Khi nào trọng tài sử dụng công nghệ VAR

Theo ông Roberto Rosetti, Chủ tịch Ủy ban trọng tài của Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA), UEFA rất tin tưởng vào công nghệ này. VAR là không chỉ giúp các trọng tài, mà còn để giúp bóng đá công bằng hơn.

Có 22 nhân viên sẽ phụ trách làm việc tại Phòng VAR (VAR Room) được đặt tại trụ sở của UEFA ở Nyon, Thụy Sĩ để làm nhiệm vụ tại Euro 2020. Đội ngũ này sẽ chia làm nhiều các tổ để luân phiên hỗ trợ mỗi trận trong tổng số 51 trận đấu của giải. Ngoài việc ngồi trong Phòng VAR, một trợ lý VAR cũng được bố trí ngay tại sân bóng để hỗ trợ trực tiếp tổ trọng tài điều khiển trận đấu.

Khi nào trọng tài sử dụng công nghệ VAR
Toàn cảnh Phòng VAR phục vụ cho các trận đấu của Euro 2020. Ảnh: UEFA.

Kể từ khi được UEFA đưa vào sử dụng từ tháng 2-2019 cho tới trận chung kết Champions League 2020-2021, công nghệ VAR đã có mặt trong 453 trận đấu với 139 quyết định của trọng tài được thay đổi nhờ công nghệ VAR, hay trung bình cứ 3,25 trận thì có 1 quyết định thay đổi.

Công nghệ VAR được Hiệp hội Bóng đá quốc tế (IFAB) thông qua vào năm 2016 và được thử nghiệm lần đầu vào tháng 8-2016 trong một trận đấu bóng đá ở giải nhà nghề Mỹ. World Cup 2018 là giải đấu lớn đầu tiên mà Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) áp dụng công nghệ VAR.

Khi nào trọng tài sử dụng công nghệ VAR
Công nghệ VAR giúp tổ trọng tài đưa ra nhiều quyết định chuẩn xác hơn. Ảnh: The Light.

Đội ngũ “trọng tài công nghệ” trong Phòng VAR sẽ nhận tín hiệu được truyền trực tiếp từ sân vận động, bao gồm toàn cảnh trận đấu đang diễn ra cũng như các pha quay chậm.Những người này sẽ thông báo cho trọng tài chính mỗi khi phát hiện lỗi bị bỏ qua, hoặc trọng tài chính sẽ tìm sự góp ý của họ mỗi khi cần(động tác chỉ lên tai).

Dù có lợi thế như vậy nhưng công nghệVAR không phải “là tất cả” và chỉ để “sửa lại các quyết định sai của tổ trọng tài mà có thể làm ảnh hưởng đến cục diện trận đấu” như lỗi phát sinh trong tình huống ghi bàn, thổi phạt đền, quyết thẻ đỏ trực tiếp, nhận dạng sai cầu thủ...Trước đó, đã có nhiều tình huống tương tự xảy ra gây tranh cãi và dẫn đến sự thay đổi kết quả của các trận đấu.

Về phần mình, trọng tài chính có thể tự xem lại tình huống thông qua màn hình TV trên đường biên hoặc dựa vào sự hỗ trợ từ phía tổ trợ lý. Tuy vậy, quyết định cuối cùng về tình huống vẫn là của người “cầm cân nảy mực” trên sân bóng.

Clip giải thích về công nghệ VAR trong bóng đá. Nguồn: FIFATV.

NGÂN ANH

Theo sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, công nghệ cao đã bắt đầu đóng một vai trò lớn hơn, quan trọng hơn trong các môn thể thao mà cụ thể là bóng đá - môn thể thao phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Một trong những minh chứng rõ ràng nhất chính là sự can thiệp của công nghệ VAR ở trận chung kết cúp bóng đá thế giới FIFA World Cup 2018 diễn ra giữa đội tuyển Pháp và Croatia. Vậy bạn có thực sự hiểu rõ công nghệ VAR là gì và cách thức nó hoạt động như thế nào hay không?
 

Khi nào trọng tài sử dụng công nghệ VAR

 

Công nghệ VAR hay còn được gọi là trọng tài VAR, trợ lý VAR, trọng tài video là một trợ lý trọng tài bóng đá, người đánh giá quyết định của trọng tài chính là đúng hay sai dựa vào hệ thống các đoạn phim video quay lại trận đấu cùng một tai nghe để giao tiếp với trọng tài chính.

