Khi nào phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi năm 2024

Khi tiến hành công việc thì có phải báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng đối với dự án nhóm A không?

Đề nghị tư vấn:

Công ty tôi đã trúng thầu một dự án đầu tư xây dựng, hiện nay tôi là người trực tiếp được chủ đầu tư uỷ quyền tiến hành các hoạt động liên quan đến việc báo cáo xây dựng. Tuy nhiên dự án này là dự án nhóm A, tôi muốn hỏi là dự án thuộc nhóm này có nhất thiết phải làm báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng không? Cám ơn luật sư!

Luật sư tư vấn:

Điều 7 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định như sau:

“1. Chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để có cơ sở xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng. Trường hợp các dự án Nhóm A (trừ dự án quan trọng quốc gia) đã có quy hoạch được phê duyệt đảm bảo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này thì không phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

2. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Luật Xây dựng năm 2014, trong đó phương án thiết kế sơ bộ trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi gồm các nội dung sau:

  1. Sơ bộ về địa điểm xây dựng; quy mô dự án; vị trí, loại và cấp công trình chính;
  1. Bản vẽ thiết kế sơ bộ tổng mặt bằng dự án; mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt công trình chính của dự án;
  1. Bản vẽ và thuyết minh sơ bộ giải pháp thiết kế nền móng được lựa chọn của công trình chính;
  1. Sơ bộ về dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghệ (nếu có).”

Như vậy, trong trường hợp trên bạn không trình bày rõ rằng dự án xây dựng của công ty bạn là dự án nhóm A đã có quy hoạch được phê duyệt hay chưa. Do đó, chúng tôi xin đưa ra ba trường hợp như sau:

• Thứ nhất, dự án của công ty bạn là dự án nhóm A là dự án quan trọng quốc gia, đã có quy hoạch được phê duyệt thì vẫn sẽ phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

• Thứ hai, dự án của công ty bạn là dự án nhóm A, không phải dự án quan trọng quốc gia, đã có quy hoạch được phê duyệt đảm bảo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 7 nêu trên thì không cần phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

• Thứ ba, dự án của công ty bạn không thuộc 2 trường hợp nêu trên thì bạn – người trực tiếp được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án sẽ tiến hành việc tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để có cơ sở xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Luật Xây dựng năm 2014:

“Điều 53. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng

1. Sự cần thiết đầu tư và các điều kiện để thực hiện đầu tư xây dựng.

2. Dự kiến mục tiêu, quy mô, địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng.

3. Nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên.

4. Phương án thiết kế sơ bộ về xây dựng, thuyết minh, công nghệ, kỹ thuật và thiết bị phù hợp.

5. Dự kiến thời gian thực hiện dự án.

6. Sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn; khả năng hoàn vốn, trả nợ vốn vay (nếu có); xác định sơ bộ hiệu quả kinh tế – xã hội và đánh giá tác động của dự án.”

Trong trường hợp Báo cáo tiền khả thi phải được phê duyệt theo qui định của pháp luật thì sau khi được phê duyệt nhà đầu tư có thể bắt tay vào xây dựng bản báo cáo chi tiết, đầy đủ theo hướng đã lựa chọn trong báo cáo tiền khả thi, đó là Báo cáo khả thi.

Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định. Dự án đầu tư là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các biện pháp quản lý, cấp phép đầu tư. Nó là căn cứ để nhà đầu tư triển khai hoạt động đầu tư và đánh giá hiệu quả của dự án. Và đặc biệt quan trọng trong việc thuyết phục chủ đầu tư quyết định đầu tư và tổ chức tín dụng cấp vốn cho dự án.

- Lập một dự án đầu tư chỉ là bước sau cùng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Muốn lập một dự án đầu tư có chất lượng, hiệu quả thì nhà đầu tư phải tiến hành nhiều công việc. Cụ thể: + Nghiên cứu, đánh giá thị trường đầu tư.

+ Xác định thời điểm đầu tư và qui mô đầu tư. - Lựa chọn hình thức đầu tư. Tiến hành các hoạt động khảo sát và lựa chọn địa bàn đầu tư.

Sau khi thực hiện xong các công việc trên thì nhà đầu tư tiến hành lập dự án đầu tư, Dự án đầu tư được biểu hiện ở hai văn kiện: Báo cáo tiền khả thi và Báo cáo khả thi.

- Báo cáo tiền khả thi là báo cáo cung cấp thông tin một cách tổng quát về dự án. Qua đó chủ đầu tư có thể đánh giá sơ bộ tính khả thi của dự án. Đồng thời lựa chọn phương án đầu tư thích hợp nhất cho dự án. Báo cáo tiền khả thi là căn cứ để xây dựng báo cáo khả thi .

