Hướng dẫn chèn bảng trong word press

Chia cột và tạo bảng trên WordPress

Xin chào

Hướng dẫn chèn bảng trong word press
Mình là Sera đây
Hướng dẫn chèn bảng trong word press
Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách chia cột và tạo bảng trên WordPress. Đây là bài hướng dẫn mở đầu năm mới 2020, các bạn hãy chuẩn bị tinh thần đi vì nó rất là dài đấy
Hướng dẫn chèn bảng trong word press

Hướng dẫn chèn bảng trong word press
Trước khi đi vào nội dung chi tiết của bài này, các bạn cần lưu ý những điều sau:

1.Nếu bạn là một người mới, hoàn toàn không biết bất cứ điều gì về WordPress, hãy xem bài Hướng dẫn WordPress cơ bản cho người mới bắt đầu trước khi đọc bài này.

2.Các code có trong bài hướng dẫn này được dán (paste) vào giao diện HTML của trình soạn thảo văn bản Cổ điển, không phải dán vào giao diện trực quan (Visual). Nếu các bạn không biết hoặc không hiểu giao diện HTML và giao diện trực quan (Visual) là gì, hãy bấm vào ĐÂY để đọc.

3.Trong bài viết có thể nhắc đến những khái niệm liên quan đến các thành phần của blog, nếu các bạn không biết hoặc không hiểu những khái niệm này, hãy bấm vào ĐÂY để xem hình minh hoạ.

4.Mình không phải là dân công nghệ thông tin hay nhân viên của WordPress nên mình không dùng các thuật ngữ chuyên ngành (nên các bạn đừng bắt bẻ mình về cách dùng từ nhé

Hướng dẫn chèn bảng trong word press
). Tất cả các bài hướng dẫn trên blog của mình được viết dưới góc nhìn của một người sử dụng WordPress. Mình chỉ viết hướng dẫn cho blog được tạo miễn phí với WordPress.com, không viết hướng dẫn cho WordPress.org hay những phiên bản tính phí khác.

5.Một số hình ảnh trong bài viết có chiều rộng trên 1000px, nhưng do giới hạn của vùng hiển thị bài đăng nên sẽ bị giảm xuống còn khoảng 940px. Nếu trong bài viết có sử dụng video từ YouTube, các bạn hãy lựa chọn chế độ xem video với chất lượng cao nhất (720p hoặc 1080p).

6.Các hướng dẫn trong blog của mình được thực hiện với ngôn ngữ blog và ngôn ngữ giao diện là tiếng Anh. Do đó, nếu blog của các bạn đang sử dụng tiếng Việt thì hãy làm theo video dưới đây để chuyển sang tiếng Anh nhé. Còn vì sao nên để ngôn ngữ blog và ngôn ngữ giao diện là tiếng Anh thì các bạn có thể đọc ở nhé

Hướng dẫn chèn bảng trong word press

Video 1. Thay đổi Ngôn ngữ blog và Ngôn ngữ giao diện

Bây giờ chúng ta sẽ đi vào nội dung chi tiết nhé

Hướng dẫn chèn bảng trong word press

1. Chia cột trên WordPress

Trong phần này, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách chia cột trên trình soạn thảo văn bản Cổ điển (Phiên bản 1) và trình soạn thảo văn bản Block-Editor. Nếu các bạn đọc hướng dẫn bằng lời (hoặc kèm theo hình ảnh) mà vẫn chưa hiểu thì cuối mỗi phần sẽ có video minh hoạ để các bạn dễ hình dung hơn

Hướng dẫn chèn bảng trong word press

1.1. Chia cột trên trình soạn thảo văn bản Cổ điển (Phiên bản 1)

Mình nhớ từng đọc ở đâu đó (hình như là trang hỗ trợ của WordPress) viết rằng không nên chia cột bằng cách dùng code tạo bảng thì phải