Công nghệ VAR viết tắt của từ tiếng Anh "Video Assistant Referee" tức là video hỗ trợ trọng tài. Trong Hội nghị Thường niên lần thứ 132 diễn ra ở trụ sở FIFA tại Zurich vào ngày 03/03/2018, Hiệp hội Bóng đá Quốc tế (IFAB) đã chính thức nhất trí thông qua việc sử dụng VAR và đưa vào luật bóng đá sau các thử nghiệm ở một số giải đấu lớn.
 

Khi nào trọng tài sử dụng công nghệ VAR

 

Công nghệ VAR được sử dụng khi nào?

Triết lý khi sử dụng công nghệ VAR trong bóng đá là “Can thiệp tối thiểu - Lợi ích tối đa”. Do đó nó sẽ chỉ được xem xét để giảm sự không công bằng khi có các “lỗi rõ ràng và hiển nhiên” xảy ra liên quan đến những trường hợp sau:

- Trường hợp 1. Có bàn thắng hoặc không có bàn thắng.

- Trường hợp 2. Có phạt đền hoặc không có phạt đền.

- Trường hợp 3. Có thẻ đỏ trực tiếp (thẻ đỏ đưa ra mà không thông qua 2 thẻ vàng).

- Trường hợp 4. Trọng tài bắt lỗi nhầm người.

Sử dụng công nghệ VAR như thế nào?

Công nghệ VAR sẽ được tiến hành xem xét trong 02 trường hợp:

VAR tiến hành một cuộc kiểm tra để xem xét các quyết định của trọng tài chính.

Trọng tài chính yêu cầu xem xét lại một tình huống trên sân.

Quá trình bắt đầu khi trọng tài VAR cùng với một nhóm trợ lý VAR (AVAR) tiến hành xem xét lại các đoạn video trong phòng vận hành video (video operation room - VOR). Nếu không tìm thấy lỗi, VAR sẽ không giao tiếp với trọng tài và đây được xem là một cuộc “kiểm tra im lặng”. Nếu tìm thấy một lỗi tiềm ẩn, VAR sẽ liên lạc với trọng tài chính về phán quyết đó. Lúc này, trọng tài chính có thể:

Thay đổi phán quyết theo lời khuyên của VAR.

Tiến hành đánh giá hiện trường (over field review - OFR).

Tin tưởng vào quyết định của mình và không tiến hành OFR hoặc thay đổi phán quyết.
 

Khi nào trọng tài sử dụng công nghệ VAR

 

Một số lưu ý khi tiến hành sử dụng VAR:

- Chỉ trọng tài chính mới được tiến hành OFR với sự hỗ trợ của VAR.

- Mặc dù VAR có thể chỉ ra những “lỗi lầm rõ ràng và hiển nhiên” nhưng người đưa ra quyết định vẫn luôn là trọng tài chính dù nó đúng hay sai. Tức là, sau khi xem xét trọng tài sẽ là người quyết định cuối cùng.

- Khi muốn tiến hành OFR, trọng tài chính phác một hình chữ nhật trong không trung (biểu tượng cho màn hình video), tiến ra một khu vực bên lề được gọi là khu vực đánh giá (referee review area - RRA) và xem lại các đoạn video quay chậm. Sau khi đã xem xong, trọng tài chính sẽ quay lại sân, phác một hình chữ nhật khác và đưa ra phán quyết cuối cùng.
 

Khi nào trọng tài sử dụng công nghệ VAR

 

- Trọng tài chính có thể ngừng trận đấu để tiến hành OFR nhưng không được phép làm như vậy để “phủ nhận một cơ hội ghi bàn rõ ràng” hay “ngăn chặn tình huống tấn công tốt” của một trong hai đội.

- VAR và AVAR có thể là các trọng tài đương nhiệm hoặc các cựu trọng tài.

- Cầu thủ yêu cầu tiến hành OFR bằng cách phác hình chữ nhật một cách thái quá sẽ bị cảnh cáo bằng thẻ vàng.

- Cầu thủ tiến vào khu vực OFR sẽ bị cảnh cáo bằng thẻ vàng còn nhân viên của hai đội tiến vào đây sẽ bị đuổi ra khỏi sân.
 

