Hướng dẫn tháo lắp piston của xi lanh thủy lực

2. Vui lòng làm theo thứ tự khi tháo rời. Do cấu trúc và kích thước của các xi lanh thủy lực khác nhau, trình tự tháo rời cũng hơi khác nhau. Trong trường hợp bình thường, cần xả hết dầu thủy lực trong khoang kép, sau đó tháo đầu xi lanh, cuối cùng là tháo pít-tông và cần pít-tông. Khi tháo rời đầu xi lanh của xi lanh thủy lực, sử dụng các công cụ đặc biệt cho thẻ hoặc vòng chụp được kết nối bởi thẻ bên trong. Việc sử dụng xẻng phẳng bị cấm. Đối với nắp cuối kiểu mặt bích, phải dùng vít để đẩy ra. Không được phép dùng búa hoặc đập mạnh. Khi piston và cần piston khó rút ra thì không nên đẩy chúng ra một cách cưỡng bức. Hãy tìm hiểu kỹ nguyên nhân cụ thể trước khi tiến hành tháo lắp.

Show

3. Ngăn ngừa hư hỏng đường trên cùng của cần piston, cổng dầu, bề mặt của cần piston và thành trong của ống lót xi lanh trong quá trình tháo rời. Để ngăn bộ phận bị kéo dài như thanh piston không bị cong hoặc biến dạng, sự cân bằng của giá đỡ bằng gỗ được áp dụng trong quá trình đặt.

4. Trước và sau khi dỡ hàng, cố gắng tạo điều kiện để bộ phận xi lanh thủy lực không bị ô nhiễm bởi bụi và tạp chất xung quanh. Ví dụ, khi tháo lắp, nó nên được thực hiện trong một môi trường sạch sẽ nhất có thể; Sau khi tháo rời, tất cả các bộ phận phải được bọc bằng vải nhựa, không phải vải bông hoặc vải làm việc khác.

5. Sau khi tháo rời bình gas phải kiểm tra kỹ để xác định bộ phận nào sử dụng được liên tục, bộ phận nào sau khi sửa chữa còn sử dụng được, bộ phận nào phải thay thế.

Bạn muốn tìm hiểu tất tần tật các thông tin liên quan đến xi lạnh thủy lực, nhưng chưa biết tham khảo nguồn nào để chính xác. Đừng bỏ lỡ bài chia sẻ dưới đây của Mecsu.vn để biết cấu tạo xinh lanh thủy lực, phân loại và cách sử dụng bạn nhé.

Xi lanh thủy lực được biết đến là một bộ phận chính (đóng vai trò quan trọng) trong hệ thống truyền động và tự động thủy lực, bộ phận không thể thiếu trong hệ thống thủy lực.

Hướng dẫn tháo lắp piston của xi lanh thủy lực

1 Cấu tạo xi lanh thủy lực

Để tăng hiệu suất làm việc của xi lanh thủy lực thì bạn cần nắm những thông tin về cấu tạo sau:

Hướng dẫn tháo lắp piston của xi lanh thủy lực

  • Thân và ắc phía đầu cần xi lanh: 1, 10
  • Vú mỡ: 2
  • Vít khóa: 8
  • Bạc đạn tự xoay: 9 (bạc đạn nhào)
  • Bích của xi lanh thủy lực phía không cần (các lỗ gắn ống cấp dầu, giảm chấn, phốt làm kín giữa bích bu lông và thân xi lanh): 6, 7, 11, 12
  • Mặt bích phần đầu cần xi lanh thủy lực (phốt làm kín giữa phần ắc có cần và cần piston, bạc lót dẫn hướng, lỗ vào ống dầu): 4, 5, 19, 20
  • Piston (bộ phận chính của xi lanh thủy lực gồm có: thân piston và các phốt cao su): 13, 14, 15, 16
  • Cần piston: 21
  • Vỏ ngoài của xi lanh thủy lực (làm từ thép hợp kim mềm và dẻo): 18.

