Hiện tượng xâm thực bơm là gì năm 2024

Hiện tượng xâm thực xảy ra rất nhiều khi chúng ta sử dụng máy bơm nước để bơm nước cấp cho sinh hoạt và hoạt động sản xuất. Tuy nhiên định nghĩa về hiện tượng xâm thực khi tìm hiểu trên mạng còn rất mơ hồ làm cho người dùng khó hiểu.

Hôm nay chúng tôi sẽ nói tóm tắt lại về định nghĩa hiện tượng xâm thực là gì để cho bạn có thể dễ dàng hình dung ra được hiện tượng xâm thực, và bạn cũng sẽ học được cách khắc phục hiện tượng xâm thực máy bơm nước.

Xem thêm: máy bơm ly tâm là gì

Hiện tượng xâm thực hay còn có tên gọi khác là hiện tượng khí thực, là hiện tượng ăn mòn do bọt khí được tạo ra trong quá trình bơm nước. Hiện tượng này xảy ra thường xuyên khi chất lỏng được bơm có sự thay đổi lớn về vận tốc dẫn đến tạo ra bọt khí. Thông thường hiện tượng xâm thực thường xảy ra với dòng máy bơm ly tâm như máy bơm nước Pentax Ý, máy bơm nước Ebara, máy bơm nước NTP,… những loại máy bơm nước có công suất lớn, hiện tượng xâm thực trong máy thủy lực.

Thêm một khái niệm hiện tượng xâm thực là: khi áp suất tĩnh ở một vùng nào đó của dòng chảy giảm bằng hoặc nhỏ hơn áp suất hóa hơi, ở nơi áp suất bị giảm sẽ làm cho chất lỏng bị tăng nhiệt độ dẫn đến chất lỏng sôi tạo ra bọt khí. Các bọt khí này sẽ di chuyển với tốc độ cao do sử dụng bơm ly tâm có công suất lớn, bọt khí sẽ va đập thủy lực cục bộ vào phốt bơm gây ra tình trạng rung lắc và gây tiếng ốn.

Hiện tượng xâm thực bơm là gì năm 2024
Hình ảnh hiện tượng xâm thực là gì

Nguyên nhân của hiện tượng xâm thực bơm ly tâm

  • Do vị trí đặt máy bơm nước cao hơn so với mực nước biển, do đó những máy bơm nước ly tâm sử dụng ở khu vực miền núi, Tây Nguyên dễ xảy ra hiện tượng xâm thực hơn so với khu vực đồng bằng
  • Do nhiệt độ môi trường cao hơn so với thiết kế của nhà sản xuất khuyến cáo
  • Tốc độ dòng chảy qua máy bơm nước càng lớn sẽ càng dễ gây ra hiện tượng xâm thực
  • Cột áp (cột nước) của máy bơm nước đẩy thấp là nguyên nhân làm giảm áp suất làm tạo các bọt khí
  • Tổn thất trong đường ống đầu vào (ống hút) của máy bơm nước càng lớn thì nguy cơ bị hiện tượng xâm thực càng cao
  • Thiết kế cánh bơm cũng có ảnh hưởng đến hiện tượng xâm thực máy bơm, nếu bề mặt cánh gồ ghề, không được nhẵn thì khi quay sẽ làm tạo ra các bọt khí, mặt khác kiểu dáng của cánh cũng góp phần gây ra hiện tượng máy bơm bị khí xâm thực
  • Khi máy bơm đang hoạt động mà bị thay đổi hướng dòng chảy hay dừng máy đột ngột sẽ làm phát sinh bọt khí va đập thủy lực làm cho dòng chảy bị tách khỏi cánh quạt máy bơm cũng phát sinh bọt khí xâm thực
  • Khi máy bơm đang bị xâm thực gây rung lắc nếu không được khắc phục thì các bọt khí có trong dòng chảy sẽ bị vỡ ra, làm tăng giảm áp lực có chu kỳ, tăng tần số dẫn đến hiện tượng xâm thực càng nặng hơn
    Hiện tượng xâm thực bơm là gì năm 2024
    Hình ảnh hiện tượng xâm thực trong bơm ly tâm

