Khái niệm mục tiêu là gì

Mục tiêu là những dự định mà bạn mong muốn đạt được trong tương lai, bạn lên kế hoạch thực hiện và cam kết hoàn thành điều đó trong khoảng thời gian nhất định.

2- Sự khác nhau giữa mục tiêu và mục đích

Cụm từ “mục tiêu” và “mục đích” dễ khiến chúng ta nghĩ hai cụm từ này tuy hai mà là một, nhưng thực tế, đây là hai khái niệm sở hữu ngữ nghĩa hoàn toàn khác nhau:

  • Mục đích được dùng khi đề cập về công việc, hoặc những dự định, hoài bảo cần thực hiện. Ý nghĩa mang tính vĩ mô và bao quát.
  • Mục tiêu được dùng khi đề cấp đến mỗi nhiệm vụ, mỗi phần việc cần thực hiện khi muốn hoàn thành công việc, dự định, hoài bão mà mục đích đặt ra. Ý nghĩa mang tính vi mô và chi tiết.

Như vậy, mục đích có thể chia nhỏ thành nhiều bước nhỏ, chinh phục mỗi bước nhỏ đó chính là mục tiêu mà chúng ta cần thực hiện. Chẳng hạn như mục đích của bạn là “đạt điểm cao trong kỳ thi IELTS” thì bạn cần phải thiết lập những mục tiêu Trau dồi kỹ năng nghe, Rèn luyện kỹ năng nói, Phát huy kỹ năng đọc, Thực hành kỹ năng viết trong tiếng Anh.

3- Tại sao cần phải xác định mục tiêu?

3.1. Lợi ích khi xác định đúng mục tiêu

Làm việc mà không xác định mục tiêu là đã thấy hiệu quả không cao rồi, nếu xác định mục tiêu sai thì hậu quả càng tệ hại hơn. Lý do là vì khi xác định đúng mục tiêu, bản thân chúng ta sẽ:

3.1.1. Thống nhất suy nghĩ và hành động

Những việc làm hấp dẫn

Cuộc sống của bạn không chỉ có thực hiện mục tiêu mà chúng ta còn rất nhiều vấn đề xã hội, gia đình, tình cảm… cần giải quyết. Việc xác định đúng mục tiêu sẽ giúp chúng ta biết mình cần làm gì, làm vào thời điểm nào và làm như thế nào, không phải mù mờ hướng đi để rồi cứ mãi suy nghĩ vô định.

3.1.2. Sử dụng hiệu quả nguồn lực

Thiết lập một kế hoạch chinh phục mục tiêu chất lượng cũng là lúc bạn đang cân nhắc điều phối các nguồn lực hợp lý, đó có thể là nhân lực, tài lực hoặc sức lực. Mỗi người trong chúng ta sở hữu những nguồn lực này ở mức độ khác nhau, nên chỉ khi xác định đúng mục tiêu chúng ta mới không lãng phí, không phân bổ sai vào những nhiệm vụ không thích hợp.

3.1.3. Hạn chế tình trạng kiệt sức

Kiệt sức ở đây có thể là do dồn quá nhiều nhiệm vụ hoàn thành mục tiêu cùng một lúc, hoặc chán nản khi phải chinh phục mục tiêu quá lâu. Một mục tiêu chuẩn xác trước hết phải là một mục tiêu phù hợp với năng lực, bản thân người lập mục tiêu nhờ vậy sẽ không bị quá sức, chán nản hoặc bỏ cuộc giữa chừng.

Khái niệm mục tiêu là gì

3.1.4. Kiểm soát tiến độ thực hiện hiệu quả

Tiến hành xác định mục tiêu trước khi hành động giúp chúng ta tách nhỏ các phần nhiệm vụ theo từng nhóm. Ngoài việc dễ dàng xác định các bước thực hiện, bản thân còn có thể đo lường, đánh giá, điều chỉnh và chinh phục từng phần nhiệm vụ một cách hiệu quả, đảm bảo tiến độ hoàn thành mục tiêu.