Nội dung của Báo cáo tiền khả thi bao gồm :

+ Định hướng đầu tư, điều kiện thuận lợi và khó khăn + Qui mô dự án và hình thức đầu tư + Khu vực và địa điểm đầu tư (dự kiến các nhu cầu sử dụng đất, các vấn đề ảnh hưởng môi trường, xã hội, tái định cư, nhân công...) được phân tích, đánh giá cụ thể. + Phân tích, đánh giá sơ bộ về thiết bị, công nghệ, kỹ thuật và điều kiện cung cấp các vật tư, nguyên vật liệu, dịch vụ, hạ tầng cơ sở... + Lựa chọn các phương án xây dựng + Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn, khả năng thu hồi vốn, khả năng trả nợ và thu lãi. + Có các đánh giá về hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế - xã hội của dự án. + Thành phần, cơ cấu của dự án: tổng hợp hay chia nhỏ các hạng mục.

- Trong trường hợp Báo cáo tiền khả thi phải được phê duyệt theo qui định của pháp luật thì sau khi được phê duyệt nhà đầu tư có thể bắt tay vào xây dựng bản báo cáo chi tiết, đầy đủ theo hướng đã lựa chọn trong báo cáo tiền khả thi, đó là Báo cáo khả thi.

- Báo cáo khả thi là tập hợp các số liệu, dữ liệu phân tích, đánh giá, đề xuất chính thức về nội dung của dự án theo phương án đã được chủ đầu tư lựa chọn. Và như đã nói ở trên nó cũng là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và quyết định đầu tư.

- Nội dung của Báo cáo khả thi:

Các căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư:

- Mục tiêu đầu tư - Địa điểm đầu tư - Qui mô dự án - Vốn đầu tư - Thời gian, tiến độ thực hiện dự án - Các giải pháp về kiến trúc, xây dựng, công nghệ, môi trường - Phương án sử dụng lao động, quản lý, khai thác dự án - Các hình thức quản lí dự án. - Hiệu quả đầu tư - Xác định các mốc thời gian chính thực hiện dự án - Tính chất tham gia ,mối quan hệ cũng như trách nhiệm của các cơ quan liên quan.

Nhìn chung thì nội dung của báo cáo khả thi cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản như: Tính hợp pháp, tính hợp lí, tính khả thi, tính hiệu quả ,tính tối ưu... Việc lập báo cáo mang tính chuyên nghiệp rất cao, do vậy một sự chú ý dành cho các chủ đầu tư trong quá trình lập báo cáo nên có sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn, các tổ chức và các chuyên gia từng tham gia thẩm định các dự án. Đặc biệt, nếu dự án sử dụng nguồn vốn vay nên mời cả người cho vay (tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư...) tham gia ngay từ khâu lập dự án.

Theo các chuyên gia thì muốn có một báo cáo khả thi có chất lượng thì chủ đầu tư phải dành thời gian và chi phí thỏa đáng cho việc khảo sát và lập báo cáo (Theo một nghiên cứu của UNDP thì chi phí lập báo cáo thường chiếm 5% kinh phí dự án, có khi lên tới 15 - 20% đối với các dự án đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, phức tạp).

Sau khi hoàn thành Báo cáo tiền khả thi và Báo cáo khả thi nhà đầu tư phải trình các báo cáo trên đến cơ quan có thẩm quyền để thẩm tra đầu tư (với các dự án phải thẩm tra đầu tư). Đồng thời, gửi đến tổ chức cho vay vốn đầu tư (với dự án sử dụng nguồn vốn vay). Như vậy, việc lập xong hai bản báo cáo đồng nghĩa với việc nhà đầu tư đã hoàn thành dự án đầu tư về mặt kế hoạch và cũng kết thúc giai đoạn chuẩn bị đầu tư chuyển sang giai đoạn làm các thủ tục đầu tư, triển khai đầu tư trên thực tế.

Khi nào thì phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi?

Khi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải phù hợp với yêu cầu của từng loại dự án.

Báo cáo nghiên cứu khả thi do ai phê duyệt?

  1. Căn cứ hồ sơ trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của đơn vị chuẩn bị dự án hoặc nhà đầu tư và hồ sơ thẩm định của đơn vị thẩm định, Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi.

Lập báo cáo nghiên cứu khả thi là gì?

Báo cáo nghiên cứu khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, mức độ khả thi, hiệu quả, nguồn vốn và mức vốn của chương trình, dự án đầu tư công làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư.

Lập dự án khả thi là gì?

Lập dự án tiền khả thi là một việc báo cáo nhằm cung cấp các thông tin của dự án một cách tổng quát nhất, việc làm này nhằm giúp chủ đầu tư đánh giá sơ bộ những ưu điểm cũng như khả thi của dự án, ngoài ra dự án tiền khả thi còn có nhiều phương án đầu tư để chủ đầu tư có thể ước lượng chi phí của mình cho phương án đó.