Xem thêm:

  • Ý nghĩa các thông số của máy bơm
  • Nên mua máy bơm nước hãng nào
  • Nguyên lý làm việc của máy bơm nước
  • Nguyên nhân máy bơm lên nước yếu
  • Các lỗi thường gặp của máy bơm nước

Làm sao biết máy bơm nước bị hiện tượng xâm thực

Khi máy bơm nước bị hiện tượng xâm thực thì sẽ xảy ra một trong các tình trạng sau đây

  • Máy bơm nước bị xâm thực sẽ tạo ra tiếng ồn rất lớn, gây khó chịu cho người dùng
  • Bơm nước bị rung lắc mạnh, điều này có thể làm cho việc bơm nước không được ổn định, gãy đế bơm
  • Điện năng sử dụng của bơm tăng nhanh đột ngột, bạn có thể so sánh hóa đơn tiền điện hàng tháng để nhận biết
  • Lưu lượng nước được bơm không ổn định hoặc giảm đột ngột do hiện tượng xâm thực gây ra

Nếu cứ sử dụng máy bơm nước bị xâm thực trong thời gian dài mà không được bảo trì, sửa chữa và khắc phục sẽ làm máy bơm nước bị hư hỏng, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh

Cách khắc phục hiện tượng xâm thực, khí thực

Hiện tượng xâm thực máy bơm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sản xuất, kinh doanh, chính vì vậy mà bạn cần phải khắc phục ngay khi phát hiện ra sự cố bọt khí xâm thực. Dưới đây là cách khắc phục triệt để tình trạng xâm thực máy bơm

Trong quá trình lựa chọn bơm, chúng ta thường ít để ý kiểm tra yếu tố gây xâm thực cho bơm. Trong khi nếu để hiện tượng xâm thực xảy ra cho bơm thì hậu quả sẽ gây ra các tổn thất về năng lượng hoặc nặng hơn có thể gây hư hỏng nặng cho bơm nếu việc chạy bơm liên tục và lâu dài.

  1. Xâm thực và NPSH:

Xâm thực xuất hiện trong bơm khi áp suất thấp hơn áp suất bốc hơi của chất lỏng. Khi áp suất ở phía hút sụt xuống dưới áp suất bốc hơi của chất lỏng, (Hình 2, chấm vàng), các bong bóng hơi được hình thành. Các bong bóng này phát nổ khi áp suất tăng (Hình 2, chấm đỏ). Việc tạo thành và phá hủy các bong bóng hơi này một cách liên tục gây hậu quả là cánh bơm, buồng bơm có thể bị phá hủy, ăn mòn. Tốc độ gây hư hỏng cho cánh bơm phụ thuộc vào tính chất của vật liệu cấu tạo của bơm và cánh bơm.

Hiện tượng xâm thực bơm là gì năm 2024
.png) Hình 1: Bong bóng hình thành phía sau cánh bơm Hình 2: Biểu đồ áp suất hình thành bong bóng trong bơm ly tâm

Thép không gỉ kháng xâm thực tốt hơn đồng, và đồng kháng xâm thực tốt hơn gang.

Xâm thực làm giảm lưu lượng (Q) và chiều cao cột áp (H), dẫn đến giảm chất lượng hoạt động của bơm, xem Hình 3. Hư hỏng do xâm thực thường chỉ được phát hiện khi bơm được tháo ra. Hơn nữa xâm thực tạo ra nhiều tiếng ồn và dao động, mà hệ quả là làm hỏng các ổ trục, phốt trục và mối hàn.

