Hướng dẫn làm vòng bát quái địa lý

Trước hết phải khẳng định, mọi nghiên cứu và phát minh của con người đều xuất phát từ quá trình lao động sản xuất. Từ lao động, con người tích lũy và rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm để rồi từ đó hệ thống hóa thành lý thuyết áp dụng vào mọi mặt của cuộc sống thường ngày.

Thuyết Âm Dương Ngũ hành sinh ra không nằm ngoài quy luật nói trên. Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học trên thế giới đã khẳng định, Việt Nam – Đông Nam Á là nơi sản sinh ra nền văn minh lúa nước. Việc trồng lúa nước phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, thổ nhưỡng và các yếu tố tự nhiên.

Cách đây hàng nghìn năm, ngoài dựa vào kinh nghiệm, con người không có bất cứ phương tiện nào để dự báo chính xác thời tiết hoặc đo lường sự phù hợp của thổ nhưỡng nhằm phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Muốn có lương thực để tồn tại, người Việt bắt buộc phải tự tìm tòi, tổng hợp và hệ thống hóa kinh nghiệm thành lý thuyết để rồi truyền từ đời này sang đời khác như một vốn sống. Qua nhiều thế hệ nối tiếp nhau, sự phụ thuộc vào thiên nhiên và kinh nghiệm có được đã giúp người Việt tổng hợp lại thành thuyết Âm Dương Ngũ hành. Một trong các ứng dụng của nó chính là Nguyệt lịch (Âm lịch). Toàn bộ quá trình canh tác lúa nước, từ lúc gieo mạ cho đến khi thu hoạch dựa hoàn toàn vào Âm lịch chứ không phải lịch Tây phương (Dương lịch).

Cho đến tận ngày nay khi khoa học công nghệ đã phát triển vượt bậc, Âm lịch vẫn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Người Việt sử dụng Âm lịch vào các việc đại trọng, từ xây nhà, lập gia đình cho đến các hoạt động kinh tế, văn hóa, tín ngưỡng.

Ghi chú: Có giả thuyết cho rằng thuyết Âm Dương Ngũ hành xuất phát từ Nhật Bản và/hoặc nền văn minh Hoa hạ. Tuy nhiên như lập luận nêu trên, cơ sở để ra đời thuyết này phải xuất phát từ nền văn minh lúa nước. Nhật Bản hay Hoa hạ không phải là cái nôi của nền văn minh này, cho nên thuyết Âm Dương Ngũ hành không thể ra đời từ Nhật hay phía Bắc sông Dương Tử.

2. Sự khác nhau giữa cách vẽ đồ hình âm dương thuần Việt và đồ hình âm dương của người Hoa

Đầu tiên chúng ta phải khẳng định, đồ hình âm dương (hình Thái cực) phải là bản tóm tắt ngắn gọn và đầy đủ nhất của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Trong bản tóm tắt này phải thể hiện được sự hài hòa với tự nhiên, sự cân bằng, tính ẩn/hiện của các ứng dụng (Hậu thiên bát quái, Tiên thiên bát quái, Tứ tượng, Bát quái, Nguyệt lịch …).

Để vẽ được đồ hình âm dương, người xưa chỉ cần những dụng cụ hết sức đơn giản, bao gồm: 1 cái thước; 1 cái bút hoặc bất kể vật gì có thể tạo ra nét; 1 sợi dây và 2 cái cọc dùng thay cho compa.

Cách vẽ đồ hình âm dương (bao gồm cả của người Hoa và người Việt) phải đảm bảo nguyên tắc: Cân bằng, tròn trịa và có thể thực hiện với những dụng cụ thô sơ nhất mà không cần đến những phương tiện hay sự tính toán theo cách hiện đại.

Hướng dẫn làm vòng bát quái địa lý
Cách vẽ đồ hình âm dương kiểu Tàu.

2.1. Để vẽ được đồ hình âm dương Tàu, ta cần trải qua 5 bước:

– Bước 1: Vạch 1 đường thẳng; – Bước 2: Trên đường thẳng đã vạch được, ta xác định một tâm bất kỳ để vẽ đường tròn thứ nhất có bán kính A; – Bước 3: Vẽ đường tròn thứ hai có cùng bán kính A và có tâm nằm trên đường thẳng đã vẽ ở bước 1. Đường tròn thứ hai được vẽ làm sao để tiếp tuyến với đường tròn thứ nhất; – Bước 4: Lấy tâm quay là tiếp điểm giữa đường tròn thứ nhất và đường tròn thứ 2, ta vẽ đường tròn thứ 3 có bán kính 2A; – Bước 5: Sau khi vẽ đường tròn thứ 3, ta vẽ hai vòng tròn nhỏ (1) và (2) lần lượt tại tâm của đường tròn thứ nhất và đường tròn thứ 2.

