Khi nào nên tháo bao chân cho bé năm 2024

Sợ trẻ sơ sinh đưa tay lên cào xước da nên các bậc cha mẹ thường mua bao tay và bao chân về đeo cho trẻ trong thời gian mấy tháng đầu đời. Song nhiều bậc cha mẹ đã làm hại con khi không quan sát kỹ.

Mất ngón chân vì chỉ siết

Con trai chị Hoàng Thúy Mai trú tại Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội buộc phải tháo một ngón chân cho bé vì ngón chân bị hoại tử. Bé Nguyễn Hoàng A. Nhìn vào đôi chân của con, chị Mai ân hận chỉ khóc. Nói về tai nạn đau lòng này, bà mẹ trẻ nước mắt lưng tròng.

Khi sinh ra, cháu bé được ông bà và bố mẹ đeo chặt bao tay và bao chân bằng những chiếc túi vải nhỏ mua ở chợ. Chị Mai kể khi vệ sinh cho bé, chị chỉ lau vùng kín và lau người, ít khi để ý đến bàn chân của trẻ. Hai, ba ngày chị mới thay bao đeo chân cho con.

Tâm lý tay chân đã được đeo kín, ít khi bẩn nên chị chủ quan. Khi cháu bé khóc quấy, sốt chị lại càng lo chăm sóc chuyện ăn uống. Đến khi bé không đỡ, khóc nhiều hơn, chị mới mang đến phòng khám tư. Lúc bác sĩ động vào chân thấy bé khóc tím tái người, mọi người mới hốt hoảng tháo bao chân ra.

Vừa bỏ chiếc bao ra, chân bên trái của bé bị sợi chỉ quấn chặt vài vòng vào ngón chân giữa. Ngón chân tím đen vì bị hoại tử. Ngay lập tức bé được đưa vào khoa Nhi Bệnh viện Việt Đức để các bác sĩ tháo bỏ ngón chân đã hoại tử.

Khi nào nên tháo bao chân cho bé năm 2024

Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 cũng từng tiếp nhận bé Trần Thị Hải Y., Bình Thạnh, TP.HCM bị vòng xiết ngón tay do chỉ của bao tay. Cháu bé mới được 1,5 tháng tuổi. Cha mẹ cháu bé bán hàng ở chợ nên bé Trần Thị Hải Y. được cha mẹ mang theo đến chỗ làm.

Do tính chất công việc ở chợ nên cha mẹ bé chỉ vệ sinh thân thể bằng cách lau người mà không chú ý đến tay chân. Thấy bé khóc thét cả đêm và quấy không ngủ, người nhà bỏ bao tay ra kiểm tra thì thấy có 1 cọng chỉ của bao tay tưa ra quấn và siết chặt lấy ngón 2 tay trái. Vòng chỉ siết chặt đến nỗi đầu ngón tay của bé thâm tím và sưng đỏ lên.

Cha mẹ bé vội đưa bé xuống bệnh viện cấp cứu. May mắn là các bác sĩ đã cắt cọng chỉ siết ngón tay ra kịp thời nên đầu ngón của bé có hồng trở lại. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn cẩn thận lưu bé lại theo dõi thêm liệu ngón tay có nhiễm trùng và hoại tử tiến triển sau đó không do ngón tay của bé bị thiếu máu nuôi cũng khá lâu.

Thường xuyên kiểm tra bao tay, bao chân của trẻ

Trao đổi về vấn đề này, PGS TS Nguyễn Tiến Dũng – Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội cho biết có nhiều tai nạn đáng tiếc ở trẻ mà nguyên nhân phần lớn do lỗi sơ ý của cha mẹ.

