Hoa mắt chóng mặt ù tai khi mang thai

Bị ù tai khi mang thai là tình trạng không phải hiếm gặp ở các mẹ bầu. Nếu trong quá trình mang thai mà gặp phải hiện tượng này thì hầu hết các chị em sẽ rất lo lắng,khó chịu...Điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.

1.    Ù tai là gì:

Ù tai được mô tả khi thấy những âm thanh lạ như tiếng ve kêu trong tai. Đôi khi, các âm thanh có thể được phân loại thành âm thanh huýt sáo, tiếng rít hoặc tiếng chuông reo. Tình trạng này có thể xuất hiện tạm thời trong khoảng vài ngày rồi tự hết nhưng cũng có thể kéo dài liên tục, gây khó chịu. Chứng ù tai thường gặp ở nhiều lớn tuổi, đặc biệt là những người từ 50 tuổi trở lên. Nó cũng xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Ngoài ra, chứng ù tai cũng có thể gặp khi mẹ mang thai và đây là một tình trạng khá phổ biến. Ù tai có thể xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ nhưng cũng có thể kéo dài đến hết thai kỳ, thậm chí cả sau khi sinh.

2.    Nguyên nhân bà bầu bị ù tai:

Dấu hiệu của chứng ù tai khi mang thai là mẹ bầu thường có cảm giác mệt mỏi, có tiếng động lạ trong tai với mức độ ngày càng nhiều. Hiện tượng ù tai ở bà bầu cũng hay xuất hiện vào các thời điểm khác nhau trong ngày.


Hoa mắt chóng mặt ù tai khi mang thai

Hầu hết các mẹ bầu đều có chứng ù tai khi mang thai 

Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này là do bà bầu bị thiếu máu hoặc là do dấu hiệu cho thấy mẹ đang hoạt động quá sức, mệt mỏi. Khi thiếu máu thì lượng oxy vận chuyển lên não sẽ không đủ rất dễ dẫn đến tình trạng bị ù tại. Bên cạnh đó nguyên nhân bà bầu ù tai do thiếu sắt thì cũng có rất nhiều nguyên nhân tác động khác như: - Ù tai thường xuyên xảy ra nếu mẹ bầu thường sống trong môi trường bị viêm nhiễm tiến ồn nặng. - Trường hợp bà bầu đã và đang bị đau tai, viêm tai giữa. - Do mẹ bầu bị rối loạn các tuần hoàn hô hấp thiếu lượng oxy chuyển lên não.

- Những mẹ ít ăn rau củ, trái cây và bị thiếu vitamin C dễ bị ù tai.

3.     Cách điều trị ù tai ở bà bầu:

Theo các bác sĩ chuyên khoa thì tình trạng bà bầu bị ù tai nhất thời nếu chưa từng bị trước đó thì chỉ là triệu chứng xảy ra khi mang thai và không cần điều trị. Nhưng ngay khi có dấu hiệu ù tai thì mẹ bầu nên đi thăm khám để biết chắc chán nguyên nhân để có phương hướng điều trị thích hợp. Các xét nghiệm sẽ cho mẹ bầu biết rằng cơ thể đang thiếu máu, thiếu vitamin C hay do mẹ bầu bị viêm tai giữa hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác. Ngoài ra, các chị em cũng nên lưu ý đến chế độ luyện tập, nghỉ ngơi đều đặn để giữ tinh thần lạc quan, duy trì các bài tập thể dục nhẹ nhàng để hệ thần kinh thính giác khỏe mạnh. Tập yoga hay bơi lội cũng là một trong những cách vận động được nhiều mẹ bầu đánh giá có hiệu quả tích cực đối với chứng ù tai.

Tuyệt đối tránh xa các chất kích thích trong thời gian này. Để thư giãn đầu óc, các mẹ hạn chế tiếp xúc với những nơi có tiếng ồn cường độ mạnh và không nên tự ý uống bất ỳ loại thuốc nào. Nếu uống phải theo sự chỉ định của bác sĩ bởi thuốc có thể gây ra những tác hại nguy hiểm cho thai nhi.


