Hoàn thiện phương pháp đánh giá cán bộ công chức năm 2024

Thực chất công tác này trong những năm gần đây đã đạt được kết quả tích cực hơn. Tuy nhiên, việc đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức vẫn còn chưa sát với thực tiễn, chưa căn cứ vào sản phẩm đầu ra và chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Từ thực trạng trên, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, trong thời gian tới, để đảm bảo đánh giá cán bộ công chức, viên chức được tốt hơn cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo đồng bộ, liên thông, xuyên suốt; cần tập trung hoàn thành xong việc xác định vị trí việc làm, khung năng lực để có cơ sở đánh giá công chức, viên chức; bộ quản lý ngành, lĩnh vực của địa phương cần căn cứ vào quy định chung để đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức của đơn vị mình.

Về vấn đề tinh giản biên chế tác động tới cải cách tiền lương được đại biểu Tao Văn Giót (Lai Châu) đề cập, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, chúng ta đã giảm tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp, giảm biên chế để cải cách hệ thống tổ chức bộ máy, cải cách đội ngũ công chức, viên chức. Công tác này có tác động lớn, giúp tạo điều kiện nâng lương cho đội ngũ, tiết kiệm được nguồn kinh phí lớn để tạo nguồn lực thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Giai đoạn vừa qua, mặc dù đã có sự nỗ lực vượt bậc trong việc tinh gọn bộ máy, giảm số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, tuy nhiên, cũng có tình trạng cào bằng, giảm theo hướng cơ học ở một vài nơi. Công tác này sẽ còn được đẩy mạnh thực hiện trong thời gian tới…

Hoàn thiện phương pháp đánh giá cán bộ công chức năm 2024
Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai Lê Hoàng Hải đặt câu hỏi chất vấn. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Đại biểu Lê Hoàng Hải (đoàn Đồng Nai) đặt câu hỏi về phương án giải quyết tình trạng nhiều cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước các lĩnh vực nhưng chưa được giao biên chế sự nghiệp nên quá trình thực hiện gặp nhiều vướng mắc, nhất là đối với khối cơ quan thực hiện chức năng xử phạt vi phạm hành chính như Thanh tra giao thông, Thanh tra xây dựng… Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Nội vụ cho biết thực trạng một số cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước nhưng lại giao biên chế viên chức đã tồn tại từ lâu, chủ yếu ở các đơn vị có khả năng tự chủ. Quá trình phối hợp giữa Bộ Nội vụ với các đơn vị chức năng của các bộ ngành như Giao thông Vận tải, Tài nguyên Môi trường chưa chặt chẽ.

Hiện toàn quốc còn khoảng 7.700 biên chế viên chức nhưng đang thực hiện chức năng quản lý nhà nước; trong đó ở cấp Trung ương có hơn 2.000 người, địa phương hơn 5.000 người, chủ yếu rơi vào ngành nông nghiệp, kiểm lâm, kiểm ngư. Vì vậy, Bộ Nội vụ đã báo cáo Ban chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế xem xét, đánh giá cụ thể, để chuyển đổi biên chế từ viên chức sang công chức. "Chúng tôi xin tiếp thu và sẽ tham mưu sớm về vấn đề này", Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nói.

Về vấn đề biên chế cấp phường ở một số địa phương, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, tới đây, Bộ Nội vụ sẽ báo cáo sơ kết 3 năm việc thực hiện chính quyền đô thị, báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến để sửa đổi số biên chế thuộc khối phường, lãnh đạo cấp ủy để trở thành biên chế cấp quận, đảm bảo công bằng hợp lý cho đội ngũ cấp phường.

Tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà đã trả lời về việc giao số lượng biên chế viên chức sự nghiệp những năm qua đã làm cho nhiều địa phương không thể bố trí giáo viên theo đúng định mức, vị trí việc làm, dẫn đến tình trạng nhiều điểm trường, điểm lớp ở vùng biên giới, biển đảo, vùng sâu, vùng xa thiếu giáo viên và bố trí giáo viên không đúng việc làm.

Trả lời nội dung này, Bộ trưởng cho biết, thực chất việc giao biên chế viên chức hằng năm Bộ Nội vụ không có thẩm quyền, Bộ chỉ đề xuất tham mưu cho Chính phủ bổ sung biên chế giáo viên đáp ứng theo yêu cầu có học sinh, phải có giáo viên. Tới đây, Bộ Nội vụ tiếp tục kiến nghị sửa đổi cho phù hợp hơn về nội dung này, đề nghị giao biên chế trên cơ sở định mức, các địa phương cần sắp xếp lại quy mô hệ thống trường lớp, giảm bớt các điểm trường lẻ để giảm đầu mối, giảm biên chế giáo viên…

Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức (Hình từ Internet)

Ngày 12/5/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 77/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới.

Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức

Theo đó, Chính phủ yêu cầu hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm, tiêu chuẩn nghiệp vụ, tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao bằng sản phẩm cụ thể và sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp.

Đồng thời, tập trung phát triển toàn diện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của nền hành chính quốc gia; cải cách mạnh mẽ chế độ công vụ, công chức

Ngoài ra, để tiếp tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ, chính quyền địa phương; xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ Nhân dân, chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, Chính phủ còn đưa ra một số nhiệm vụ sau đây:

- Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ, chính quyền địa phương theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;

Tổ chức các bộ, các cơ quan chuyên môn đa ngành, đa lĩnh vực; giảm hợp lý số lượng các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

- Tăng cường vai trò, nâng cao trách nhiệm của bộ trưởng với tư cách thành viên Chính phủ trong quản lý vĩ mô và xây dựng chính sách.

- Thực hiện nguyên tắc một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm chính, các cơ quan có liên quan phối hợp thực hiện; từng bước xóa bỏ cơ chế phối hợp liên ngành, gắn với việc xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu.

- Phát huy đầy đủ vị trí, vai trò của Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội;

Đề cao tính chủ động, sáng tạo, tập trung vào quản lý vĩ mô, xây dựng chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, công cụ kiểm tra, giám sát, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, kỷ luật, kỷ cương, hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính quốc gia.

- Đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tập trung quản lý phát triển; bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự tham gia của người dân.

....

Tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước

Các nhiệm vụ, giải pháp nhằm phát huy vai trò của Chính phủ trong việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, hiệu quả, bảo đảm yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững, bao gồm:

- Rà soát sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, tạo cơ sở pháp lý thực hiện nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

- Tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc, khơi dậy, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

- Tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa kịp thời, đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng và quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; nội luật hóa các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

- Tăng cường xây dựng các đạo luật có nội dung cụ thể, hiệu lực trực tiếp; khắc phục tình trạng luật thiếu tính ổn định, chậm ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.

Xem thêm nội dung tại Nghị quyết 77/NQ-CP ngày 12/5/2023.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].