Hồ sơ mời thầu yêu cầu giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy

Theo quy định của pháp luật các ngành, nghề kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy năm 2020 bao gồm những ngành nghề như sau:

  • Tư vấn thiết kế ;
  • Tư vấn thẩm định;
  • Tư vấn giám sát;
  • Tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật;
  • Thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy;
  • Tư vấn chuyển giao công nghệ phòng cháy và chữa cháy;
  • Sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy;
  • Huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy;
  • Kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa cháy.

Điều kiện cụ thể kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy

  • Người đứng đầu doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của cơ sở phải có văn bằng, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.
  • Doanh nghiệp, cơ sở phải có cá nhân đủ điều kiện hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy, cụ thể:
    • Có ít nhất 01 cá nhân có chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế; tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điểm b, c Khoản 3 Điều 47 Nghị định này.
    • Có ít nhất 01 cá nhân đảm nhiệm chức danh chủ trì thiết kế, thẩm định, giám sát, kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Khoản 4 Điều 47 Nghị định này.
    • Có ít nhất 01 người có trình độ đại học chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ đại học chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy ít nhất 06 tháng.
    • Có ít nhất 01 chỉ huy trưởng thi công về phòng cháy và chữa cháy.
    • Có ít nhất 02 người có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hoạt động kinh doanh thiết bị PCCC
  • Có địa điểm hoạt động; phương tiện, thiết bị, địa điểm bảo đảm thực hiện tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, tư vấn chuyển giao công nghệ; phương tiện, thiết bị phục vụ huấn luyện, địa điểm tổ chức huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
  • Có địa điểm hoạt động và cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, máy móc bảo đảm cho việc thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy.
  • Có địa điểm hoạt động và cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa cháy.

Thành phần hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy

  • Văn bản đề nghị cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy (Mẫu PC21 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an);
  • Bản sao (có công chứng hoặc có bản gốc kèm theo để đối chiếu) giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của doanh nghiệp, cơ sở;
  • Danh sách cá nhân có chứng chỉ về phòng cháy chữa cháy phù hợp với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy của doanh nghiệp, cơ sở; có kèm theo bản sao chứng chỉ và bản sao (có công chứng hoặc có bản gốc kèm theo để đối chiếu) quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của từng cá nhân;
  • Bản sao (có công chứng hoặc có bản gốc kèm theo để đối chiếu) văn bằng chứng nhận về trình độ chuyên môn của cá nhân;
  • Văn bản chứng minh về điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh.

Quý khách hàng có nhu cầu xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy vui lòng liên hệ tới Luật Việt An để được hỗ trợ nhanh nhất!

Bài viết liên quan

Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp tỉnh. Trường hợp ủy quyền cho một cá nhân, đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo. Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ: Nếu hồ sơ hợp lệ và đủ thành phần thì viết phiếu biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ; Nếu hồ sơ không hợp lệ và thiếu thành phần thì trả lại và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung hoàn chỉnh.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày tết, lễ).

Bước 3: Cá nhân, tổ chức phối hợp với cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp tỉnh trong việc kiểm tra các điều kiện về địa điểm hoạt động, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh.

Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên phiếu biên nhận hồ sơ, cá nhân, tổ chức đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả.

Có cần chứng chỉ phòng cháy chữa cháy trong hồ sơ mời thầu. Quy định về việc đánh giá hồ sơ mời thầu.

Hồ sơ mời thầu yêu cầu giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy

Có cần chứng chỉ phòng cháy chữa cháy trong hồ sơ mời thầu. Quy định về việc đánh giá hồ sơ mời thầu.

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi có vấn đề xin được nêu ra nhờ các luật sư tư vấn như sau: Hiện nay chúng tôi đang tổ chức đấu thầu gói thầu Phòng cháy chữa cháy (PCCC) theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP, tại điều 43, 47, 48, 50 có quy định người đứng đầu doanh nghiệp phải có văn bằng và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về PCCC. Khoản 2 điều 50 cũng có quy định: sau 36 tháng kể từ ngày Nghị định 79/2014/NĐ-CP có hiệu lực (đến 15/9/2017) thì DN kinh doanh về PCCC bắt buộc phải tuân thủ các quy định tại Nghị định 79/2014/NĐ-CP. Tuy nhiên, xét tại thời điểm hiện nay chưa đủ 36 tháng theo quy định tại điều 50, Nghị định 79/2014/NĐ-CP, bên mời thầu đưa yêu cầu tiêu chí đánh giá về người đứng đầu doanh nghiệp phải có văn bằng, chứng chỉ như trên có phù hợp hay không? Có thể chưa xét hoặc bỏ qua tiêu chí đánh giá trên khi đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà thầu hay không? Mong các luật sư hồi âm sớm. Xin chân thành cảm ơn các luật sư!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Căn cứ Điều 43 Nghị định 79/2014/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với doanh nghiệp, cơ sở thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy như sau:

– Người đứng đầu doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của cơ sở phải có văn bằng, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.

– Có ít nhất 01 chỉ huy trưởng thi công về phòng cháy và chữa cháy.

– Có địa điểm hoạt động và cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, máy móc bảo đảm cho việc thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy.

Xem thêm: Quy định về đề nghị làm rõ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu

Khoản 1, Khoản 2 Điều 50 Nghị định 79/2014/NĐ-CP quy định việc xử lý đối với doanh nghiệp, cơ sở đang kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy và cá nhân đã được cấp chứng chỉ hành nghề về phòng cháy và chữa cháy trước ngày Nghị định 79/2014/NĐ-CP có hiệu lực như sau:

– Kể từ ngày Nghị định 79/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp, cơ sở đang kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy phải đến cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy để được xác nhận và cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.

– Sau 36 tháng, kể từ ngày Nghị định 79/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, nếu doanh nghiệp, cơ sở không đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Nghị định 79/2014/NĐ-CP thì phải chấm dứt kinh doanh về lĩnh vực này.

Hồ sơ mời thầu yêu cầu giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Như vậy, bên mời thầu đưa yêu cầu tiêu chí đánh giá về người đứng đầu doanh nghiệp phải có văn bằng, chứng chỉ trong trường hợp của bạn là hoàn toàn hợp lý để chứng minh tư cách hợp lệ của công ty bạn.

Khoản 2 Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định: Hồ sơ mời thầu phải quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá). Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

Như vậy, theo quy định tại Nghị định 79/2014/NĐ-CP, đối với các doanh nghiệp kinh doanh phòng cháy chữa cháy thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy, thời hạn 36 tháng đặt ra chỉ là lộ trình phải có chứng chỉ theo yêu cầu, do đó nếu trong hồ sơ dự thầu đơn vị bạn không có chứng chỉ phòng cháy, chữa cháy thì có thể bị loại vì không đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu.

Xem thêm: Chí phí thẩm định hồ sơ mời thầu, thẩm định kết quả hồ sơ dự thầu