủ, hãy thử áo ngực dùng để ngủ cho sản phụ – một loại áo ngực bằng cotton, mềm, không gò bó. Loại này cũng có bán ở các cửa hàng dành cho bà mẹ sinh con.

Một điều đặc biệt quan trọng là bạn cần mặc áo ngực hỗ trợ và vừa vặn khi bạn thực hiện các bài tập, vì ngực của bạn khi này nặng hơn trước. Một chiếc áo ngực được thiết kế để tập sẽ nâng đỡ cho ngực và giảm thiểu sự thiếu thoải mái cho bạn.

Xem xét mua các loại áo ngực có dư độ rộng vì ngực bạn có thể tăng một hoặc hai kích cỡ (cả cup lẫn chu vi ngực) và bụng bạn nở ra. Hãy chọn những chiếc áo ngực vừa vặn với bạn khi móc cài ở vị trí nhỏ nhất, như thế bạn sẽ có dư độ rộng khi ngực phát triển để nuôi con. Đây chắc chắn là một ý tưởng hay nếu bạn quyết định mua áo ngực dùng để nuôi con trước khi bạn sinh bé.

Các sự kiện hấp dẫn không thể bỏ qua:

Linh Lan

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.