Ghi chú: Vòng tròn nhỏ (1) và (2) được người Hoa lý giải là biểu thị cho tứ tượng (Thiếu Âm, Thiếu Dương, Thái Âm, Thái Dương) theo thuyết Âm Dương Ngũ hành kiểu Tàu: “Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái”. Tiếc thay, để hoàn thiện thuyết Âm Dương Ngũ hành, cái mà dân Tàu cho rằng sản phẩm do họ tạo ra, đường tròn (1) và (2) có đường kính tỷ lệ bao nhiêu so với đường tròn lớn (bán kính 2A) thì dân Tàu không trả lời được. Sự thiếu sót này không có trong đồ hình âm dương Việt.

Hướng dẫn làm vòng bát quái địa lý
Cách vẽ đồ hình âm dương Việt

2.2. Để vẽ được đồ hình âm dương Việt, ta cần trải qua tối thiểu 7 bước:

– Bước 1: Vạch 1 đường thẳng; – Bước 2: Trên đường thẳng đã vạch được, ta xác định một tâm bất kỳ để vẽ đường tròn 1 có bán kính r; – Bước 3: Vẽ đường tròn 2 cùng có bán kính r và có tâm nằm trên đường thẳng đã vẽ ở bước 1. Đường tròn thứ hai được vẽ làm sao để tiếp tuyến với đường tròn 1; – Bước 4: Trên trục đường thẳng đã vẽ ở bước 1, ta vẽ tiếp đường tròn 3 và 4 với bán kính r. Đường tròn 3 và 4 tiếp tuyến lần lượt với đường tròn 1 và 2; – Bước 5: Tại tâm của đường tròn 1, ta vẽ 1 đường tròn có bán kính bằng 3r. – Bước 6: Tại tâm của đường tròn 2, ta vẽ 1 đường tròn có bán kính cũng bằng 3r; – Bước 7: Tại vị trí tiếp tuyến của đường tròn 1 và 2, ta vẽ 1 đường tròn lớn có bán kính bằng 4r. Sau khi kết thúc bước 7, đồ hình âm dương thuần Việt đã hiện ra.

Cách vẽ đồ hình âm dương Việt là biểu hiện trực quan cho thuyết Âm Dương Ngũ Hành, sản phẩm của người Việt: “Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng biến hóa vô cùng”. – Trong đó Thái cực chính là đường tròn 1 có bán kính r; – Thái cực sinh lưỡng nghi: Từ đường tròn 1 ta mới có căn cứ để xác định tâm để vẽ đường tròn 2 (cùng bán kính r); – Lưỡng nghi sinh tứ tượng: Từ đường tròn 1 và 2, ta xác định được tâm để vẽ đường tròn 3 và 4 (bán kính r); – Sự biến hóa vô cùng thể hiện thông qua bước 5, 6 để tạo ra 2 đường tròn có bán kính 3r và bước số 7 để tạo ra đường tròn bán kính 4r.

3. Sự trùng hợp của đồ hình âm dương Việt, cái mà đồ hình Tàu không có

Hướng dẫn làm vòng bát quái địa lý
Trong sinh học tế bào, nguyên phân hay phân bào nguyên nhiễm là một phần của chu kỳ tế bào khi các nhiễm sắc thể kép được tách và đi vể hai nhân tế bào mới. Nguyên phân chia tế bào mẹ thành hai tế bào con giống hệt nhau về mặt di truyền. Nếu phân chia tế bào chất tạo ra ba hoặc nhiều tế bào con thay vì hai như bình thường thì đây là một lỗi phân bào được gọi là phân chia ba cực hoặc phân cực đa cực. Các lỗi khác trong quá trình phân bào có thể gây chết rụng tế bào (chết lập trình) hoặc gây đột biến. Một số loại ung thư có thể phát sinh từ những đột biến như vậy.

3.1. Phân bào nguyên nhiễm

Cách vẽ đồ hình âm dương Việt giúp ta liên tưởng đến quá trình phân bào nguyên nhiễm (nguyên phân) trong tự nhiên: Từ 1 tế bào mẹ sản sinh ra 2 tế bào con có cùng bộ nhiễm sắc thể.