2 Nguyên lý hoạt động xi lanh thủy lực

Tại một thời điểm nhất định, lực tại một điểm sẽ được chuyển đến một điểm khác thông qua cách sử dụng chất lỏng không nén được. Quan sát hình vé bên dưới bạn sẽ thấy được:

Hướng dẫn tháo lắp piston của xi lanh thủy lực

Hai piston đỏ sẽ kết hợp với hai xi lanh, chúng kết nối với nhau bằng một ống chứa đầy dầu. Khi tác động lực lên một piston bất kỳ nào đó thì lực sẽ được truyền đến piston còn lại (thông qua lượng dầu trong đường ống).

Đối với hệ thống thủy lực thì các đường ống kết nối hai xi lanh có thể thay đổi chiều dài và hình dạng theo từng ứng dụng.

3 Công dụng

Xi lanh thủy lực được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống ngày nay như:

  • Trong các loại xe: Xi lanh thủy lực xe nâng được sử dụng trong một số loại xe cơ giới hoặc xe tải cần nâng hạ đồ vật. Ngoài ra còn có trong các loại máy kích thước lớn như máy xúc, máy ủi, máy đào,...
  • Trong cầu nâng rửa xe: Xi lanh thủy lực đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ cầu nâng nào để phục vụ quá trình rửa xe được diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn.

Hướng dẫn tháo lắp piston của xi lanh thủy lực

Phân loại xi lanh thủy lực

1 Xi lanh 1 chiều

Hướng dẫn tháo lắp piston của xi lanh thủy lực

Với loại xi lanh này lực đẩy chỉ được tạo ra từ 1 phía (phía thò cần xi lanh) vì cấp dầu thủy lực có áp suất vào phía đuôi của xi lanh.

Cách nhận biết xi lanh 1 chiều là nhìn vào bạn sẽ thấy chỉ có 1 cửa cấp dầu vào.

2 Xi lanh 2 chiều

Hướng dẫn tháo lắp piston của xi lanh thủy lực

Loại xi lanh này lực được tạo ra ở cả 2 phía (lúc cán xi lanh thò ra và thụt vào vỏ của xi lanh).

Cách nhận biết xi lanh 2 chiều là có 2 cửa cấp dầu vào và có van đổi hướng để điều khiển xi lanh.

3 Xi lanh kết cấu hàn

Hướng dẫn tháo lắp piston của xi lanh thủy lực

Đối với loại xi lanh này phần đầu của nó sẽ được hàn với ống xi lanh để tăng độ chắc chắn của kết cấu sử dụng trong công nghiệp nặng.

4 Xi lanh ghép gu-rông

Hướng dẫn tháo lắp piston của xi lanh thủy lực

Được lắp ghép và cố định bởi 4 thanh gu-rông thép có cường độ cao. Xi lanh ghép gu-rông thuận tiện cho việc bảo trì và tháo lắp, ưu tiên sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp.

5 Xi lanh cán đơn

Hướng dẫn tháo lắp piston của xi lanh thủy lực

Loại xi lanh có một đoạn cán được gắn chặt để cùng chuyển động với piston. Kết cấu của xi lanh cán đơn là cho cán xi lanh thò ra ở 1 phía và chúng được sử dụng rộng rãi vì có thể tạo ra một khoảng chuyển động nhỏ.

6 Xi lanh nhiều tầng

Hướng dẫn tháo lắp piston của xi lanh thủy lực

Là loại xi lanh có 2 tầng trở lên (cao nhất là 6 tầng), xi lanh nhiều tầng có cấu tạo gồm 1 vỏ xi lanh và nhiều ống lồng ghép lại với nhau để chiều dài của xi lanh có thể tăng thêm. Chính vì thế mà giá thành của xi lanh nhiều tầng cao hơn so với một số loại khác.

\>>> Đọc thêm:

  • Kích Thủy Lực Là Gì? Phân Biệt Các Loại Kích Thủy Lực
  • Tắc kê đạn là gì? Kích thước và cách sử dụng tắc kê đạn

Mong rằng qua những thông tin mà Mecsu.vn chia sẻ ở trên có thể giúp bạn nắm được cấu tạo xi lanh thủy lực cũng như phân loại và cách sử dụng.