Hiện tượng cực điểm trong chạy bền và cách khắc phục

ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI Thể DỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.58 KB, 6 trang )

PHÒNG GD&ĐT YÊN THÀNH

BÀI KIỂM TRA NĂNG LỰC GIÁO VIÊN
MÔN: THỂ DỤC

Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1. (4 điểm)
Thầy (cô) hãy nêu một số hiện tượng có thể xảy ra khi tập chạy bền, nguyên nhân
và cách khắc phục ?
Câu 2. (3.5 điểm)
Qua thực tế giảng dạy và dự giờ đồng nghiệp thầy (cô) hãy cho biết các nguyên
nhân dẫn đến giờ dạy trò chơi vận động kém hấp dẫn? Cách khắc phục?
Câu 3. (2.5 điểm)
Theo luật đá cầu hiện hành, thầy (cô) hãy cho biết kích thước sân đá cầu thông qua
hình vẽ; Độ cao của lưới cho lứa tuổi thiếu niên; Điểm thắng và điểm tối đa ở hiệp thi
đấu thứ 3 (hiệp quyết thắng) là bao nhiêu?
Câu 4. (4 điểm)
Theo thầy (cô) mục tiêu chung về chuẩn kiến thức kĩ năng thể dục lớp 6 sau khi
học xong học sinh cần đạt được những mặt nào?
Câu 5. (6,0 điểm)
Đồng chí hãy nêu các dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy và học tích cực?
- - - Hết - - (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm )


PHÒNG GD&ĐT YÊN THÀNH

BÀI KIỂM TRA NĂNG LỰC GIÁO VIÊN
MÔN: THỂ DỤC
Thời gian làm bài: 120 phút


HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
(Hướng dẫn này có 04 trang)

Câu
Câu 1

Nội dung

Điểm
4.0
- “Chuột rút” là hiện tượng thường gặp trong tập luyện TDTT, do (1,25
cơ co quá mức không duỗi ra được. “chuột rút” thường xuất hiện ở các đ)
cơ sau cẳng chân, bàn chân và cơ bụng. Để hạn chế hiện tượng này,
cần khởi động kĩ và trong khi tập luyện không nên nghỉ giữa các lần
tập quá lâu. Khi bị “chuột rút” cần xoa bóp, day, ấn tay vào chỗ bị
chuột rút, hoặc có thể bấm vào các huyệt.
- “Cực điểm” và cách khắc phục:
Khi chạy bền đến một lúc nhất định, có thể cảm thấy tức ngực, khó
thở, thở nhanh và nông, vận động khó khăn, muốn bỏ cuộc…đó là hiện
1,25
tượng “cực điểm”.
Để khắc phục hiện tượng trên, cần quyết tâm
không bỏ cuộc và thực hiện một số động tác như: Chạy chậm lại một
chút, hít thở sâu khoảng 8 – 10 lần, có thể vừa chạy chậm vừa dang tay
ngang (hít vào bằng mũi) buông tay xuống (thở ra bằng miệng).
- Choáng, ngất và cách khắc phục:
Khi chạy bền, do phải gắng sức kéo dài nên có thể xảy ra hiện
tượng choáng, ngất, đặc biệt khi rút về đích và sau khi qua đích. Để 1,25
tránh hiện tượng trên, sau khi chạy về đích tuyệt đối không dừng lại
đột ngột, cần giảm dần tốc độ, đi hoặc chạy nhẹ nhàng kết hợp hít thở


sâu và thực hiện một số động tác thả lỏng để cơ thể trở về trạng thái
bình thường.
- Nguyên nhân chủ yếu của các hiện tượng nêu trên là do các em ít
0,25
luyện tập thường xuyên.

Câu 2.

3,5 đ
* Các nguyên nhân dẫn đến giờ dạy trò chơi vận động kém hấp dẫn:
- Giáo viên chuẩn bị bài chưa kỹ (bài soạn và tâm thế dạy trò chơi
chưa tốt)
- Chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất, sân chơi.
- Giáo viên giảng giải quá nhiều, diễn giải chưa rõ ràng mạch lạc.
- Giáo viên chưa tạo được tình huống có vấn đề để đưa học sinh vào
cuộc.

