Hướng dẫn ghi nhớ câu từ tiếng anh năm 2024

Ghi chép từ để ôn tập rất cần thiết, nhưng cố gắng ghi nhớ danh sách dài từ mới kèm nghĩa tiếng Việt là cách học khô khan, làm bạn nhanh nản. Hãy biến cuốn sổ ghi chép từ của mình thành nơi để nuôi dưỡng các ý tưởng sáng tạo và niềm yêu thích tiếng Anh.

Bạn có thể sử dụng bút nhiều màu sắc, vẽ các hình minh họa đơn giản hoặc sơ đồ tư duy bên cạnh từ mới học được để chúng trở nên sinh động hơn. Mỗi trang chỉ nên ghi ít từ hoặc cụm từ, để chỗ trống cho hình vẽ, câu ví dụ và các ý tưởng hay ho.

Học từ mới qua ngữ cảnh

Việc học từ tách rời khỏi ngữ cảnh khiến bạn nhanh quên và khó áp dụng. Do đó, bạn nên học từ trong context (ngữ cảnh) của từ thông qua hoạt động nghe, xem và đọc tiếng Anh. Thời gian đầu, bạn sẽ cảm thấy việc học từ qua ngữ cảnh khá khó nhưng đây là cách tốt nhất để nhớ từ mới hiệu quả.

Nhìn chung, ở giai đoạn đầu, bạn nên học các từ và cụm từ đơn giản, thông qua các video, thẻ từ vựng, từ điển bằng hình ảnh, thuật ghi nhớ từ... Đến giai đoạn sau, khi vốn từ đã nhiều hơn, các bạn có thể tập trung nhiều vào phần nghe và đọc để nâng cao vốn từ qua ngữ cảnh.

Sử dụng thuật ghi nhớ thông tin

Để có thể nhớ từ mới dễ dàng và không bị nhanh quên, bạn không nên chỉ tra từ điển để biết nghĩa tiếng Việt và dừng lại ở đó. Thay vào đó, hãy dành ra một vài phút để vận dụng trí tưởng tượng của mình để nhớ "sâu" một từ mới, đặc biệt là những từ dài theo cách sau:

(1) Chia một từ ra thành các phần nhỏ, mỗi phần đọc to lên để liên tưởng với một từ tiếng Việt (hoặc tiếng Anh đã biết).

(2) Liên tưởng với các hình ảnh có liên quan, rồi kết nối chúng với nhau tạo thành một câu chuyện nhỏ ngớ ngẩn hoặc hài hước. Câu chuyện càng "crazy" (điên rồ), "funny" (thú vị) bạn sẽ càng nhớ từ lâu hơn. Chẳng hạn:

Với từ "museum" (bảo tàng), phát âm tiếng Việt "mìu-dí-ừm". Hãy tưởng tượng bạn cầm hộp sữa (milk, phát âm tương tự "mìu") vào viện bảo tàng, "dí" mũi vào vật trưng bày và gật gù "ừm ừm". Hình ảnh hài hước này giúp bạn nhớ cả nghĩa và cách phát âm từ "museum".

Liên tưởng âm thanh, hình ảnh, chuyển động với nghĩa và cách phát âm của từ

Với nhiều từ vựng đơn giản khác, bạn có thể tưởng tượng hình ảnh, âm thanh, chuyển động trong lúc đọc to. Bạn nên dùng các trang tra từ điển có audio để vừa xem nghĩa, phiên âm lại vừa nghe được âm thanh. Với mỗi từ mới, đừng học lướt qua mà hãy đọc theo audio khoảng 10-20 lần, vừa đọc bạn vừa tưởng tượng hình ảnh liên quan đến từ đó.

Hướng dẫn ghi nhớ câu từ tiếng anh năm 2024

Chẳng hạn, với các động từ "cut" (cắt), "run" (chạy),"fall" (rơi), "fly" (bay), "approach" (tiến lại), "expand" (mở rộng)..., bạn vừa đọc vừa tưởng tượng hình ảnh, âm thanh và chuyển động trong đầu trong lúc miệng đọc to theo audio.

Với các tính từ như "happy" (hạnh phúc), "sad" (buồn), "bored" (chán), "crazy" (điên rồ), "intelligent" (thông minh), "extraordinary" (bất thường)..., bạn có thể tưởng tượng ra một nét mặt cùng trạng thái cảm xúc đi kèm. Tương tự, hầu như từ mới nào cũng đều có thể được liên tưởng nghĩa với một hình ảnh. Hãy dừng lại một chút, sử dụng khả năng sáng tạo của mình để liên tưởng và khắc ghi từ mới thay vì chỉ học lướt qua.