3.1.5. Dự phòng rủi ro

Kế hoạch chinh phục mục tiêu được xem như một bản dự thảo, mọi bước trong đó khi triển khai đều có thể thay đổi theo biến động của tình huống thực tế. Thay vì đợi phát sinh rồi mới xoay xở tìm cách giải quyết, chúng ta hoàn toàn có thể dự báo rủi ro và lên phương án dự phòng xử lý, duy trì thế chủ động và tiết kiệm lượng lớn thời gian.

3.2. Khó khăn khi muốn xác định đúng mục tiêu

Mục tiêu ai cũng có thể đề ra nhưng để thực hiện nó thì không nhiều người làm được, nguyên nhân là vì:

3.2.1. Xác định mục tiêu xa vời, mơ hồ

Chúng ta luôn muốn mình đi nhanh, vươn xa, sớm thành công nhưng bản thân mỗi người là một cá thể độc lập, năng lực và vận trình của chúng ta khác nhau. Việc xác định mục tiêu quá cao, quá vội vàng hoặc mơ hồ đều dễ gây sai lầm khi xác định mục tiêu. Mà xác định mục tiêu đã sai thì

3.2.2. Nguồn lực không đủ đáp ứng

Mục tiêu có thể chinh phục theo cấp độ tăng dần, trong hành trình chinh phục đó cũng là lúc bạn tích lũy thêm nguồn lực để hướng đến những mục tiêu cao hơn. Nhiều người vì vội vàng mà khiến bản thân ảo tưởng về năng lực, để rồi đi chưa hết chặng đường đã hụt hơi, phải bỏ cuộc.

3.2.3. Tự ti hoặc quá tự tin

Chúng ta đặt ra mục tiêu và nỗ lực chinh phục là muốn bản thân ngày mai phải tốt hơn so với ngày hôm nay. Nhưng:

  • Người tự ti lại thường chọn những mục tiêu nhỏ, có thể dễ dàng chinh phục nhưng hiệu quả nâng cao giá trị bản thân lại không cao.
  • Người quá tự tin lại đặt ra mục tiêu lớn, khiến bản thân phải dồn hết tâm sức, gắng gượng để không phải bỏ cuộc nhưng kết quả lại thấp hơn kỳ vọng rất nhiều.

4. Tầm quan trọng khi thiết lập mục tiêu

Tầm quan trọng của mục tiêu, hay nói cách khác chính là những lợi ích mà việc thiết lập mục tiêu mang lại cho chính bạn

Một số người cảm thấy việc đặt mục tiêu đưa họ vào một khuôn khổ gò bó, khiến họ bỗng trở nên áp lực với những gì mình đặt ra.

Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý, chuyên gia tư vấn nghề nghiệp và cả những người thành công đều khuyên bạn nên đặt mục tiêu cho mình, tại sao vậy ?

Vì bằng kinh nghiệm từng trải của chính cuộc đời họ, họ nhận ra rằng, một khi bạn đặt ra mục tiêu và nỗ lực hoàn thành, bạn sẽ :

  • Biết được kỳ vọng về chính mình trong tương lai
  • Vạch rõ lộ trình hoàn thành, nhờ vậy, rút ngắn tối đa thời gian phấn đấu, không lãng phí thanh xuân của bạn.
  • Không bị xao nhãng bởi quá nhiều điều diễn ra xung quanh bạn mỗi ngày
  • Duy trì niềm tin, nhiệt huyết phấn đấu trong mọi khía cạnh cuộc sống.

Các mục tiêu không chỉ ảnh hưởng hành vi của bạn, hiệu suất công việc của bạn, mà còn kích thích não bộ và trạng thái tâm lý, huy động năng lượng tối ưu thôi thúc sự nỗ lực trong bạn.

Hoàn thành mục tiêu, giúp bạn có thêm sức mạnh và động lực để phấn đấu cho những mục tiêu cao hơn, xa hơn. Nhưng nếu không hoàn thành như mong đợi, tâm lý tiêu cực cũng sẽ xuất hiện, khiến bạn rụt rè và mất niềm tin vào bản thân.