3.2. 16 hạt cơ bản

Trong hình vuông có cạnh bằng 4r, ta vẽ được liên tiếp không chồng lấn 16 vòng tròn có bán kính r. 16 vòng tròn này trùng lặp với tổng số 16 hạt cơ bản (hay còn gọi là hạt sơ cấp). Đây là các hạt tạo nên vũ trụ rộng lớn. 16 hạt cơ bản chia là 2 nhóm chính: Nhóm 1 là Fermion có 12 hạt, nhóm 2 là Boson có 4 hạt.

Hướng dẫn làm vòng bát quái địa lý
Mỗi vòng tròn bán kính r là 1 hào (âm hoặc dương). Ba vòng tròn bán kính r tạo thành 1 vòng tròn lớn hơn có bán kính 3r —> 3 hào tạo thành một quẻ đơn.

3.3. Bát quái ẩn mình trong cách vẽ hình âm dương Việt

Trước tiên chúng ta cùng xem lại cấu tạo của quẻ đơn (8 quẻ đơn tạo ra 64 quẻ kép) trong bát quái.

Để tạo ra một quẻ đơn thì cần 3 hào (bao gồm hào âm và hào dương). Để tạo ra một quẻ kép thì cần tổng cộng 6 hào, đó là các hào sơ, hào nhị, hào tam, hào tứ, hào ngũ, hào lục. Sáu hào này sắp xếp, phân chia tạo thành nội quái và ngoại quái.

Từ cấu tạo quẻ đơn và quẻ kép vừa nêu, độc giả cùng xem lại bước 5 và bước 6 trong cách vẽ âm dương Việt.

Ở bước 5, từ 3 vòng tròn đường kính r ta xác định được tâm và bán kính của vòng tròn thứ 4 trong tổng cộng 7 vòng tròn phải vẽ để ra hình Thái cực Việt. Vòng tròn thứ 5 có đường kính là 3r. Tương tự với vòng tròn thứ 6 ta cũng có cách triển khai tương tự như vòng tròn thứ 5.

Nhìn lại ta thấy, vòng tròn thứ 5 và vòng tròn thứ 6 chính là ẩn chứa cấu tạo của quẻ đơn. Mỗi vòng tròn bán kính r là 1 hào (âm hoặc dương). Ba vòng tròn bán kính r tạo thành vòng tròn lớn hơn có bán kính 3r —–> 3 hào tạo thành một quẻ đơn.

Nếu tính tổng bán kính được tạo ra từ 2 vòng tròn 5 và 6 ta được 6r (3r + 3r = 6r). Con số này đúng bằng 6 hào của một quẻ kép.

Sự trùng hợp vừa nêu tuyệt nhiên không thấy xuất hiện trong cách vẽ hình âm dương kiểu Tàu.

3.4. 64 quẻ ẩn mình trong cách vẽ Thái cực Việt

Hướng dẫn làm vòng bát quái địa lý
64 quẻ kinh diệc ‘ẩn mình’ trong đồ hình âm dương Việt – Điều không tìm thấy trong đồ hình của nền văn minh gốc Hán.

* Ý thứ nhất:

Trong hình vuông ngoại tiếp hình tròn lớn (bán kính 4r), ta xếp được đầy đủ (không chồng lấn) 64 ô vuông với cạnh ô vuông bằng r/2. Con số 64 khiến ta nhớ đến 64 quẻ trong Kinh dịch (Kinh dịch với người Việt cổ đọc là Kinh diệc).

Hướng dẫn làm vòng bát quái địa lý
64 quẻ trong hình âm dương Việt.

* Ý thứ hai:

Như phần 4 sẽ nêu, vòng tròn thái cực Việt được hiển thị dưới 4 góc nhìn (nhìn đằng trước/sau, thuận/nghịch chiều kim đồng hồ). Ứng với mỗi cách hiển thị ta có 2 quẻ đơn, 4 cách hiển thị ta có tổng cộng 8 quẻ (Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài).

Hướng dẫn làm vòng bát quái địa lý

Tiên thiên bát quái Hậu thiên bát quái

3.5. Con số 24 trùng hợp

Chúng ta quan sát cả hai đồ hình Tiên thiên và/hoặc Hậu thiên bát quái, mỗi đồ hình có tổng cộng 24 hào (âm/dương) thể hiện bằng 24 vạch (liền/đứt).

Từ phần 3.3 và ý thứ hai trong phần 3.4 đã nêu, trong cách vẽ hình âm dương Việt, ta ngẫu nhiên tạo ra 24 vòng tròn đơn vị có bán kính r với r có kích thước bất kỳ.