Học từ vựng qua hình ảnh, thẻ từ, sơ đồ tư duy

Bạn cũng nên tận dụng Internet để học từ qua hình ảnh một cách hiệu quả. Khi học từ mới, thử Google từ đó và bạn có thể tìm hàng nghìn hình ảnh liên quan để dễ ghi nhớ từ hơn. Bạn cũng có thể kết hợp hình ảnh và âm thanh để đạt hiệu quả học cao nhất. Thử vào Youtube và gõ từ khóa "learning english vocabulary with pictures" (học từ vựng tiếng Anh qua hình ảnh), bạn sẽ tìm thấy rất nhiều video hữu ích.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tự làm các thẻ từ (flashcard: một mặt ghi từ mới và phiên âm, một mặt ghi nghĩa và hình ảnh) với những từ mới học được, biến việc học thành thú vui. Nếu là người thích sáng tạo, bạn cũng có thể học và ôn tập từ vựng với sơ đồ tư duy (mindmap). Một mindmap đơn giản bao gồm một chủ đề chính ở trung tâm, từ đó phát triển ra các ý nhỏ ở nhánh, kèm hình ảnh minh họa sinh động dễ nhớ.

Học qua từ đồng nghĩa và trái nghĩa

Trong khi học từ mới, việc học luôn cả từ đồng nghĩa và trái nghĩa (synonyms and antonyms) với nó giúp các bạn nhớ được nhiều từ một lúc. Powerthesaurus hoặc thesaurus là hai trang khá hay để tra từ đồng nghĩa và trái nghĩa, bạn có thể tham khảo khi cần.

Nếu đặt mục tiêu mỗi ngày học "sâu" 5-10 từ mới dùng được, sau một năm bạn sẽ có thể tích lũy được 2.500 từ. Vì vậy, đừng vội vàng học lướt rất nhiều từ rồi chóng quên, cảm thấy nản và từ bỏ việc học tiếng Anh.

Cùng tìm hiểu những mẹo nhỏ để học và ghi nhớ từ vựng tiếng Anh nhanh nhất, giúp bạn tự tin trong mọi tình huống giao tiếp trong cuộc sống và công việc, chuẩn bị hành trang để tham gia các cuộc thi lấy chứng chỉ tiếng Anh quốc tế.

Muốn giao tiếp tiếng Anh nhuần nhuyễn bạn phải có một nền tảng từ vựng vững chắc. Nhưng làm thế nào để ghi nhớ từ vựng một cách nhanh nhất lại luôn là câu hỏi khó đối với các bạn học tiếng Anh. Anh ngữ Oxford English UK Vietnam sẽ giới thiệu đến các bạn những mẹo nhỏ để có thể học và ghi nhớ từ vựng dễ dàng.

1. Ghi lại từ mới và đặt câu với từ mới đó

Hãy ghi lại những từ mới mà bạn gặp phải vào sổ tay và đặt câu cho từng từ trong mỗi ngữ cảnh khác nhau để có thể nắm được cách sử dụng và vị trí của từ đó trong câu.

Đối với tiếng Anh dành cho các chuyên ngành khác nhau, hãy đọc từ điển chuyên ngành của bạn để hiểu rõ nội hàm của từ vựng.

2. Tìm những biến thể của từ

Khi học một từ mới, hãy tìm thêm những từ loại khác của từ đó. Như vậy từ một từ vựng bạn có thể ghi nhớ được 3-4 từ khác hoặc hơn.

Ví dụ:

Nation (danh từ) -> Nationalize (Động từ) -> National (Tính từ) -> Nationally (Trạng từ)

3. Phân loại từ vựng và học theo chủ đề

Hãy phân loại các từ vựng và học theo từng chủ đề sẽ giúp bạn ghi nhớ nhanh hơn và linh hoạt hơn khi sử dụng.

Ví dụ:

Các từ vựng trong chủ đề nghề nghiệp:

  • Accountant: Kế toán
  • Author: Nhà văn
  • Dentist: Nha sĩ
  • Designer: Nhà thiết kế
  • Lawyer: Luật sư

4. Học từ vựng qua hình ảnh

Việc học từ vựng qua hình ảnh giúp bạn liên tưởng và ghi nhớ dễ dàng hơn.

.jpg)

5. Luyện tập từ mới hàng ngày

Hãy liệt kê những từ mới bạn sẽ sử dụng trong ngày và cố gắng dùng chúng trong các cuộc hội thoại. Bạn sẽ biết được cách dẫn dắt câu chuyện để có thể sử dụng tối đa các từ mà bạn muốn ghi nhớ.

6. Tìm từ đồng nghĩa – trái nghĩa

Hãy tra từ điển thật cẩn thận! Bằng cách này bạn sẽ học thêm được nhiều từ mới từ một từ vựng mà bạn đang học.

Ví dụ: từ Start

  • Từ đồng nghĩa: Begin, Commence, Initiate, Create, Activate, Rise….
  • Từ trái nghĩa: End, Finish, Stop, Conclude…

7. Phát âm đúng các từ vựng

Thông qua phát âm chuẩn mỗi từ vựng, bạn không những nhanh chóng học thuộc từ vựng, còn có thể luyện tập phát âm như người bản ngữ!

Và hãy nhớ, phát âm đúng như người bản ngữ sẽ giúp cải thiện khả năng nghe. Bạn tin không? Thử xem nhé!

Hi vọng những mẹo nhỏ trên đây có thể giúp bạn trau dồi thêm những kiến thức bổ ích trong việc học tiếng Anh.