Hiện tượng xâm thực bơm là gì năm 2024
Hiện tượng xâm thực bơm là gì năm 2024
Hình 3: Đường cong bơm khi bị xâm thực Hình 4: Đường cong NPSH

  1. Công thức kiểm tra sự xâm thực:

Để tránh xâm thực, công thức sau được dùng để tính chiều cao đẩy hút cực đại:

hmax = Hb - Hf - NPSH - Hv - Hs

hmax – Chiều cao đẩy hút cực đại Hb – Áp suất khí quyển ở trị trí bơm; đây là mức nâng hút cực đại trên lý thuyết. (Xem bảng dưới về mối liên hệ giữa độ cao so với áp suất khí quyển và nhiệt độ sôi của nước) Hf – Mất mát do ma sát trong ống hút NPSH : Chiều cao đẩy hút dương (được đọc ở đường cong của bơm, NPSH ở điểm hoạt động cao nhất), xem Hình 4. Hv – áp suất hơi của chất lỏng Hs – hệ số an toàn. Hs phụ thuộc vào tình huống và thường thay đổi trong khoảng 0.5 – 1 m và đối với chất lỏng có ga lên tới 2m, xem Hình 6.

Hiện tượng xâm thực bơm là gì năm 2024
Mối liên hệ giữa độ cao, áp suất khí quyển và điểm sôi của nước.

Hiện tượng xâm thực bơm là gì năm 2024
Hiện tượng xâm thực bơm là gì năm 2024
Hình 5: Các giá trị liên quan đến tính xâm thực Hình 6: Đường cong NPSH của chất lỏng có ga

Các lưu ý về NPSH:

Giá trị NPSH chỉ giới hạn mà bơm có thể tạo ra chân không tuyệt đối. NPSH có thể được đặt tên là NPSHr (yêu cầu) và NPSHa (có sẵn). NPSHr = chiều cao đẩy hút yêu cầu đối với bơm NPSHa \= chiều cao đẩy hút đang có trong hệ thống

Giá trị NPSH của bơm được xác định bằng cách thử theo tiêu chuẩn ISO 9906 và được thực hiện theo cách sau. Chiều cao đẩy hút được làm giảm trong khi lưu lượng được giữ ở mức không đổi. Khi áp suất chênh lệch giảm 3%, áp suất tại cửa hút của bơm được đọc; và giá trị NPSH của bơm được xác định. Thử nghiệm được lập lại ở nhiều mức lưu lượng khác nhau, cuối cùng tạo thành Đường cong NPSH.

Hiện tượng khí thực xảy ra khí nào?

Định nghĩa cơ bản Hiện tượng khí thực: Là hiện tượng khi áp suất thủy tĩnh ở một vùng nào đó của dòng chảy giảm đến bằng hoặc nhỏ hơn áp suất hóa hơi. Có những bọt khí trong buồng bơm gây ảnh hưởng đến lưu lượng và cột áp.

Hiện tượng xâm thực máy bơm là gì?

Xâm thực chính là việc hình thành các bong bóng hơi trong chất lỏng khi chúng đang chảy. Khi áp suất giảm xuống dưới mức áp suất hơi, bong bóng này sẽ đột ngột xẹp xuống ở vùng có áp suất cao. Tại sa sóng xung kích cực mạnh gây ta tác động tổn hại bề mặt vật liệu, ảnh hưởng tới các bộ phận của máy bơm.

Hiện tượng xâm thực là gì?

Xâm thực là hiện tượng khi một chất lỏng bị tác động bởi một lực nào đó từ đó tạo ra các bọt khí. Hiện tượng này xảy ra do chất lỏng bị biến đổi áp suất nhanh chóng, dẫn đến sự xuất hiện của các khe hở có áp suất thấp hơn so với xung quanh.

Hiện tượng khí xâm thực là gì?

Xâm thực hay còn được gọi là khí thực, đây là hiện tượng mà máy bơm bị ăn mòn do khí bọt được tạo ra trong quá trình bơm nước hoạt động. Thông thường nếu máy bơm đang hoạt động mà chất lỏng được bơm thay đổi lớn về vận tốc sẽ tạo ra khí bọt. Và khí bọt này xâm nhập ăn mòn các động cơ trong máy.