Khám sức khỏe làm chứng chỉ hành nghề Y

(Luật Tiền Phong) – Chứng chỉ hành nghề là một những văn bản pháp lý quan trọng đối với bác sỹ, đây là văn bằng ghi nhận trình độ chuyên môn, tay nghề của bác sỹ để bác sỹ có thể hành nghề độc lập. Vậy quy định mới nhất về hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề y hiện nay như thế nào?Theo dõi bài viết sau hoặc liên hệ đến tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí của Luật Tiền Phong để được hỗ trợ.

Khám sức khỏe làm chứng chỉ hành nghề Y

Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề y

1.  Chứng chỉ hành nghề y là gì?

Chứng chỉ hành nghề là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật, hay hiểu đơn giản thì chứng chỉ hành nghề y là văn bản pháp lý ghi nhận trình độ tay nghề của bác sỹ đối với chuyên ngành cụ thể. Đây cũng là điều kiện để bác sỹ được hành nghề độc lập.

Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề:

  • Bộ trưởng Bộ Y tế cấp chứng chỉ cho những người làm việc tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Bộ Y tế và người khám chữa bệnh trực thuộc các Bộ khác;
  • Giám đốc Sở Y tế cấp chứng chỉ hành nghề cho người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý;
  • Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cấp chứng chỉ hành nghề đối cho những người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc Phòng.

2.  Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề y

Cá nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, bao gồm các tài liệu:

–  Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;

–  Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, cụ thể như sau:

+ Văn bằng chuyên môn y;

+  Văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận tương đương trình độ đại học nhưng phải kèm theo giấy chứng nhận đã qua đào tạo bổ sung theo ngành, chuyên ngành phù hợp với thời gian đào tạo ít nhất là 12 tháng tại cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì được coi là tương đương với văn bằng bác sỹ và được cấp chứng chỉ hành nghề với chức danh là bác sỹ;

+ Văn bằng cử nhân hóa học, sinh học, dược sĩ trình độ đại học và phải kèm theo chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo chuyên ngành kỹ thuật y học về xét nghiệm với thời gian đào tạo ít nhất là 3 tháng hoặc văn bằng đào tạo sau đại học về chuyên khoa xét nghiệm;

+ Giấy chứng nhận là lương y hoặc giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.

–  Giấy xác nhận quá trình thực hành hoặc bản sao hợp lệ các văn bằng tốt nghiệp bác sỹ nội trú, bác sỹ chuyên khoa I, bác sỹ chuyên khoa II, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền;

–  Giấy khám sức khỏe;

–  Phiếu lý lịch tư pháp;

–  Sơ yếu lý lịch tự thuật (có xác nhận của thủ trưởng đơn vị nơi công tác đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đang làm việc trong cơ sở y tế tại thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoặc sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú đối với những người xin cấp chứng chỉ hành nghề không làm việc cho cơ sở y tế nào tại thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề);

–  02 ảnh màu 04 cm x 06 chụp trên nền phông trắng, trong thời gian 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

3.  Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề y

–  Nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa của cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ;

Cán bộ một cửa kiểm tra hồ sơ, nếu đảm bảo theo đầu mục quy định thì tiếp nhận và viết phiếu cho người nộp hồ sơ.

– Thẩm định hồ sơ: Tổ thư ký tiến hành thẩm định hồ sơ và lập biên bản thẩm định nếu hồ sơ đủ điều kiện thì trình Thủ trưởng có thẩm quyền cấp chứng chỉ trong thời gian 10 ngày làm việc;

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc  phải có văn bản thông báo cho người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề để hoàn chỉnh hồ sơ.

– Nhận kết quả thủ tục: Theo ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ, người nộp hồ sơ mang theo phiếu để Sở y tế để nhận kết quả thủ tục.