Trong bộ sách Tả Ao địa lý, con số 24 còn thể hiện tổng số long trong phép Tầm long điểm huyệt. 24 long đó bao gồm:

Nhâm Long, Tý Long, Quý Long, Sửu Long, Cấn Long, Dần Long, Giáp Long, Mão Long, Ất Long, Thìn Long, Tốn Long, Tị Long, Bính Long, Ngọ Long, Đinh Long, Mùi Long, Khôn Long, Thân Long, Canh Long, Dậu Long, Tân Long, Tuất Long, Càn Long, Hợi Long.

Ghi chú: Cụ Tả Ao có tên thật là Nguyễn Đức Huyên, người làng Tả Ao, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh (nằm trong biên giới Bách Việt). Cụ sinh vào thời Vua Lê Chúa Trịnh. Sau hơn 40 năm đi thực tế khắp nơi, Cụ đã viết ra bộ sách Địa lý Tả Ao, trong đó nổi tiếng nhất là phép Tầm long điểm huyệt.

Sự trùng hợp ngẫu nhiên này tuyệt đối không thấy trong cách vẽ hình Thái cực kiểu Tàu.

3.6. Con số 7 trùng hợp

Để hình thành được đồ hình âm dương Việt, như phần 2.2 đã trình bày, ta phải trải qua 7 bước. Ứng với mỗi bước ta tạo được 1 vòng tròn. Sau 7 bước ta có tổng cộng 7 vòng tròn. Từ đây ta thấy có sự trùng hợp ngẫu nhiên:

– 7 ngày 1 tuần;

– Trong chòm sao Đại Hùng và/hoặc Tiểu Hùng có 7 ngôi sao sáng nhất;

– 7 chấm trên lưng con cóc Thiềm Thừ.

Nếu hình Thái cực Việt nhìn dưới 4 góc khác nhau (nhìn đằng trước/sau, thuận/nghịch chiều kim đồng hồ), ta có 7 x 4 = 28. Con số 28 thể hiện số ngày của tháng thiếu trong Nguyệt lịch. Chia đôi 28 ta được 14 – trùng hợp với số cánh hoa trên mặt trống đồng Ngọc Lũ.

Ta lại làm phép tính chỉnh hợp như sau: Chỉnh hợp chập 2 của 8 – Nghĩa là trong 8 phần tử ta chọn ra 2 phần tử có phân biệt thứ tự, ta được con số 56.

A (8, 2) = 8!/(8-2)! = 56

Ghi chú: Ý nghĩa của phép toán trên chính là từ 8 quẻ đơn ta được 56 quẻ kép, cộng gộp với 8 quẻ thuần (nghĩa là từ 1 quẻ đơn kết hợp với chính nó để tạo ra một quẻ thuần, vd: thuần Càn, thuần Khôn … ta được 64 quẻ kép trong bát quái).

Lấy 56 chia 7 ta được 8 —> Con số 8 trùng hợp với 8 quẻ đơn trong bát quái và được tạo ra bởi số bị chia là 7.

Ta tiếp tục làm phép hoán vị với con số 7 và 8. Ở đây ta sẽ lấy 8! chia cho 7! = 40.320/5.040 = 8 –> 8 quẻ đơn trong bát quái. Từ ý này đủ để chứng minh tính biến hóa trong thuyết Âm Dương Ngũ hành của Bách Việt: “Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng biến hóa vô cùng”. Từ 1 đường tròn bán kính r, ta có căn cứ xác định để tiếp tục vẽ được thêm 3 vòng tròn khác có cùng bán kính r. Từ 4 vòng tròn bán kính r ta lại tạo tiếp được 2 vòng tròn có bán kính 3r. Từ 2 vòng tròn có bán kính 3r, ta tạo nốt vòng tròn thứ 7 có bán kính là 4r. 7 vòng tròn kết hợp lại ta được đồ hình Thái cực.

Kết luận: Tất cả những điều đã nêu trong phần 3 của bài này tuyệt nhiên không thấy xuất hiện trong quá trình vẽ đồ hình âm dương Tàu.

4. Hiển thị thực tế của hình âm dương Việt

Hướng dẫn làm vòng bát quái địa lý
Các hình thức hiển thị của đồ hình âm dương Việt.

Về bản chất, đồ hình âm dương Việt là một thể thống nhất và cân bằng cho nên dù nhìn xuôi hay nhìn ngược, nhìn từ dưới lên hay nhìn từ trên xuống thì cách vẽ đồ hình và ý nghĩa về mặt triết học vẫn không thay đổi.

