Hợp đồng tập nghề là gì năm 2024

- Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc.

- Tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc.

Theo đó, cần phân biệt được học nghề và tập nghề, cụ thể:

- Đối với học nghề: là việc người học được dạy một cách bài bản về cả lý thuyết và thực hành nghề nghiệp, người học thường là người chưa có kiến thức hay kỹ năng trong nghề nghiệp và sẽ được đào tạo bởi người hướng dẫn/giáo viên, có giáo cụ, chương trình đào tạo và phương thức đào tạo cụ thể.

- Đối với tập nghề: người học là người đã có kiến thức nền, được hướng dẫn nghiêng về tính thực hành và được tiếp cận công việc thực tế, mục tiêu tập nghề là sau khi kết thúc thời gian học, người học có thể làm việc thành thạo tại một vị trí công việc nhất định.

2. Độ tuổi của người học nghề, tập nghề Độ tuổi mà pháp luật cho phép đối với người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là:

- Đủ 14 tuổi trở lên và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu học nghề, tập nghề đối với nghề, công việc có điều kiện lao động bình thường.

- Đủ 18 tuổi trở lên người học nghề, người tập nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, trừ lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao.

3. Hợp đồng đào tạo Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và không được thu học phí.

Cụ thể, căn cứ tại khoản 2 và 3 Điều 39 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, hợp đồng đào tạo trong trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp phải có các nội dung sau:

- Tên nghề đào tạo hoặc các kỹ năng nghề đạt được;

- Địa điểm đào tạo;

- Thời gian hoàn thành khoá học;

- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng;

- Thanh lý hợp đồng;

- Cam kết của người học về thời hạn làm việc cho doanh nghiệp;

- Cam kết của doanh nghiệp về việc sử dụng lao động sau khi học xong;

- Thỏa thuận về thời gian và mức tiền công cho người học trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian đào tạo;

- Các thoả thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

4. Thời gian học nghề, tập nghề - Đối với trường hợp học nghề: Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ, bảo đảm sự linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng người học.

- Đối với trường hợp tập nghề: Thời hạn tập nghề không quá 03 tháng.

Như vậy, có thể thấy: Khác với thời gian tập nghề được pháp luật giới hạn một khoảng thời gian cụ thể thì thời gian học nghề lại hoàn toàn phụ thuộc vào chương trình đào tạo do người sử dụng lao động thiết kế và xây dựng, cũng không có quy định nào về việc giới hạn khoảng thời gian học nghề.

Vì vậy để tránh bị doanh nghiệp lợi dụng quy định này để cố ý kéo dài thời gian nhận người học vào làm việc, trước khi ký vào hợp đồng đào tạo, người học cần xem xét kỹ thời gian của khóa học cũng như nội dung cam kết của doanh nghiệp về việc sử dụng lao động sau khi học xong.

5. Tiền lương, tiền công trong thời gian học nghề, tập nghề Tại khoản 5 Điều 61 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc trả tiền lương khi học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động như sau:

“Điều 61. Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động

...

5. Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, người tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận.”

Như vậy, dù là trong khoảng thời gian học nghề, tập nghề; người học vẫn có thể được trả lương nếu người này trực tiếp hoặc tham gia lao động. Mức lương sẽ do người học và người sử dụng lao động thỏa thuận và không bị chi phối bởi mức lương tối thiểu vùng (hai bên có thể thỏa thuận trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng).

“Học việc” có thể là cụm từ không còn mới đối với xã hội và thị trường lao động hiện nay. Trên thực tế, từ Bộ luật lao động năm 2012 đến Bộ luật lao động năm 2019 đều không có khái niệm “học việc” mà chỉ có “học nghề” và “tập nghề”. Vậy học nghề, tập nghề là gì? Bộ luật lao động năm 2019 có quy định gì về học nghề, tập nghề?

1. KHÁI NIỆM HỌC NGHỀ, TẬP NGHỀ

1.1. Khái niệm học nghề

Theo Khoản 1 Điều 61 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019:

“Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc.”

Theo đó, không có khái niệm “học việc” mà chỉ có “học nghề” ở Bộ luật lao động năm 2019. Học nghề, cũng có thể hiểu là học việc là hoạt động mà người sử dụng lao động thực hiện đào tạo nghề nghiệp chuyên môn cho người lao động, được thỏa thuận dưới hình thức hợp đồng đào tạo. Học nghề khác thử việc bởi hợp đồng học nghề là hợp đồng đào tạo trong khi hợp đồng thử việc thì không, người thử việc không hề được đào tạo như người học nghề, mà chỉ thử việc, làm những công việc như thỏa thuận hợp đồng.