Khái niệm mục tiêu là gì
\>>>> Bạn xem thêm: Đặt mục tiêu quá cao trong sự nghiệp, tôi bị stress nặng

5. Cách thiết lập mục tiêu hiệu quả

Mục tiêu được thiết lập là nhằm khích lệ sự nỗ lực của bạn thân vì tương lai của mình. Do vậy, mục tiêu không thể đặt quá thấp vì như vậy không thôi thúc bản thân phấn đấu, nhưng nếu đặt quá cao sẽ khiến bản thân thất vọng vì không đạt được.

Vì vậy, cách thiết lập mục tiêu hiệu quả mà TalentBold muốn chia sẻ cùng bạn đều nhằm mục đích giúp các bạn trung hòa cả 2 điều trên.

5.1. Khách quan đánh giá năng lực hoàn thành mục tiêu của bản thân

Một số người do may mắn, họ thành công ở tuổi còn khá trẻ, nhưng không phải tất cả đều gặp thời như vậy. Chúng ta hãy nhận định bản thân như một người bình thường, có nhiệt huyết, có hoài bão để định hướng thiết lập mục tiêu phù hợp cùng khoảng thời gian tương thích nhất.

Quan trọng hơn, mục tiêu phải cụ thể, gắn liền với sự phát triển bản thân trong công việc, trong học tập hay trong rèn luyện thể chất.

5.2. Viết ra giấy hành trình đạt mục tiêu

Viết mục tiêu của bạn ra giấy cùng tất cả các bước, các giai đoạn nhỏ mà bạn sẽ phải hoàn thành trên hành trình chinh phục mục tiêu đó.

Ghi sơ bộ đầy đủ chi tiết : việc phải làm, thời gian phải hoàn thành, chi phí phải bỏ ra, những sự hỗ trợ có thể tìm kiếm…

Sau đó, hãy sắp xếp lại thành một quy trình cụ thể và toàn tâm toàn ý tin tưởng bản thân sẽ hoàn thành kế hoạch đề ra. Vì nếu bạn không có niềm tin với bản thân, bạn sẽ quên đi nỗ lực mà bản thân phải kiên trì tại một bước nào đó trên hành trình.

Khái niệm mục tiêu là gì
\>>>> Có thể bạn quan tâm: Làm sao để đặt mục tiêu và hoàn thành nó?

5.3. Thang đo cho các bước triển khai mục tiêu

Mục tiêu chung chung như “nỗ lực hết mình”, “hoàn thành trong ngày”, “sớm hơn hôm trước”… không tạo nên động lực phấn đấu. Để nâng cao hiệu quả, thang đo nên là những con số cụ thể để bạn có thể đánh giá mức độ hoàn thành của mình tốt hay chưa, cần cải thiện ra sao…

Đôi khi đây cũng là lời nhắc nhở, chấn chỉnh bạn khỏi sự xao nhãng trong quá trình hoàn thành mục tiêu.

5.4. Hành trình luôn xen kẽ cuộc sống thường nhật

Trong quá trình tiến đến mục tiêu của mình, xung quanh bạn vẫn sẽ có muôn vàn những vấn đề phải giải quyết mỗi ngày, ví dụ chăm sóc gia đình, đi làm, đi học… Do vậy, lịch trình thực hiện mục tiêu cần có sự sắp xếp linh hoạt về thời gian, không gian để có thể chêm vào những khoảng công việc thường nhật của bạn.

Bạn có thể tạm gác những cuộc hẹn không cần thiết, những game giải trí tốn hàng giờ đồng hồ hay những giấc ngủ dài để dành thời gian cho những việc quan trọng thường nhật, nhờ vậy, hành trình mục tiêu của bạn sẽ không bị ảnh hưởng.