Tuy trải qua một thời gian dài bị phương Bắc đô hộ nhưng đồ hình âm dương Việt vẫn còn lưu lại ở một số địa điểm:

Hướng dẫn làm vòng bát quái địa lý
Hình ảnh đồ hình âm dương Việt tại các công trình

Hướng dẫn làm vòng bát quái địa lý
Hình âm dương tại các công trình.

Hướng dẫn làm vòng bát quái địa lý

Hình âm dương Việt (trần của hậu cung) đặt trong Bát quái Tiên thiên có tại đình Chèm, P. Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Theo truyền thuyết, Đình được xây dựng thời Tần. Trong Đình thờ Lý Ông Trọng – Người có công giúp vua Tần dẹp giặc Hung Nô. Tại đất Việt, ông được tôn là Thượng đẳng Thiên vương.

Ngoài ra, hình ảnh đồ hình âm dương Việt còn xuất hiện tại: – Tranh Lưỡng nghi sinh tứ tượng – Tranh dân gian Hàng Trống; – Trên bát hương tại chùa Thiên Trù thuộc khu di tích chùa Hương, Hà Nội; – Trên bát hương tại đền thờ ông Hoàng Mười, Nghệ An; – V/v…

5. Trùng hợp ngẫu nhiên về mặt hình dạng

Bánh xe luân hồi có hình dạng gần giống với đồ hình:

Hướng dẫn làm vòng bát quái địa lý

Đĩa cổ Dropa

Nếu ai đó nói rằng, đồ hình âm dương Việt là một bản sao chép hoặc gần giống đĩa đá cổ Dropa của Tây Tạng, hay bánh xe luân hồi được treo trước cửa nhà người Tây Tạng, Nepal, Mông Cổ… thì đó là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Nguyên nhân của sự trùng hợp: Nepal là nơi sinh ra Đức Phật Siddhartha Gautama (theo cách gọi của người Việt là Phật Thích Ca). Đạo Phật đề cao sự giải thoát bằng cách từ bỏ tham – sân – si – mạn – nghi. Sự giải thoát sẽ giúp muôn loài thoát khỏi khổ nạn, thoát khỏi vòng luân hồi tạo ra bởi chính quy luật nhân quả. Luật nhân quả là sự công bằng mà mọi chúng sinh phải gánh chịu. Do vậy, xét ở tính cân cân bằng, đồ hình âm đương Việt với bánh xe luân hồi trong đạo Phật có sự tương đồng về thuộc tính.

Sự trùng hợp xuất hiện tại các quốc gia Đông Nam Á

Cũng giống như nhiều nơi khác trên thế giới, việc di dân của người Việt diễn ra như một lẽ tự nhiên trong công cuộc mưu sinh. Tại Malaysia, người ta tìm thấy đồ hình âm dương Việt tại một số ngôi chùa cổ. Phát hiện này có ý nghĩa tương tự như việc người ta phát hiện ra kiến trúc nhà sàn của người Batak Toba – Indonesia giống với họa tiết nhà sàn trên trống đồng Đông Sơn. Tìm hiểu thêm được biết, tộc người Batak Toba thuộc nhóm chủng tộc Batak. Khoảng 2500 năm trước đó, tổ tiên của tộc người Batak Toba là các di dân từ Philippines. Họ sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước với cách thức canh tác quen thuộc của vùng Đông Nam Á.

Kết luận: Dù có sự gần giống trong cách vẽ đồ hình âm dương, dù vẫn còn những lời phản biện thì chừng nào tâm thức người Việt còn, chừng đó đồ hình âm dương Việt kèm những nguyên lý cốt lõi trong thuyết Âm Dương Ngũ hành vẫn tồn tại. Có thể người Hoa (hay nước Trung Quốc hiện tại) vẫn mạnh mồm khẳng định “đó” là của tôi, có thể nhiều nhà nghiên cứu “cười khẩy” với nội dung bài này nhưng cứ cười đi vì sự thật chỉ có một.

Trong phạm vi kiến thức có hạn, tác giả rất mong nhận được sự góp ý, bình luận của người đọc để một ngày nào đó nguồn gốc của thuyết Âm Dương Ngũ hành được sáng rõ. Qua đó, giá trị cốt lõi của nền văn mình Bách Việt được sống lại, từ đó lan tỏa, vận dụng vào thực tế cuộc sống, giúp ích cho người Việt nói riêng và toàn nhân loại nói chung.