Kết quả bầu cử mỹ 2023

Kết quả bầu cử mỹ 2023
Người dân tham gia bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử ở Mỹ. Ảnh: Ohio Journal

Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, cựu Tổng thống Donald Trump và các đồng minh đã đưa vấn đề này lên cao trào, với các cáo buộc về hành vi gian lận mặc dù không đưa được ra bất kỳ bằng chứng cụ thể nào và cho rằng lẽ ra ông đã chiến thắng trong một cuộc bầu cử công bằng.

Năm nay, các ứng cử viên có mối liên hệ với cựu Tổng thống Trump như Kari Lake, ứng viên đảng Cộng hòa được đề cử cho chức thống đốc ở Arizona và Doug Mastriano, ứng viên đảng Cộng hòa cho chức thống đốc Pennsylvania, từ chối cho biết liệu họ có chấp nhận kết quả của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 hay không. Điều này khiến giới quan sát bầu cử lo ngại năm 2022 sẽ chứng kiến ​​một làn sóng bác bỏ vô căn cứ đối với các lá phiếu.

Dưới đây là những cách để bên thua cuộc thách thức kết quả bầu cử vào tháng 11:

Kiểm lại phiếu

Việc kiểm lại phiếu diễn ra tương đối phổ biến trong các cuộc bầu cử tại Mỹ, đặc biệt là trong các cuộc bầu cử địa phương – nơi mà kết quả thường sát nút nhau. Tuy nhiên, phương thức này hiếm khi làm thay đổi kết quả.

Theo Hội nghị Cơ quan Lập pháp Quốc gia, tại 22 tiểu bang và thủ đô Washington, D.C., một cuộc kiểm lại phiếu được kích hoạt tự động nếu chênh lệch tỷ lệ thắng-thua là 0,5%.

Tại 41 tiểu bang và Washington, một ứng cử viên hoặc cử tri có thể yêu cầu kiểm phiếu lại, với điều kiện tổng số phiếu bầu phải nằm trong một biên độ nhất định. Trong khi đó, một số ít các bang không cho phép kiểm lại phiếu theo luật pháp địa phương. Cách duy nhất trong trường hợp này là ứng viên phải nộp đơn kiện lên tòa.

Theo một nghiên cứu công bố năm 2019 của tổ chức phi đảng phái Fair Vote, tổng cộng trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2019 với gần 6.000 lần tranh đua, có 31 cuộc kiểm phiếu lại được tiến hành và chỉ có 3 cuộc được thay đổi kết quả.

Năm 2020, bang Georgia đã tính lại số phiếu ba lần riêng biệt và sau mỗi lần đều xác nhận chiến thắng trên toàn tiểu bang cho Tổng thống Joe Biden. Tại bang Arizona, một cuộc kiểm lại phiếu do Đảng Cộng hòa dẫn đầu bị các chuyên gia chỉ trích là thiếu sót về mặt phương pháp đã xác nhận chiến thắng của Tổng thống Biden gần một năm sau cuộc bầu cử.

Kết quả bầu cử mỹ 2023
Lá phiếu cho cử tri bang Utah. Ảnh: Kuer

Kiện tụng

Khởi kiện sau bầu cử là chuyện thường xuyên xảy ra ở Mỹ, thường tập trung vào các vấn đề thủ tục như lá phiếu gửi qua đường bưu điện có thiếu thông tin hay đến đúng giờ hay không. Năm 2020, hàng chục tòa án đã bác bỏ cáo buộc của cựu Tổng thống Trump. Tuy nhiên, kịch bản kiện tụng tương tự có thể xảy ra sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022.

Bo Dul, cố vấn cấp cao của Trung tâm Dân chủ Thống nhất phi đảng phái, cho biết: "Do nhiều ứng viên tranh cử tiếp nhận chủ nghĩa từ chối kết quả bầu cử, trong năm nay, chúng ta có thể chứng kiến một loạt cáo buộc vô căn cứ về hành vi gian lận bầu cử”.

Chứng nhận kết quả

Vài tuần sau Ngày bầu cử, kết quả bầu cử mới được coi là chính thức khi các quan chức bầu cử chứng nhận chúng.

Không giống như nhiều quốc gia phương Tây khác, cơ quan phụ trách bầu cử của Mỹ có tính phi tập trung cao. Quy trình chứng nhận giữa các tiểu bang khác biệt. Bên cạnh đó, trước khi quan chức bầu cử quốc gia chứng thực kết quả chính thức, giới chức địa phương cũng có thể công bố kết quả trước.

Giới quan sát bầu cử cho rằng sự phân quyền này là một con dao hai lưỡi. Một quan chức có thể làm gián đoạn quá trình bằng cách từ chối chứng nhận kết quả.

Đầu năm nay, bang New Mexico đã đưa ra một viễn cảnh về những gì có thể xảy ra vào tháng 11. Sau cuộc bầu cử sơ bộ, một ủy ban quận do đảng Cộng hòa kiểm soát đã từ chối chứng nhận kết quả với lý do cho rằng máy bỏ phiếu gặp vấn đề. Ủy ban chỉ chấp nhận chứng nhận kết quả sau khi Tòa án tối cao bang ra lệnh cho họ làm theo yêu cầu của Tổng Thư ký bang New Mexico.

Ở bang Pennsylvania, ba quận đã không chứng nhận kết quả bầu cử sơ bộ hồi tháng 5 khi họ từ chối đếm các lá phiếu chưa ghi ngày tháng. Đến tháng 8, một tòa án tiểu bang đã yêu cầu họ chứng nhận. Tuy nhiên, việc kiện tụng về những lá phiếu chưa ghi ngày tháng vẫn chưa được thụ lý.

Theo một cuộc thăm dò của tờ Washington Post, hơn một nửa ứng cử viên đảng Cộng hòa chạy đua vào quốc hội và các cơ quan chính quyền trên khắp các tiểu bang đặt nghi vấn về kết quả bầu cử năm 2020. Một số nhà lập pháp đảng Cộng hòa thậm chí tìm cách tăng cường tham gia và kiểm soát các ủy ban bầu cử.

Kết quả bầu cử mỹ 2023
Tổng thống Mỹ Joe Biden trong bài phát biểu tại Philadelphia, chỉ trích ông Trump và những người ủng hộ là “những kẻ cực đoan”, tháng 9/2022. Ảnh: EPA

Nhiệm vụ sống - còn của Đảng Dân chủ và Nhà Trắng

Các kỳ bầu cử giữa kỳ của Mỹ diễn ra 2 năm một lần vào giữa nhiệm kỳ Tổng thống 4 năm, bao gồm các cuộc bỏ phiếu cho toàn bộ 435 ghế trong Hạ viện và khoảng 1/3 Thượng viện - 35 ghế. Cũng sẽ có các cuộc tranh cử ở 36 tiểu bang cho các chức vụ Thống đốc. Để đảm bảo được bất kỳ tác động thực sự nào trong 24 tháng tới, Nhà Trắng cần Đảng Dân chủ giữ quyền kiểm soát Thượng viện - hiện đang ở tỷ lệ 50/50.

Giữ được quyền kiểm soát Thượng viện có nghĩa là Tổng thống Biden có thể bổ nhiệm các ứng cử viên của mình vào Tòa án tối cao Mỹ nếu có chỗ trống. Những vị trí này phải được đề cử bởi Tổng thống đương nhiệm, và sau đó được xác nhận bởi Thượng viện. Thượng viện Mỹ cũng có thẩm quyền phê chuẩn các hiệp định quốc tế không liên quan đến ngoại thương. Điều này có ý nghĩa nếu có thỏa thuận về một hiệp ước đa phương về biến đổi khí hậu tại hội nghị của Liên Hợp quốc vào tháng tới ở Ai Cập.

Nhìn lại lịch sử nước Mỹ, các đảng của Tổng thống đương nhiệm có xu hướng thất bại trong các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Đảng Dân chủ dưới thời Bill Clinton năm 1994 hay Đảng Cộng hòa dưới thời George W. Bush năm 2006 đều mất quyền kiểm soát Quốc hội, nghĩa là cả Thượng và Hạ viện. Để thông qua luật ở cấp liên bang, các dự luật phải được thông qua bởi cả hai viện này. Và điều này sẽ gần như không thể thực hiện được nếu như Hạ viện chuyển sang phe Cộng hòa sau cuộc bỏ phiếu sắp tới.

Hơn hết, kết quả của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sẽ không chỉ xác định phạm vi lập pháp trong tương lai của nhiệm kỳ Tổng thống Joe Biden, mà còn phần nào dự báo liệu ông có khả năng tái tranh cử vào năm 2024 hay không.

Theo phân tích của The Washington Post, khoảng 291 ứng cử viên của Đảng Cộng hòa trong cuộc bỏ phiếu cho các cơ quan Hạ viện, Thượng viện và các văn phòng chủ chốt trên toàn tiểu bang đã phủ nhận hoặc đặt nghi vấn về kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020. Nếu số này giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới, những đại diện này sẽ có quyền lực lớn đối với các cuộc bầu cử toàn tiểu bang, và có thể chọn bác bỏ kết quả bầu cử ở tiểu bang của họ vào năm 2024.

Các nhà thăm dò của hãng phân tích và tư vấn độc lập Gallup tuần này nhận định, Đảng Dân chủ của Tổng thống Biden “đặc biệt dễ bị tổn thương” trong cuộc bỏ phiếu tháng 11 tới vì tâm trạng quốc gia “tồi tệ, nếu không muốn nói là tồi tệ hơn” so với bất kỳ cuộc bầu cử giữa kỳ trong những năm gần đây.

Trước cuộc bầu cử vào tuần tới, tỷ lệ ủng hộ của ông Biden ở mức 40% - con số thấp thứ 2 đối với một Tổng thống trước nhiệm kỳ trong gần 50 năm qua tại Mỹ. Gallup lưu ý rằng đảng của một Tổng thống đương nhiệm luôn mất ghế giữa nhiệm kỳ khi tỷ lệ tán thành của ông ấy dưới 50%, trung bình là mất 37 ghế kể từ năm 1946.

Cuộc thăm dò của Gallup cũng cho thấy, mức thấp kỷ lục mới về mức độ hài lòng của cử tri Mỹ đối với cách mọi thứ diễn ra trong nước trước cuộc bầu cử giữa kỳ, với chỉ 17% số người được hỏi nói rằng họ hài lòng. Con số này thấp hơn 5 điểm phần trăm so với mức thấp kỷ lục trước đó là 22% vào năm 2010, dưới thời Barack Obama.

Gần một nửa (49%) số cử tri được hỏi trong cuộc thăm dò của Gallup mô tả tình trạng nền kinh tế Mỹ là tồi tệ, chỉ 14% mô tả nó là tuyệt vời hoặc tốt, 37% nói rằng nó là ổn định. Cách biệt lên đến 35 điểm phần trăm giữa các đánh giá tích cực và tiêu cực về nền kinh tế là khoảng cách lớn nhất mà Gallup ghi nhận được.

“Xếp hạng kinh tế có xu hướng ít liên quan đến kết quả bầu cử giữa kỳ hơn các chỉ số tâm trạng khác, mặc dù quan điểm của nền kinh tế chắc chắn ảnh hưởng đến cách người Mỹ đánh giá công việc mà các nhà lãnh đạo chính trị đang làm, và liệu họ có hài lòng với cách mọi thứ đang diễn ra trong nước hay không” - các chuyên gia Jeffrey Jones và Lydia Saad của Gallup đánh giá về kết quả cuộc thăm dò được công bố hôm 1/11 vừa qua.

Mở đường cho sự trở lại của Donald Trump?

Bất chấp các số liệu không mấy khả quan về Tổng thống và tâm trạng của cử tri, các đảng viên Dân chủ tin rằng họ vẫn còn một số động lực nhất định cho cuộc bầu cử tháng 11. Giá xăng, dầu tại Mỹ đã hạ nhiệt hơn nhiều so với mức đỉnh trong mùa Hè vừa qua, cũng như tỷ lệ việc làm đang tăng lên, được cho có thể giúp giảm bớt lo ngại của cử tri về một cuộc suy thoái tiềm ẩn.

Các cuộc thăm dò hồi tháng 9/2022 cũng cho thấy cơ sở để đảng Dân chủ hy vọng họ có thể giành được đa số tại Thượng viện. Ở các bang Arizona và Pennsylvania, các ứng cử viên Đảng Dân chủ đang dẫn trước các đối thủ Đảng Cộng hòa của họ tới 4 điểm phần trăm. Ở các bang North Carolina và Ohio, các ứng cử viên Đảng Dân chủ đang ở vị trí cao nhất, trong khi khoảng cách ở Georgia vẫn cực kỳ sít sao.

Tuy nhiên, trong tháng 10 vừa qua, Đảng Cộng hòa đã chứng kiến các cuộc thăm dò đảo chiều có lợi cho họ. Chẳng hạn, cuộc chạy đua vào Thượng viện ở Nevada - vốn là một cuộc lội ngược dòng bất ngờ vào tháng 9 - hiện đang “đỏ” trở lại. Ngoài ra, vẫn còn đó cái bóng vô cùng lớn của người tiền nhiệm của ông Biden: Donald Trump.

Đây là cuộc bầu cử quốc gia đầu tiên tại Mỹ kể từ ngày 6/1/2021, khi hàng nghìn người ủng hộ ông Trump tấn công và chiếm tòa nhà Quốc hội, trong khi nhiều chính trị gia Cộng hòa theo “chủ nghĩa Trump” đang là ứng cử viên trong cuộc bỏ phiếu giữa kỳ.

Kết quả của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ có thể tạo tiền đề cho ông Trump tuyên bố khả năng tranh cử vào Nhà Trắng lần thứ 2. Thực tế, ông Trump cũng đã vận động để lật đổ các đảng viên Cộng hòa đã bỏ phiếu luận tội ông hồi tháng 2/2021, cũng như lớn tiếng ủng hộ các ứng cử viên ủng hộ ông. Ước tính đến nay, 91% sự tán thành của ông đã giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử sơ bộ.

Một cuộc thăm dò gần đây của PBS NewsHour/NPR/Marist cho thấy, gần 70% đảng viên Cộng hòa sẽ tiếp tục ủng hộ ông Trump. Tuy nhiên, chỉ có 28% cử tri độc lập sẽ ủng hộ ông trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2024, và hơn 60% người Mỹ nói chung phản đối việc ông Trump trở thành chủ nhân Nhà Trắng lần 2.

Như định hình được mối nguy lớn từ người tiền nhiệm, trong quá trình diễn ra bầu cử giữa kỳ, Tổng thống Biden đã chuyển từ cam kết hàn gắn nước Mỹ bị chia rẽ sang thông điệp lên án Trump và những người ủng hộ ông là “những kẻ cực đoan”. Gọi đây là “chiến thuật kêu gọi bỏ phiếu” của ông chủ Nhà Trắng, David Barker - Giáo sư về chính phủ tại Đại học Hoa Kỳ ở thủ đô Washington nói với Nikkei Asia rằng, ảnh hưởng quá lớn mà Trump có đối với Đảng Cộng hòa mang lại cho ông một địa vị “giống như một Tổng thống đương nhiệm”.

“Cử tri Mỹ có Biden, nhưng họ cũng có Trump - đồng nghĩa với nỗi ám ảnh của Đảng Dân chủ, hay thậm chí của cả một số đảng viên Cộng hòa truyền thống không theo “chủ nghĩa Trump” - những người đang sợ hãi trước viễn cảnh ông Trump trở lại Nhà Trắng” - Giáo sư Barker lập luận - “Như vậy, phe Dân chủ lúc này thực sự có động lực để bỏ phiếu trong cuộc bầu cử giữa kỳ tương tự như phe Cộng hòa… khiến nó gần giống như một cuộc bầu cử Tổng thống hơn là một cuộc bầu cử Quốc hội”.

Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022 của Mỹ được định hình như một cuộc tái đấu giữa Tổng thống Joe Biden và người tiền nhiệm Donald Trump.

Giáo sư tại Đại học Hoa Kỳ David Barker