Hướng dẫn chèn bảng trong word press
Tuy nhiên, cá nhân mình lại thích chia cột bằng code tạo bảng hơn vì mình cảm thấy nó dễ điều chỉnh và tiện hơn khi dùng code chia cột. Nhưng mà để theo đúng quy trình, mình vẫn sẽ hướng dẫn các bạn cách chia cột bằng cách sử dụng thuộc tính float theo hướng dẫn trong bài trên trang hỗ trợ của WordPress nhé
Hướng dẫn chèn bảng trong word press
Nhắc lại cho bạn nào đã quên, khi sử dụng code HTML để định dạng, các bạn phải chuyển trình soạn thảo sang giao diện HTML nhé
Hướng dẫn chèn bảng trong word press

• Để chia nội dung bài viết thành 2 cột, các bạn hãy dán code sau đây vào vị trí muốn chia cột:

<div style="width: 40%; padding: 0 10px 0 0; float: left;">Nội dung cột 1</div>

<div style="width: 40%; padding: 0 10px 0 0; float: right;">Nội dung cột 2</div>

<div style="clear: both;"></div>

• Để chia nội dung bài viết thành 3 cột, các bạn hãy dán code sau đây vào vị trí muốn chia cột:

<div style="width: 33.3%; padding: 0 10px 0 0; float: left;">Nội dung cột 1</div>

<div style="width: 33.3%; padding: 0 10px 0 0; float: left;">Nội dung cột 2</div>

<div style="width: 33.3%; padding: 0 10px 0 0; float: right;">Nội dung cột 3</div>

<div style="clear: both;"></div>

Trên đây là 2 code chia cột mình lấy từ bài trên trang hỗ trợ của WordPress. Trong các code này, độ rộng của các cột được tính theo đơn vị phần trăm (%). Nếu muốn thay đổi độ rộng của các cột trong code mẫu, các bạn hãy sửa lại giá trị của thuộc tính width trong code. Ví dụ, ở code chia 2 cột, nếu mình sửa độ rộng của cột thứ nhất thành 30% thì code của mình sẽ như sau:

<div style="width: 30%; padding: 0 10px 0 0; float: left;">Nội dung cột 1</div>

<div style="width: 40%; padding: 0 10px 0 0; float: right;">Nội dung cột 2</div>

<div style="clear: both;"></div>

🍇 Kết quả:

Nội dung cột 1

Nội dung cột 2

Hướng dẫn chèn bảng trong word press
Như mình đã nói ở trên, mình thích chia cột bằng cách dùng code tạo bảng hơn là dùng code chia cột như WordPress hướng dẫn. Lí do là nếu chia cột bằng cách dùng code tạo bảng thì ít xảy ra lỗi hơn, còn nếu dùng code chia cột thì có thể phải điều chỉnh lại độ rộng giữa các cột khá nhiều. Chi tiết về cách tạo bảng mình sẽ viết rõ hơn ở phần sau, phần này mình chỉ đưa code để các bạn chia cột thôi nhé
Hướng dẫn chèn bảng trong word press

Lưu ý: Các code chia cột dưới đây được mình mặc định với phông chữ Arial, cỡ chữ 16px, màu chữ đen và căn lề hai bên. Nếu các bạn muốn thay đổi các thuộc tính này, hãy đọc bài HTML và một số code HTML cơ bản cho blog WordPress để biết nhé

Hướng dẫn chèn bảng trong word press
Sau khi chèn code xong (cả code dùng thuộc tính float và code tạo bảng để chia cột), các bạn có thể thực hiện soạn thảo vào các cột như bình thường. Nhưng để thuận tiện và ít xảy ra lỗi hơn, các bạn không nên soạn thảo trực tiếp trên các cột mà hãy soạn thảo riêng nội dung từng cột sang một bài viết mới ở dạng bản nháp (Draft), sau đó mới sao chép code HTML của những phần soạn thảo riêng đó và dán vào phần nội dung của các cột.

🍇 Code chia 2 cột 🍇

Bấm vào đây để hiển thị code

<div style="font-family: Arial; font-size: 16px; color: black; text-align: justify; line-height: 1.5; word-break: break-word;"