Khi nào trọng tài sử dụng công nghệ VAR

 

Lịch sử hình thành và phát triển của VAR

VAR được hình thành bởi dự án Trọng tài 2.0 - Dự án bao gồm việc thử nghiệm công nghệ mắt diều hâu (Hawk - Eye) và triển khai các trợ lý trọng tài do Hiệp hội Bóng đá Hoàng gia Hà Lan (KNVB) tiến hành. Hệ thống này được thử nghiệm lần đầu tiên thông qua các trận đấu của Giải Bóng đá Vô địch Quốc gia Hà Lan Eredivisie mùa giải 2012 - 2013.

Vào năm 2014, KNVB kiến nghị với IFAB để được sử dụng VAR trong các thử nghiệm rộng rãi hơn. IFAB phê chuẩn kiến nghị này và một lộ trình phát triển hệ thống đã được hoàn thiện trong cuộc họp chung vào năm 2016.

VAR bắt đầu được thử nghiệm trực tiếp dưới sự theo dõi của IFAB trong trận đấu giữa hai đội bóng dự bị thuộc giải bóng đá nhà nghề Mỹ (MLS) vào năm 2016. Một thẻ vàng và một thẻ đỏ đã được đưa ra do sự can thiệp của VAR.

Giải vô địch bóng đá Úc (A - League) trở thành nơi đầu tiên sử dụng VAR trong một trận đấu chuyên nghiệp, trận đấu giữa Melbourne City và Adelaide United vào ngày 07/04/2017. Trận đấu kết thúc mà không có sự hỗ trợ của VAR.

Lần can thiệp đầu tiên của VAR trong một trận đấu chuyên nghiệp diễn ra vào ngày 08/04/2017. Trong trận đấu giữa Wellington Phoenix và Sydney FC cũng thuộc khuôn khổ giải đấu A - League, VAR đã xác định được một pha chạm tay trong khu vực cấm địa 16m50 và nhờ đó mà Sydney FC được hưởng một quả phạt đền. Trận đấu kết thúc với tỷ số 1 - 1.

Vào tháng 06/2017, VAR chính thức được sử dụng lần đầu tiên ở giải đấu cấp quốc tế trong Cúp Liên đoàn các châu lục FIFA Confederations Cup 2017.

Vào tháng 01/2018, Ý mở trung tâm đào tạo VAR đầu tiên trên thế giới ở Converciano.

Vào ngày 16/03/2018, World Cup 2018 chính thức trở thành giải đấu đầu tiên sử dụng VAR đầy đủ ở tất cả các trận đấu và tại tất cả các địa điểm. Lần can thiệp đầu tiên của VAR ở World Cup 2018 là trong trận đấu vòng bảng giữa Pháp và Úc. Pháp được trao một quả phạt đền sau khi trọng tài tham khảo ý kiến của VAR. Lần can thiệp cuối cùng của VAR ở World Cup 2018 là ngay trong trận chung kết giữa Pháp và Croatia. Và lần này Pháp cũng là đội được trao quả phạt đền sau khi trọng tài sử dụng VAR để đánh giá một lỗi chạm tay trong vòng cấm.

Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ để giải đáp thắc mắc công nghệ VAR là gì, nó được sử dụng khi nào và như thế nào mà nhiều người thường đặt ra. Mặc dù từ khi được áp dụng, công nghệ VAR đã giảm bớt được rất nhiều những phán quyết sai lầm do trọng tài đưa ra. Tuy nhiên theo ý kiến của nhiều người, VAR lại đang làm mất đi tính hấp dẫn của bóng đá. Bởi lẽ chính những phán quyết mang tính “bất công”, gây nhiều tranh cãi cùng những pha chơi xấu hay tiểu xảo đi vào huyền thoại đã, đang và sẽ là một trong những yếu tố làm nên sức hút to lớn của môn thể thao vua. Pha bóng "Bàn tay của Chúa" do huyền thoại Maradona (đội tuyển Argentina) thực hiện tại Worldcup năm 1986 là một trong những bàn thắng đi vào lịch sử túc cầu thế giới và là minh chứng rõ ràng nhất về tính hấp dẫn của bóng đá khi không có sự can thiệp của công nghệ VAR.


Page 2