1.2. Khái niệm tập nghề

Theo Khoản 2 Điều 61 Bộ luật lao động năm 2019:

“Tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc”

Tập nghề cũng tương tự với học nghề, điều khác biệt là đối với tập nghề, người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí làm tại nơi làm việc chứ không dậy kiến thức chuyên môn, lý thuyết. Tức là tập nghề thiên về thực hành và làm việc hơn so với học nghề. So với Bộ luật lao động năm 2012, Bộ luật lao động năm 2019 đã có khái niệm rõ ràng hơn về tập nghề, bởi Bộ luật lao động năm 2012 chỉ định nghĩa về học nghề mà không định nghĩa về tập nghề.

2.THỜI GIAN HỌC NGHỀ, TẬP NGHỀ

2.1. Thời gian học nghề

Theo quy định Khoản 1 Điều 61 Bộ luật lao động năm 2019:

“Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp”

2.2. Thời gian tập nghề

Theo quy định Khoản 1 Điều 61 Bộ luật lao động năm 2019:

“Thời hạn tập nghề không quá 03 tháng”

3. ĐIỀU KIỆN HỌC NGHỀ, TẬP NGHỀ

3.1. Điều kiện khi người sử dụng lao động tổ chức học nghề, tập nghề:

– Không được thu học phí: Nếu sử dụng lao động đào tạo người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì không được thu phí đối với người lao động, ngược lại, người sử dụng lao động sẽ không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (Khoản 3 Điều 61 Bộ luật lao động năm 2019)

– Chi trả chi phí đào tạo: Theo Khoản 3 Điều 62 Bộ luật lao động năm 2019, các khoản chi phí này bao gồm: Các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.

– Phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp (theo Khoản 3 Điều 61 Bộ luật lao động năm 2019: Nếu không ký hợp đồng đào tạo thì không thể coi đó là hoạt động học nghề, tập nghề, đồng thời do không có hợp đồng lao động nên cũng không thể coi là quan hệ lao động. Vì vậy, quyền lợi của người học nghề, tập nghề sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ngoài ra, trong quá trình tổ chức học nghề, tập nghề, không được lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật (Theo Khoản 4 Điều 8 Bộ luật lao động năm 2019)

3.2. Điều kiện đối với người học nghề, tập nghề:

  1. Trường hợp 1: Đối với các nghề, công việc thông thường (Khoản 4 Điều 61 Bộ luật lao động năm 2019)

– Có đủ 14 tuổi trở lên: Do người dưới 14 tuổi đang trong quá trình đào tạo phổ thông cơ bản. Pháp luật Việt Nam ưu tiên sự phát triển của trẻ em về thể chất và tinh thần. Nếu thực hiện học nghề trước 14 tuổi, trẻ em không thể có đủ thời gian vừa học tập kiến thức phổ thông cơ bản, vừa thực hiện học nghề, vừa có thời gian vui chơi.

– Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu học nghề, tập nghề: Việc chưa có quy định chính xác về đánh giá sức khỏe phù hợp với yêu cầu học nghề, tập nghề. Người sử dụng lao động có thể tự đặt ra các yêu cầu về sức khỏe phù hợp nhất với công việc.

  1. Trường hợp 2: Đối với các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành (trừ lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao) (khoản 4 điều 61 Bộ luật lao động năm 2019)

– Đủ 18 tuổi trở lên: Người dưới 18 tuổi không được làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định tại Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020. Tuy nhiên đối với các trường hợp như lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao, cần đào tạo lâu dài và thường xuyên nên trở thành trường hợp ngoại lệ.

Hợp đồng đào tạo nghề là gì?

Như vậy, hợp đồng đào tạo nghề được hiểu là sự giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản về quyền và nghĩa vụ giữa người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, lớp đào tạo nghề, tổ chức, cá nhân với người học tham gia các chương trình đào tạo thường xuyên quy định của pháp luật.

Tập nghề là gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 61 của Bộ Luật Lao động năm 2019, tập nghề được hiểu là quá trình mà nhà tuyển dụng tuyển chọn cá nhân để hướng dẫn và thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại địa điểm làm việc, nhằm chuẩn bị cho việc làm việc cho chính nhà tuyển dụng đó sau này.

Học nghề để làm việc cho người sử dụng là gì?

Điều 61 Bộ luật Lao động 2019 quy định: 1. Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Học nghề là học những gì?

Học nghề là quá trình đào tạo, hướng dẫn để giúp trang bị các điều kiện cần thiết cho người lao động. Ngoài ra, trong quá trình đào tạo, người học nghề hoàn toàn có thể kết hợp vừa học vừa làm, tự tạo ra việc làm, kiếm việc làm cho cho bản thân hay nâng cao chất lượng tay nghề trong quá trình lao động.