Hướng dẫn làm hồ sơ truy thu bhxh năm 2024

Một số trường hợp bị truy thu BHXH, BHTN, BHYT được quy định cụ thể tại Điều 38 Quyết định 5959/QĐ-BHXH bao gồm:

  • Truy thu do trốn đóng;
  • Truy thu đối với người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động ở nước ngoài về nước;
  • Truy thu do điều chỉnh mức tiền lương đóng;
  • Các trường hợp truy khác do theo quy định của cơ quan có thẩm quyền như: Doanh nghiệp báo tăng/giảm lao động muộn; truy thu do vi phạm một số nguyên tắc khi làm hồ sơ,..

2. Nội dung quyết định 595/QĐ-BHXH

Hướng dẫn làm hồ sơ truy thu bhxh năm 2024
Nội dung quyết định 595/QĐ-BHXH

Quyết định số 595/QĐ-BHXH là văn bản pháp luật quan trọng mà người lao động và người dụng lao động cần nắm rõ. Quyết định này ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế

Có nhiều sự khác biệt tiến bộ trong quyết định này, tạo điều kiện cho người tham gia bảo hiểm cũng như thực hiện nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội hội. Cụ thể:

2.1 Thời hạn cấp sổ BHXH và thẻ BHYT

Thời hạn cấp sổ BHXH và thẻ BHYT được rút ngắn hơn so với trước đây

  • Thời hạn cấp mới sổ BHXH (cả BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện): tối đa là 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ (thay vì tối đa 20 ngày làm việc đối với BHXH bắt buộc và 7 ngày làm việc đối với BHXH tự nguyện);
  • Thời hạn cấp mới thẻ BHYT là 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ (thay vì tối đa 7 ngày làm việc).

2.2 Lãi suất truy thu

Ngoài ra, lãi suất truy thu đối với đơn vị trốn đóng BHXH bị phát hiện từ 01/01/2016 được quy định mới như sau:

  • Toàn bộ thời gian trốn đóng trước ngày 01/01/2016 được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với năm 2016;
  • Thời gian trốn đóng từ ngày 01/01/2016 trở đi sẽ tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với từng năm áp dụng tại thời điểm phát hiện trốn đóng.

3. Hồ sơ truy thu bhxh theo quyết định 595

Hướng dẫn làm hồ sơ truy thu bhxh năm 2024
Hồ sơ truy thu bhxh theo quyết định 595

Theo đó, việc truy thu BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN theo quy định tại Điều 38 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 được thực hiện như sau:

3.1 Trường hợp đã có kết luận từ cơ quan chuyên ngành

(a) Kết luận

  • Kết luận thanh tra của cơ quan BHXH hoặc cơ quan thanh tra hoặc Quyết định xử lý vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền (truy thu từ 6 tháng trở lên);
  • Kết luận kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền (truy thu dưới 6 tháng).

(b) Hồ sơ cần thiết

Đơn vị lập hồ sơ giao dịch điện tử Phiếu giao nhận hồ sơ truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN (Trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN) (Mẫu số 601) kèm theo bản scan kết luận thanh tra hoặc quyết định xử lý vi phạm đối với các trường hợp đề nghị truy.

3.2 Trường hợp tự đề nghị truy thu

(a) Trường hợp

Nếu phát sinh người lao động (NLĐ) đã làm việc nhiều tháng mà đơn vị chưa báo tăng

(b) Hồ sơ cần thiết

Hồ sơ giao dịch điện tử Phiếu giao nhận hồ sơ gồm:

  • Đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN;
  • Cấp sổ BHYT, thẻ BHYT (Mẫu số 600);
  • Báo tăng ngay cho NLĐ tại tháng hiện hành để kịp thời cấp sổ BHYT, thẻ BHYT cho NLĐ.

Đơn vị lập hồ sơ đề nghị truy thu cho thời gian còn lại theo Phụ lục 02 kèm theo Quyết định 595 bao gồm:

  • Quyết định tuyển dụng, quyết định xếp lương; hợp đồng lao động; hợp đồng làm việc; phụ lục hợp đồng…;
  • Bảng thanh toán tiền lương (hoặc bảng kê tiền lương, tiền công nếu trả qua ATM) tương ứng thời gian truy thu;
  • Loại khác: Văn bản giải trình, thuyết minh,…hoặc giấy tờ liên quan đến việc khoán sản phẩm, khoán công việc (nếu có);
  • Thang bảng lương đã đăng ký với cơ quan lao động địa phương mà đơn vị đang áp dụng.

Sau khi có biên bản làm việc hoặc kết luận kiểm tra hoặc quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền, đơn vị lập hồ sơ theo mục 1 để gửi cơ quan BHXH truy thu.

Theo đó, việc truy thu BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN theo quy định tại Điều 38 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 được thực hiện như sau:

1. Đơn vị lập hồ sơ giao dịch điện tử Phiếu giao nhận hồ sơ truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN (Trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN) (Mẫu số 601) kèm theo bản scan kết luận thanh tra hoặc quyết định xử lý vi phạm đối với các trường hợp đề nghị truy thu theo:

- Kết luận thanh tra của cơ quan BHXH hoặc cơ quan thanh tra hoặc Quyết định xử lý vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền (truy thu từ 6 tháng trở lên);

- Kết luận kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền (truy thu dưới 6 tháng).

2. Trường hợp tự đề nghị truy thu thì đơn vị thực hiện:

- Nếu phát sinh người lao động (NLĐ) đã làm việc nhiều tháng mà đơn vị chưa báo tăng, nay đề nghị truy thu thì lập hồ sơ giao dịch điện tử Phiếu giao nhận hồ sơ: Đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN; Cấp sổ BHYT, thẻ BHYT (Mẫu số 600), báo tăng ngay cho NLĐ tại tháng hiện hành để kịp thời cấp sổ BHYT, thẻ BHYT cho NLĐ.

- Đơn vị lập hồ sơ đề nghị truy thu cho thời gian còn lại theo Phụ lục 02 kèm theo Quyết định 595 bao gồm:

+ Quyết định tuyển dụng, quyết định xếp lương; hợp đồng lao động; hợp đồng làm việc; phụ lục hợp đồng…;

+ Bảng thanh toán tiền lương (hoặc bảng kê tiền lương, tiền công nếu trả qua ATM) tương ứng thời gian truy thu;

+ Loại khác: Văn bản giải trình, thuyết minh,…hoặc giấy tờ liên quan đến việc khoán sản phẩm, khoán công việc (nếu có);

+ Thang bảng lương đã đăng ký với cơ quan lao động địa phương mà đơn vị đang áp dụng.

Sau khi có biên bản làm việc hoặc kết luận kiểm tra hoặc quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền, đơn vị lập hồ sơ theo mục 1 để gửi cơ quan BHXH truy thu.