Hoa mắt chóng mặt ù tai khi mang thai

Luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng cũng giúp mẹ hạn chế hiện tượng giảm ù tai khi mang thai

4.    Mẹo chữa ù tai cho bà bầu:

Các bà bầu bị ù tai có thể áp dụng những phương pháp điều trị chứng ù tai theo dân gian vô cùng hiệu quả sau. Chỉ cần kiên trì thực hiện mỗi ngày thì mẹ bầu không còn khó chịu với triệu chứng này khi mang thai nữa.
-    Chườm muối tai: Mẹ bầu chuẩn bị 1 chén muối hột và 1 túi chườm. Đầu tiên mẹ hãy rang muối hột trên bếp cho nóng. Tiếp sau đó cho vào túi rồi chườm lên tai khi còn ấm, mỗi lần chườm kéo dài 15 phút, mỗi ngày mẹ thực hiện 2 lần cho đến khi tai hết ù là được.

-    Phương pháp ấn huyệt cho tai:

Cách ấn huyệt lên tai cũng đem lại hiệu quả tương tự. Trước tiên mẹ nên đặt hai lòng bàn tay lên hai tai, từ từ xoa vành tai theo hình tròn trong 1 phút sao cho hai tai có cảm giác nóng lên. Sau đó, dùng ngón tay giữa bịt vào lỗ tai rồi kéo tay ra, làm nhanh lặp đi lặp lại khoảng 50 lần. Như vậy các bà bầu bị ù tai cách tốt nhất để điều trị đó là đầu tiên các mẹ phải bổ sung chất sắt, điều chỉnh lại quá trình nghỉ ngơi chế độ dinh dưỡng, tích cực tập những động tác massage cho tai và dây thần kinh để kích thích lưu thông máu và oxy. Đồng thời các mẹ cũng nên đến bệnh viện khám để tìm ra nguyên nhân chính xác nhất và chữa trị kịp thời.

Nhằm chia sẻ gánh nặng về tài chính cho các mẹ bầu khi sinh con, trong tháng 9 này (5/9 - 28/9), bệnh viện Bảo Sơn triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt mùa Trung thu:


-         Giảm ngay 5 triệu đồng -         Miễn phí giường gấp cho người nhà -         Tặng bộ ảnh newborn cho bé -         Tặng bộ quà sơ sinh giá trị

-         Đặc biệt, những mẹ bầu sinh mổ sẽ được tặng chi phí ăn ngủ cho người nhà trong suốt quá trình lưu viện trị giá tới 2 triệu đồng.


Nếu mẹ bầu nào còn băn khoăn về dịch vụ Thai sản trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, hãy liên hệ ngay Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí.
>>> xem thêm: 

hình ảnh siêu âm thai 9 tuần
phòng khám phụ khoa ở đâu

Ngay từ thời gian đầu mang thai thì bà bầu đã gặp nhiều vấn đề thay đổi và khó chịu như buồn nôn, nôn, chán ăn, thay đổi tâm trạng liên tục… Một số bà bầu bị chóng mặt và ù tai khiến mẹ khá lo lắng. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì và mẹ làm sao để khắc phục?

Vì sao bà bầu bị chóng mặt và ù tai?

Việc bà bầu bị chóng mặt và ù tai sẽ khiến mẹ cảm thấy cực kỳ khó chịu, nhất là khi các triệu chứng cứ kéo dài. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do bà bầu bị thiếu máu. Khi thiếu máu, số lượng tế bào hồng cầu trong cơ thể của mẹ sẽ bị giảm, làm giảm đáng kể khả năng vận chuyển oxy của máu nên khiến các cơ quan cũng bị thiếu thốn theo. Do đó bà bầu bị chóng mặt, ù tai, đánh trống ngực và mệt mỏi hơn…

Ngoài ra, việc bà bầu mang thai và phải đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi thì lượng máu cũng tăng lên, tim làm việc nhiều hơn và gây ra các triệu chứng chóng mặt, ù tai.

Một nguyên nhân khác gây ra ù tai nữa là do một số bệnh lý của cơ thể chẳng hạn như tiểu đường, cường giáp, các bệnh truyền nhiễm khác nhau… Nên nếu mẹ thấy mình bị chóng mặt và ù tai kéo dài thì có thể đi khám để biết được nguyên nhân chính xác và điều trị kịp thời.

Hoa mắt chóng mặt ù tai khi mang thai

Ảnh hưởng khi bà bầu bị chóng mặt và ù tai

Nếu bà bầu bị chóng mặt và ù tai, tình trạng không được cải thiện mà còn kéo dài thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm trạng của bà bầu. Mẹ sẽ trải qua nhiều cảm xúc không tốt như lo lắng, trầm cảm, hoảng sợ, lo lắng, buồn bực, lo lắng… Khi cảm xúc tiêu cực thì sức khỏe của mẹ và thai nhi cũng có một số ảnh hưởng nhất định.