4.  Dịch vụ hỗ trợ thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của Luật Tiền Phong

Luật Tiền Phong cung cấp dịch vụ hỗ trợ trọn gói thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh với thời gian đảm bảo theo quy định pháp luật. Phạm vi công việc Luật Tiền Phong hỗ trợ bao gồm:

–  Tư vấn toàn diện các quy định của pháp luật về thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;

–  Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, soạn thảo hoàn thiện hồ sơ theo quy định;

–  Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước thẩm quyền, hỗ trợ xử lý các vấn đề phát sinh nếu có trong quá trình giải quyết thủ tục;

–  Nhận kết quả thủ tục và bàn giao đến khách hàng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

>>> Quy định về thời hạn của chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh

>>> Những trường hợp bị thu hồi chứng chỉ hành nghề y

>>> Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề cho bác sĩ gia đình

Trên đây là tư vấn của Luật Tiền Phong về hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề y mới nhất theo quy định hiện hành. Trường hợp có nhu cầu được tư vấn thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

Và đây kết quả của thủ trên mà Luật Tiền Phong đã tư vấn và đại diện xin chứng chỉ cho các y, bác sỹ

Để đảm bảo nguyên tắc giữ bí mật thông tin nhân thân của khách hàng, chúng tôi xin phép được che các thông tin riêng tư: 

Khám sức khỏe làm chứng chỉ hành nghề Y

                                                  Chứng chỉ hành nghề của Bác sỹ khám chữa bệnh chuyên khoa ngoại 

Khám sức khỏe làm chứng chỉ hành nghề Y

                                                      Chứng chỉ hành nghề của Y sỹ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền 

Những bài viết liên quan:

>>> Bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề y khi phát hiện cho thuê

>>>Tư vấn điều chỉnh phạm vi chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh

>>> Cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh cho du học sinh nước ngoài 

Video Bản án liên quan trực tiếp đến việc khám chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề bị khởi tố hình sự: 

==============================

BAN TƯ VẤN PHÁP LUẬT TIỀN PHONG

Hotline: 091/616 2618/ 0976 714 386

Hotmail: 

Địa chỉ: Toà nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Cấp lần đầu chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người Việt Nam thuộc thẩm quyền của Sở Y tế

Bước 1: Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề gửi hồ sơ về Sở Y tế;

Bước 2: Sở Y tế tiếp nhận và gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đề nghị

Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ Sở Y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ và có biên bản thẩm định, cụ thể :

-         Trường hợp hồ sơ hợp lệ, thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề cho đối tượng.

-         Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải ghi cụ thể những tài liệu cần bổ sung, nội dung cần sửa đổi.

-         Trường hợp không đủ điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề, Sở Y tế sẽ có văn bản trả lời và nêu lý do.

Bước 4 : Trả chứng chỉ hành nghề cho người đề nghị

Gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Sở Y tế

2. Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, cụ thể như sau: a) Văn bằng chuyên môn y; b) Văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận tương đương trình độ đại học nhưng phải kèm theo giấy chứng nhận đã qua đào tạo bổ sung theo ngành, chuyên ngành phù hợp với thời gian đào tạo ít nhất là 12 tháng tại cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì được coi là tương đương với văn bằng bác sỹ và được cấp chứng chỉ hành nghề với chức danh là bác sỹ; c) Văn bằng cử nhân hóa học, sinh học, dược sĩ trình độ đại học và phải kèm theo chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo chuyên ngành kỹ thuật y học về xét nghiệm với thời gian đào

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ,

- 180 ngày đối với trường hợp cần xác minh người được đào tạo ở nước ngoài hoặc có chứng chỉ hành nghề do nước ngoài cấp.

Nghị định 109/2016/NĐ-CP: http://vbpl.vn/tw/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=123266 Thông tư 278/2016/TT-BTC: http://vbpl.vn/tw/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=119171 Luật 40/2009/QH12: http://vbpl.vn/tw/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=80765 Nghị định 87/2011/NĐ-CP: http://vbpl.vn/tw/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=26742

1- Đối tượng: Người Việt Nam làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Sở Y tế (trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng.

2- Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam

2.1. Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:

a) Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam;

b) Giấy chứng nhận là lương y;

c) Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

2.2. Có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

2.3. Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

2.4. Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

3-Yêu cầu về xác nhận quá trình thực hành: Người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:

a) 18 tháng thực hành tại bệnh viện, việc nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sỹ ;

b) 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ;

c) 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên.

d) 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên.