Kế hoạch lựa chọn nhà thầu tiếng anh là gì năm 2024

Giá gói thầu (tiếng Anh: Bidding Package Price) là giá trị của gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu tiếng anh là gì năm 2024

Giá gói thầu (Bidding Package Price) (Nguồn: Medium)

Giá gói thầu (Bidding Package Price)

Giá gói thầu - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Bidding Package Price.

Giá gói thầu có thể được hiểu là mức giá dự kiến cao nhất dành cho việc thực hiện gói thầu, phản ánh qui mô của gói thầu. (Theo Giáo trình Đấu thầu, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

Giá gói thầu được xác định dựa trên một số căn cứ như tổng mức đầu tư của dự án hoặc dự toán cho gói thầu, dựa trên một số định mức do các cơ quan quản lí nhà nước qui định, dựa trên những qui định cụ thể của ngành, hoặc cũng có thể dựa vào thông tin trên thị trường ở thời điểm xác định giá gói thầu.

Xác định giá gói thầu

Việc xác định giá gói thầu có vai trò rất lớn đối với bên mua, về nguyên tắc, đây là mức giá cao nhất được dự kiến để thực hiện gói thầu. Vì vậy, giá gói thầu là một căn cứ quan trọng để lực chọn nhà thầu, trừ một số trường hợp đặc biệt phải thay đổi giá này trong quá trình tổ chức đấu thầu do những yếu tố khách quan.

Ngoài ra, giá gói thầu còn là một trong những căn cứ để xác định hình thức lựa chọn nhà thầu và hình thức hợp đồng cho mỗi gói thầu. Giá gói thầu xác định càng chính xác thì càng thể hiện sự hiểu biết của chủ đầu tư về dự án, về gói thầu và về thị trường các nhà cung cấp, từ đó góp phần hạn chế rủi ro trong quá trình lựa chọn nhà thầu, đàm phán và kí kết hợp đồng.

Cách xác định giá gói thầu

Cách thứ nhất

Giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu không bao gồm khoản dự phòng phí. Dự phòng phí của dự án là khoản tiền dự phòng để chi trả cho những phát sinh trong quá trình thực hiện dự án.

Nguyên nhân của những phát sinh này có thể là do quá trình lập dự án đã bỏ sót công việc hoặc bỏ sót khối lượng công việc nào đó. Nguyên nhân khác có thể là do sự thay đổi khách quan dẫn tới sự tăng chi phí thực hiện đầu tư.

Thông thường, dự phòng phí được tính theo tỉ lệ phần trăm của tổng chi phí thực hiện dự án. Trong quá trình thực hiện dự án, không phải gói thầu nào cũng cần đến chi phí dự phòng, vì vậy, việc phân bổ dự phòng phí một cách cụ thể cho các gói thầu là điều không dễ thực hiện khi lập kế hoạch đấu thầu.

Cách thứ hai

Giá gói thầu phải bao gồm cả dự phòng phí để giảm thiểu rủi ro cho nhà thầu cũng như để chủ đầu tư phải có kế hoạch phân bổ dự phòng phí. Về mặt lí thuyết, cách làm này hoàn toàn có căn cứ song về mặt thực tế, phân bổ dự phòng phí cho các gói thầu là việc rất khó thực hiện vì rất khó để xác định chính xác phát sinh sẽ xảy ra đối với gói thầu nào và có giá trị là bao nhiêu.

Ngoài ra, các nhà thầu cũng có thể gặp khó khăn khi phải tách giá dự thầu thành hai phần là phần giá dự thầu không bao gồm dự phòng phí và phần dự phòng.

Mọi việc sẽ trở nên phức tạp hơn nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng một gói thầu nào đó, những rủi ro khách quan khiến cho chi phí phát sinh còn lớn hơn cả khoản dự phòng đã phân bổ cho gói thầu. Chính vì vậy cách thứ hai ít được áp dụng trong thực tế. (Theo Giáo trình Đấu thầu, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

Xin hỏi theo quy định khi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải bao gồm những gì? - Phương Uyên (Phú Yên)

Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu gồm những gì?

Căn cứ Điều 39 quy định nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải bao gồm:

(1) Tên gói thầu:

Tên gói thầu thể hiện tính chất, nội dung và phạm vi công việc của gói thầu. Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt, kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần nêu tên thể hiện nội dung cơ bản của từng phần.

(2) Giá gói thầu:

- Giá gói thầu là giá trị của gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Giá gói thầu bao gồm toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết;

- Đối với gói thầu chia phần thì ghi rõ giá gói thầu và giá ước tính cho từng phần trong giá gói thầu;

- Đối với gói thầu áp dụng tùy chọn mua thêm nêu tại điểm (8), giá gói thầu không bao gồm giá trị của tùy chọn mua thêm.

(3) Nguồn vốn:

Đối với mỗi gói thầu phải nêu rõ nguồn vốn đã được xác định hoặc phê duyệt. Trường hợp sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài thì phải ghi rõ tên nhà tài trợ và cơ cấu nguồn vốn, bao gồm vốn tài trợ, vốn đối ứng trong nước. Đối với dự toán mua sắm, trường hợp gói thầu có thời gian thực hiện dài hơn 01 năm, nguồn vốn có thể được xác định trên cơ sở dự toán mua sắm của năm ngân sách và dự kiến dự toán mua sắm của các năm ngân sách tiếp theo.

(4) Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu:

- Đối với mỗi gói thầu phải xác định cụ thể hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu; lựa chọn nhà thầu trong nước hoặc quốc tế; áp dụng hoặc không áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng;

- Đối với dự án áp dụng kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, ghi theo nội dung phù hợp với kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.

(5) Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu:

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu và thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu. Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, được ghi rõ theo tháng hoặc quý trong năm. Trường hợp đấu thầu rộng rãi có áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu được tính từ khi phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển.

(6) Loại hợp đồng:

- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải xác định cụ thể loại hợp đồng theo quy định tại Điều 64 Luật Đấu thầu 2023 để làm căn cứ lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; ký kết hợp đồng;

- Đối với dự án áp dụng kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, ghi theo nội dung phù hợp với kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.

(7) Thời gian thực hiện gói thầu:

Thời gian thực hiện gói thầu được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày nghiệm thu hoàn thành công trình, hàng hóa (bao gồm cả dịch vụ liên quan, nếu có), dịch vụ phi tư vấn, tư vấn. Thời gian thực hiện gói thầu được tính theo số ngày, số tuần, số tháng hoặc số năm, không bao gồm thời gian hoàn thành nghĩa vụ bảo hành, thời gian giám sát tác giả đối với gói thầu tư vấn (nếu có).

(8) Tùy chọn mua thêm (nếu có):

- Tùy chọn mua thêm là khả năng chủ đầu tư mua bổ sung hàng hóa, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn của gói thầu ngoài khối lượng nêu trong hợp đồng;

- Trường hợp gói thầu áp dụng tùy chọn mua thêm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ khối lượng, số lượng, giá trị ước tính của phần tùy chọn mua thêm;

- Tùy chọn mua thêm được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện: nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi, đàm phán giá; khối lượng mua thêm không vượt 30% của khối lượng hạng mục tương ứng nêu trong hợp đồng; có dự toán được phê duyệt đối với khối lượng mua thêm; đơn giá của hàng hóa, dịch vụ mua thêm không được vượt đơn giá của các hàng hóa, dịch vụ tương ứng trong hợp đồng; chỉ áp dụng trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng.

(9) Giám sát hoạt động đấu thầu (nếu có).

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu tiếng anh là gì năm 2024

Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu gồm những gì? (Hình từ internet)

Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Căn cứ Điều 37 quy định nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu như sau:

- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập sau khi có dự toán mua sắm, quyết định phê duyệt dự án hoặc đồng thời với quá trình lập dự án, dự toán mua sắm hoặc trước khi có quyết định phê duyệt dự án đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.