5.5. Nhờ sự hỗ trợ từ người khác

Trong bản kế hoạch đã bao gồm dự tính nhờ sự hỗ trợ từ người khác, tuy nhiên, thực tế sẽ có những tình huống phát sinh bất ngờ từ những công việc thường nhật. Những lúc này,bạn vẫn có thể nhờ người thân hay bạn bè hỗ trợ thêm, chẳng hạn :

  • Nhờ chồng chơi với con hay phụ dọn dẹp nhà cửa
  • Nhờ bạn bè mua giúp quà sinh nhật cho đồng nghiệp
  • Đặt hàng qua mạng thay vì đến tận nơi mua sắm…

Thậm chí khi có những vướng mắc trong kế hoạch thực hiện mục tiêu, bạn có thể nhờ mọi người xung quanh tư vấn, giải đáp gút mắc dùm bạn. Tự mình nỗ lực là tốt nhưng một mình tự tìm hiểu có thể khiến bạn tốn rất nhiều thời gian, trong khi đó, có sự cố vấn từ người khác, bạn vẫn tự mình thực hiện mục tiêu mà vẫn hoàn thành tiến độ như mong muốn.

Khái niệm mục tiêu là gì
\>>> Có thể bạn quan tâm: Mục tiêu nghề nghiệp là gì? Nên đặt mục tiêu như thế nào?

5.6. Định kỳ nhìn nhận thành quả đạt được

Nhìn lại những gì bạn đã hoàn thành trong mục tiêu đề ra không chỉ giúp bản thân có thêm động lực và niềm tin phấn đấu tiếp, mà còn là cơ hội đánh giá những điểm thiếu sót của bản thân để cải thiện cho những bước đi tiếp theo.

6- Các bước xác định mục tiêu

Để sở hữu mọi lợi ích và vượt qua những khó khăn trong quá trình thiết lập và triển khai mục tiêu, bước xác định mục tiêu sao cho chuẩn xác, phù hợp là điều rất quan trọng. Và đây là các bước xác định mục tiêu hiệu quả, khả thi áp dụng cho tất cả mọi người:

6.1. Gọi tên mục tiêu mà bản thân muốn chinh phục

Đừng mơ hồ kiểu “Mục tiêu nâng cao kỹ năng tiếng Anh” mà hãy cụ thể “Mục tiêu chinh phục TOEIC 600”, như vậy, bạn sẽ xác định được cột mốc mà mình cần hướng đến. Chứ cứ mơ hồ thì hiện giờ, bạn có TOEIC 450, nếu tăng lên TOEIC 500 thì cũng được xem là có “nâng cao” đó nhưng hiệu quả phát triển bản thân là không đáng kể.

Để thực tốt bước đầu tiên này, bạn cần khách quan trả lời các câu hỏi:

  • Sắp tới mình mong muốn gặt hái được thành công gì?
  • Điều gì sẽ hỗ trợ đắc lực cho mình đạt được thành công đó?
  • Muốn đạt được điều đó mình cần thiết lập mục tiêu gì?
  • Thời gian triển khai mục tiêu, thời hạn phải hoàn thành
  • Hiện đang có những khó khăn gì có thể gây trở ngại cho quá trình hoàn thành mục tiêu?

Khái niệm mục tiêu là gì

6.2. Liệt kê nguồn lực hỗ trợ

“Khó” không có nghĩa là không thể, việc vạch ra những khó khăn mà bản thân sẽ phải đối mặt chính sẽ giúp bạn hiểu rõ mình hơn, dễ dàng điều chỉnh một kế hoạch hành động khả thi hơn.

Ở bước thiết lập kế hoạch, bạn cần liệt kê những ưu nhược điểm của bản thân có liên quan mật thiết đến mục tiêu mà mình muốn chinh phục:

  • Những kiến thức nền tảng mà bản thân đã tích lũy?
  • Những kỹ năng hỗ trợ quá trình học tập, trau dồi năng lực giúp chinh phục mục tiêu thuận lợi?
  • Các thông tin về khóa đào tạo, về nguồn tài liệu, về cá nhân có kinh nghiệm sẽ hỗ trợ…Cả miễn phí và trả phí.
  • Khả năng tài chính chi trả cho các nguồn lực hỗ trợ bạn chinh phục mục tiêu…

Mục tiêu trong đầu có thể sẽ đơn giản, hoàn hảo theo suy nghĩ khởi phát, nhưng nhờ liệt kê các yếu tố này, bạn sẽ biết bản thân cần điều chỉnh và lựa chọn mục tiêu như thế nào là khả thi nhất.