Bà bầu bị chóng mặt và ù tai có thể làm ảnh hưởng đến thính giác, khiến mẹ khó có thể nghe được người khác đang nghe gì, tiếng động gì ở gần mình, lâu ngày thì sẽ gây suy giảm thính lực.

Bà bầu sẽ bị ảnh hưởng đến giấc ngủ, đặc biệt là gây khó ngủ khi về đêm. Ngay cả khi mẹ đã chìm vào trong giấc ngủ rồi thì việc ù tai cũng dễ làm mẹ bị thức giấc, lâu dài gây ra suy nhược thần kinh và các vấn đề sức khỏe khác.

Hoa mắt chóng mặt ù tai khi mang thai

Cách giảm chóng mặt và ù tai cho bà bầu

Khi các triệu chứng bà bầu bị chóng mặt và ù tai thì hẳn mẹ sẽ cảm thấy khó chịu nhiều, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt. Mẹ có thể áp dụng một số cách dưới đây để cải thiện tình hình:

  • Duy trì cảm xúc ổn định: nhiều mẹ bầu sẽ lo lắng quá mức về việc mang thai và chăm con, cũng ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe. Nên mẹ cần điều chỉnh tâm trạng, học cách thư giãn, đọc sách thai giáo, nghe nhạc nhiều hơn, đi dạo… để tinh thần ổn định nhé.

  • Không cần ăn quá nhiều: có mẹ nghĩ rằng việc bà bầu bị chóng mặt và ù tai là do thiếu chất dinh dưỡng nên sẽ cố gắng ăn nhiều hơn. Điều này là không cần thiết vì có thể tạo thêm gánh nặng cho cơ thể và khiến mẹ bị tăng cân mất kiểm soát. Mẹ nên ăn đủ chất là được, uống nhiều nước, bổ sung một số thực phẩm chứa sắt và nghỉ ngơi đầy đủ.

  • Giảm việc ăn một số thực phẩm không tốt như đồ ăn chứa dầu mỡ, đồ ăn chứa nhiều chất béo cao như nội tạng động vật, bơ, đồ chiên rán, thịt mỡ…

Sau cùng, nếu tình trạng bà bầu bị chóng mặt và ù tai không thuyên giảm thì mẹ có thể đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị đúng cách hơn nhé.

Trong thời kỳ mang thai, bà bầu có thể gặp các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, toát mồ hôi, buồn nôn thậm chí bị tụt huyết áp. Điều này rất nguy hiểm cho mẹ bầu do có thể có nguy cơ bị trượt ngã, xỉu, gặp tai nạn khi đi lại. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hiện tượng này và cách xử lý khi mắc phải để đảm bảo an toàn cho hai mẹ con.

Có nhiều nguyên nhân có thể gây hoa mắt chóng mặt toát mồ hôi cho bà bầu. Do khi mang thai cơ thể người mẹ xảy ra nhiều thay đổi để thích ứng với tình trạng mang thai như giãn nở mạch máu, tăng giảm hormone, thay đổi trạng thái thần kinh. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như thay đổi tư thế đột ngột, chế độ ăn uống nghỉ ngơi không hợp lý, nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột cũng có thể làm mẹ bầu bị cảm thấy chóng mặt, hoa mắt.

Hoa mắt chóng mặt ù tai khi mang thai
Có nhiều lý do khiến bà bầu hoa mắt chóng mặt

Hệ thống mạch máu sẽ xuất hiện cơ chế giãn nở để đưa máu đến nuôi dưỡng thai nhi tốt hơn. Cơ thể liên tục phải tăng áp lực máu để cung cấp kịp thời dinh dưỡng cho bào thai cũng như hệ thống tim mạch của cơ thể. Tim và hệ tuần hoàn phải hoạt động nhiều hơn, tim đập nhanh hơn, lượng máu của cơ thể mẹ cũng tăng thêm.

Hoạt động điều tiết hormone của cơ thể có thay đổi, nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể tăng cao hơn. Hệ thần kinh cũng liên tục phải tự điều chỉnh để thích ứng với các thay đổi trong cơ thể người mang thai.