Đối với trẻ cần vệ sinh cho bé đầy đủ cả bàn chân, bàn tay. Bác sĩ đã gặp trường hợp trẻ đeo bao tay lâu ngày, bàn tay đứa bé cứ nắm chặt và khi vệ sinh bố mẹ cháu bé không mở bàn tay ra vệ sinh khiến các loại vi khuẩn tích tụ ở trong bàn tay trẻ, bàn tay bị viêm nhiễm, các đường chỉ vân tay sâu hóm, đóng vảy…

Bác sĩ Trương Mậu Anh – Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết các bậc phụ huynh khi cho con mình mang bao tay bao chân cần hết sức cẩn trọng vì ngón tay của trẻ nhũ nhi rất nhỏ và mềm, mạch máu nuôi ngón càng nhỏ hơn. Do đó chỉ cần có 1 vật gì chẹn lấy hoặc tì đè ngón quá lâu thì khả năng thiếu máu nuôi dẫn đến hoại tử cho đầu ngón rất dễ xảy ra.

Khi đeo bao tay bằng len, bằng vải giữ ấm cho bé, cha mẹ nên đặc biệt chú ý thường xuyên mở bao tay kiểm tra đầu ngón bé có bị vướng, bị kẹt chỉ tưa ra. Ngoài ra, do bé còn quá nhỏ nên đôi khi chỉ phản ứng bằng cách quấy khóc, bỏ bú. Gặp các trường hợp như vậy, cha mẹ cũng nên kiểm tra bao tay, bao chân xem có vấn đề gì không.

Ở nước ngoài quần áo, bao tay, vớ... cho trẻ sơ sinh, các đường may người ta thường lộn ra mặt ngoài nhằm tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra. Ở Việt Nam chưa có các đồ như vậy thì các bậc cha mẹ có thể áp dụng biện pháp là cho bé mang bao tay, vớ lộn mặt trong ra ngoài, như vậy sẽ an toàn cho bé hơn.

Chúng ta hay thấy trẻ sơ sinh luôn được mang bao tay, bao chân, nhưng nhiều bố mẹ lần đầu có em bé vẫn chưa hiểu rõ tác dụng của việc này. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay sau đây.

Đeo bao tay, bao chân cho trẻ sơ sinh để làm gì?

Cho đến thời điểm hiện tại thì vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào về vấn đề có nên đeo bao tay cho trẻ sơ sinh hay không, nhưng thực tế thì đây vẫn là cách được hầu hết bố mẹ áp dụng cho những đứa con vừa mới chào đời của mình. Theo quan điểm của nhiều người, việc đeo bao tay, bao chân cho trẻ sẽ có những tác dụng sau:

  • Trẻ sơ sinh có làn da tương đối mỏng manh và chưa điều chỉnh được thân nhiệt phù hợp với nhiệt độ môi trường, chính vì vậy việc đeo bao tay, bao chân giúp giữ ấm cho cơ thể bé.
  • Đeo bao tay để hạn chế tình trạng móng tay sẽ gây tổn thương cho làn da của bé mỗi khi con đùa nghịch, cào lên mặt, mút tay,...

Các bạn nghĩ sao về những quan điểm này? Nghe cũng có phần hợp lý đúng không nào? Tuy nhiên hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/co_nen_deo_bao_tay_cho_tre_so_sinh_1_47ce52af7b.jpg) Đeo bao tay, bao chân cho trẻ sơ sinh là việc được rất nhiều bậc phụ huynh áp dụng

Có nên đeo bao tay cho trẻ sơ sinh thường xuyên không?

Trên thực tế, việc đeo bao tay, bao chân cho trẻ sơ sinh hầu như chỉ dựa vào kinh nghiệm “xưa bày nay làm” chứ không hề có một nghiên cứu khoa học nào so sánh tỉ lệ bị tổn thương giữa trẻ có đeo bao tay, bao chân và trẻ không đeo cả. Nhưng những tác hại của việc đeo bao tay, bao chân thường xuyên thì lại được khá nhiều y bác sĩ chỉ ra. Cụ thể:

  • Việc đeo bao tay, bao chân thường xuyên có thể gây cản trở cho việc bé phát triển hoàn thiện về xúc giác. Như chúng ta đã biết, đầu bàn tay và bàn chân là nơi tập trung rất nhiều mạch máu, đây cũng là những vị trí giúp trẻ cảm nhận được thế giới xung quanh khi chạm vào các đồ vật. Chính vì vậy đeo bao tay, bao chân quá thường xuyên sẽ khiến bé hạn chế điều này.
  • Đeo bao tay thường xuyên còn khiến bé bị hạn chế về khả năng hoạt động của các ngón tay, lâu dài có thể ảnh hưởng đến kỹ năng cầm nắm của trẻ. Điều này là khá dễ hiểu vì khi chúng ta cầm nắm một vật qua bao tay sẽ khác khá nhiều so với khi ta cầm nắm trực tiếp, đúng không nào?
  • Nguy hiểm hơn, việc đeo bao tay, bao chân quá thường xuyên còn có thể dẫn đến những tổn thương cho cơ thể non nớt của trẻ. Ở trẻ em việc cảm nhận cơn đau sẽ không nhạy cảm được như người lớn, nên khi đeo nếu bị vướng chỉ trẻ vẫn không có phản ứng quá quyết liệt. Chính điều này có thể dẫn đến những hậu quả đau lòng khiến các bé bị hoại tử đốt ngón tay, ngón chân và phải cắt bỏ.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/20200814_221032_221870_vangbantay_max_1800x1800_d28865404a.jpg)

Nếu không cẩn thận thì việc đeo bao tay có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho các con

Chính vì những ảnh hưởng tiêu cực nói trên, các bạn không nên cho trẻ sơ sinh đeo bao tay, bao chân quá thường xuyên nhé.

Cần lưu ý gì khi đeo bao tay cho trẻ sơ sinh?

Hiện nay nhiều bác sĩ khuyên rằng không cần thiết phải đeo bao tay, bao chân cho trẻ sơ sinh mà chỉ cần giữ ấm cho môi trường xung quanh trẻ là được. Tuy nhiên trong những trường hợp nếu không thể giữ ấm cho môi trường xung quanh trẻ thì việc đeo bao tay, bao chân vẫn là một cách giữ ấm cho trẻ khá hiệu quả. Đây cũng là một kỹ năng chăm sóc trẻ có khá nhiều vấn đề các bạn cần lưu ý:

  • Lưu ý đầu tiên đó là các bạn cần chọn các loại bao tay, bao chân có chất liệu vải mềm, thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt để sử dụng cho trẻ sơ sinh.
  • Lưu ý tiếp theo là sau khi mua sắm bố mẹ cần kiểm tra xem có những sợi chỉ thừa ở bao tay, bao chân của trẻ hay không. Nếu có cần loại bỏ những đoạn chỉ thừa này ngay vì nếu chúng cuốn vào ngón tay, ngón chân của trẻ và không được phát hiện kịp thời có thể gây ra tình trạng hoại tử như đã nói ở trên.
  • Trẻ khi đeo bao tay sẽ cảm thấy vướng và có xu hướng đưa tay vào miệng, chính vì vậy trước khi sử dụng bao tay, bao chân cho trẻ thì bố mẹ cần giặt sạch và phơi khô để tránh trong vải có những tác nhân gây hại cho sức khỏe của bé.
  • Không nên đeo bao tay, bao chân cho trẻ sơ sinh trong thời gian quá lâu và nên kiểm tra tay chân của trẻ sau mỗi 2h đồng hồ hoặc bất cứ khi nào nghe trẻ quấy khóc vô cớ. Đây cũng chính là lý do các bạn không nên đeo bao tay cho trẻ khi ngủ nhé, nên tìm cách khác để giữ ấm cho bàn tay và bàn chân của trẻ khi bé ngủ, chỉ nên đeo khi trẻ đang thức và vui chơi.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/8_thoi_quen_giup_be_ngu_ngon_1566529707263227713506_1_dbdadc1162.jpg)

Không nên đeo bao tay cho trẻ khi ngủ

Thật ra cơ thể của trẻ tự sẽ có những thích ứng phù hợp với môi trường bên ngoài, miễn là thời tiết không đến nỗi quá khắc nghiệt, chính vì vậy các bậc phụ huynh cũng không nên quá băn khoăn về việc có nên đeo bao tay cho trẻ sơ sinh hay không? Trong những trường hợp cảm thấy cần thiết phải đeo thì nên nhớ lại những lưu ý ở trên và thực hiện theo là sẽ ổn thôi.