6.3. Thiết lập lộ trình thực hiện mục tiêu

Từ danh sách các nguồn lực hỗ trợ, bước tiếp theo, bạn sẽ thiết lập cho mình các bước nhỏ trong lộ trình chinh phục mục tiêu chính (dựa trên kinh nghiệm của người đã chinh phục cùng mục tiêu thành công, hoặc dựa trên thất bại của chính bản thân)

  • Trình tự các bước công việc cần triển khai để hoàn thành mục tiêu nhanh và hiệu quả
  • Thiết lập cột mốc thời gian hoàn thành từng bước công việc, bao gồm cả việc kiểm tra, đánh giá lại tiến trình đã thực hiện
  • Những rủi ro có thể phát sinh, lên phương án dự phòng, chuẩn bị nguồn lực hỗ trợ xử lý khi cần.
  • Dành khoảng thời gian trống phù hợp để xử lý những vấn đề phát sinh (như giải quyết việc nhà, đi công tác đột xuất…), tránh bị xáo trộn tiến độ thực hiện mục tiêu

6.4. Triển khai mục tiêu đã xác định

Các bước trên đã cho bạn biết mục tiêu mà mình lựa chọn phù hợp đến 80 – 90% rồi, phần còn lại là dựa vào sự kiên trì và khả năng linh hoạt khi thực hiện mục tiêu của chính bạn, trong đó không thể thiếu việc kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các bước thực hiện.

Định kỳ mỗi tuần hoặc sau khi hoàn tất một bước, trước khi tiến hành bước tiếp theo của mục tiêu, bạn nên cập nhật tình hình thực tế (từ thị trường, nguồn lực bản thân, năng lực tích lũy…) để điều chỉnh lộ trình nếu cần thiết.

Mục tiêu rõ ràng luôn giúp chúng ta định hướng hiệu quả con đường phải đi trong tương lai, dù mục tiêu của bạn phải đi một đoạn đường vòng đi nữa thì thời gian hoàn thành chắc chắn luôn ngắn hơn khi bạn không định hướng mục tiêu cho mình. Đây chính là tầm quan trọng của mục tiêu mà TalentBold muốn chia sẻ với hy vọng mọi người áp dụng thuận lợi cho bước đường thành công của mình.

Khái niệm mục tiêu là gì

Chi tiết liên hệ:

Talentbold - We bold your talents Hotline: 077 259 1080 Mail: [email protected] Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam Nguồn ảnh: internet

Khái niệm mục tiêu là gì

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng

Mục tiêu và mục đích là gì?

Mục đích là một công việc, dự định hoặc hoài bão cần hoàn thành. Mục tiêu là những nhiệm vụ cần hoàn thành để đạt đến mục đích cuối cùng.

Mục đích ý nghĩa là gì?

1.1. Mục đích là hướng dẫn tổng quan, mục tiêu lớn mà bạn muốn đạt được trong cuộc sống hoặc trong một lĩnh vực cụ thể. Nó là một cái nhìn toàn cảnh về điều bạn muốn thực hiện hoặc đạt được và mang tính chất trừu tượng..

Mục tiêu hoạt động là gì?

Mục tiêu hoạt động - Đây là những kết quả cụ thể mà nhóm hoặc cá nhân dự kiến sẽ đạt được. - Việc này đặt ra bởi các nhà quản lý cấp dưới. - Kết quả cần có là giải quyết vấn đề ngắn hạn cũng như các mục đề ra trong chiến thuật.

Mục tiêu của cuộc sống là gì?

Mục tiêu sống là những suy nghĩ, định hướng, là ước mơ, khát vọng mà con người muốn đạt được để có thành tựu tốt đẹp trong cuộc sống và đạt đến thành công. Mỗi người cần phải đặt cho mình một mục tiêu sống rõ ràng và cố gắng thực hiện để hoàn thành lý tưởng đó.