Những thay đổi này đều có thể dẫn tới hiện tượng hoa mắt chóng mặt ở mẹ bầu khi các hệ thống trong cơ thể không điều chỉnh kịp thời để cân bằng các trạng thái của cơ thể.

Thay đổi tư thế đột ngột sẽ gây tụt huyết áp và gây choáng váng, chóng mặt, hoa mắt, thường gặp ở mẹ bầu trong thời kỳ mang thai. Khi mang thai, tử cung phát triển lớn dần, chèn ép các tĩnh mạch chủ từ chân về tim, làm chậm lưu thông máu ở chân và làm hạn chế dòng máu chảy về tim khiến bà bầu bị hoa mắt, chóng mặt.

Chế độ ăn uống nghỉ ngơi không hợp lý khiến, không cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi khiến bà bầu bị thiếu máu, hạ đường huyết, chóng mặt, toát mồ hôi, thậm chí ngất xỉu.

Nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột, cơ thể mẹ hoạt động quá mức, hay lo lắng cũng dẫn đến tuần hoàn và thần kinh phải điều chỉnh đột ngột cũng có thể gây hoa mắt, chóng mặt.

Khi mang thai, mọi thay đổi của cơ thể người mẹ đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, nếu mẹ bầu thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt sẽ gây ảnh hưởng đến em bé trong bụng mẹ. Nếu được kiểm soát và điều trị kịp thời mẹ bầu và thai nhi vẫn có thể phát triển bình thường và an toàn vượt cạn. Tuy nhiên nếu chủ quan, không theo dõi điều trị tốt có thể gây ra những tác động không tốt đến thai nhi.

Một số ảnh hưởng có thể gặp khi mẹ bầu thường xuyên hoa mắt chóng mặt như mẹ bầu bị mệt mỏi, chán ăn, sức khỏe suy yếu, tinh thần sa sút. Sức khỏe của mẹ bầu suy giảm làm ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé. Không những thế, các triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu có nguy cơ bị tiền sản nhật, nhất là những bà bầu tuổi trên 40. Tiền sản giật rất nguy hiểm, đi kèm tiền sản giật là bệnh huyết áp, protein niệu cao, bị phù chân, tay, mặt và toàn thân. Do đó cần khắc phục kịp thời khi có triệu chứng này xuất hiện.

Nếu bị hoa mắt, chóng mặt mẹ bầu cần phải tìm ngay biện pháp khắc phục để nhanh chóng hết tình trạng này nhằm hạn chế làm ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và con. Dưới đây là một số các xử lý thường được áp dụng khi gặp phải tình trạng này trong thời gian mang thai.

Khi bị các triệu chứng này rất dễ xảy ra tình trạng ngất xỉu, té ngã vì vậy khi cảm thấy có dầu hiệu này mẹ bầu cần nghỉ ngơi, ổn định trạng thái của cơ thể, hít sâu thở đều để cơ thể trở về trạng thái bình thường.

Nếu nằm ngửa quá lâu lúc mang thai sẽ gây áp lực lớn lên cột sống và các cơ quan ngũ tạng trong toàn cơ thể dẫn tới lưu thông máu bị trì trệ. Không những thế, hay nằm ngửa còn khiến huyết áp giảm, nhịp tim tăng và tăng tình trạng hoa mắt, chóng mặt. Cách nằm tốt nhất là nằm nghiêng bên trái, kê một cái gối mỏng dưới hông.

Hoa mắt chóng mặt ù tai khi mang thai
Tứ thế ngủ đúng giúp bà bầu đỡ gặp hoa mắt chóng mặt

Mẹ bầu nên thường xuyên uống đủ nước, khoảng 2 lít/ngày. Ăn uống khoa học, có thể ăn làm nhiều bữa để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và con.

Thiếu máu là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu hoa mắt chóng mặt. Khi mang thai, nhu cầu sử dụng sắt, acid folic để tạo máu của cơ thể tăng vì vậy cần bổ sung đầy đủ để đảm bảo không gây thiếu máu do thiếu sắt cũng như các vitamin khác.

Các thông tin trên đã giải thích tại sao bà bầu bị hoa mắt chóng mặt thậm chí toát cả mồ hôi cũng như cách xử lý khi mắc phải những triệu chứng này. Hy vọng rằng các mẹ bầu trang bị cho mình đủ kiến thức để chăm sóc bản thân và thai nhi được khỏe mạnh và sẵn sàng để đón bé chào đời.

Nguồn: Sonapharm.vn