0,25
0,25
0,25


- Lặp lại một trò chơi quá nhiều lần mà không tăng độ khó và thay đổi
phương thức thực hiện.
- Đưa ra hình thức thưởng phạt không đúng mức.
* Cách khắc phục:
+ Phương pháp:
- Giáo viên giới thiệu tên trò chơi. Hướng dẫn cách thực hiện trò chơi
hết sức ngắn gọn, mạch lạc.
- Khi học trò chơi mới, chọn nhóm học sinh làm mẫu, sắp xếp đội


hình, sau đó cho nhóm thực hiện thử (với những trò chơi khó).
- Với những trò thường trò thường xuyên chơi, chỉ cần nêu tên và đặt
ra yêu cầu mới.
+ Tổ chức chơi:
- Giáo viên phân nhóm, chia tổ cho học sinh cùng tổ thảo luận, sau đó
cho học sinh tự tổ chức chơi theo kế hoạch giáo viên đề ra. GV chỉ
đóng vai trò quan sát, chuẩn bị đầy đủ thông tin đánh giá và tổ chức,
điều khiển trò chơi khi cần thiết.
- Cần thay đổi hình thức tổ chức, luật lệ, thưởng phạt để tăng tính hấp
dẫn khi tiến hành trò chơi.
- Thường xuyên điều chỉnh lượng vận động bằng các hình thức tăng
giảm số người, quãng đường, độ khó.
+ Khi đánh giá:
- Giáo viên đánh giá toàn bộ hoạt động của học sinh khen chê đúng
mức thưởng phạt nghiêm minh.
- Giáo viên gợi ý một số điểm cơ bản cần đánh giá, sau đó chọn hoặc
lấy tinh thần tự giác của một số học sinh đánh giá tổ, nhóm của mình,
và đánh giá các nhóm khác, bạn đừng quên khuyến khích học sinh
tham gia đánh giá.
Câu 3.

0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25

0,5


0,5

2,5
1,5

- Kích thước sân đá cầu:
5,94m

0,25

11,88m
*0,50m

2m
6,10m

* 2m


- Độ cao của lưới ở lứa tuổi thiếu niên: 1,40m (0,5đ)
- Điểm thắng của hiệp thứ 3(hiệp quyết thắng) là 15 và điểm tối đa là
17. (0,5đ)
Câu 4.


1. Về kiến thức:
- Có một số hiểu biết cơ bản về lợi ích tác dụng của TDTT nói chung
và lợi ích tác dụng của tập luyện đội hình đội ngũ, bài thể dục phát
triển chung, chạy nhanh, chạy bền, bật nhảy, ném bóng và môn thể
thao tự chọn.


- Biết cách thực hiện các trò chơi, động tác bộ trợ kĩ thuật, bài tập phát
triển về thể lực và nguyên lí kĩ thuật của một số môn thể thao theo qui
định trong chương trình và biết một số điểm trong luật thi đấu các môn
thể thao tự chọn.
- Biết phương pháp tự tập và vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học
vào hoạt động chung ở trường.

0,75
đ

0,75
đ
0,25
đ

2. Về kĩ năng:
- Thực hiện được các kĩ năng đội hình đội ngũ (các nội dung đã học ở
tiểu học) và bài thể dục phát triển chung ở mức độ cơ bản đúng, đều và 0,5
đẹp. Riêng một số kĩ năng đội hình đội ngũ mới học ở lớp 6 yêu cầu
thực hiện được ở mức độ cơ bản đúng, nhanh, trật tự.
- Thực hiện được một số trò chơi, động tác bộ trợ kĩ thuật và bài tập
phát triển thể lực, chạy nhanh, chạy bền, bật nhảy, đá cầu và môn thể 0,5
thao tự chọn ở mức độ cơ
bản đúng.
0,25
- Đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể.
3. Thái độ, hành vi:
- Có nền nếp, tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, giữ gìn vệ sinh chung và
khi tập luyện TDTT.
- Tự giác học tập ở trên lớp và tập luyện ở nhà.


- Không uống rượu, hút thuốc và dùng các chất gây hại đến sức khoẻ.
- Biết ứng xử đẹp trong các tình huống khi hoạt động TDTT và sinh
hoạt hàng ngày.
Câu 5

Các dấu hiệu đặc trưng của dạy - học tích cực
1. Dạy học thông qua các tổ chức hoạt động của HS và chú trọng rèn
luyện phương pháp tự học. Một trong những yêu cầu của dạy và học
tích cực là khuyến khích người học tự lực khám phá những điều chưa
biết trên cơ sở những điều đã biết và đã qua trải nghiệm. GV nên đưa

0,25
0,25
0,25
0,25
6,0
1,5


người học vào những tình huống có vấn đề để các em trực tiếp quan
sát, trao đổi, làm thí nghiệm. Từ đó giúp HS tìm ra những câu trả lời
đúng, các đáp án chính xác nhất. Các em còn được khuyến khích “khai
phá” ra những cách giải quyết cho riêng mình và động viên trình bày
quan điểm theo từng cá nhân. Đó là nét riêng, nét mới có nhiều sáng
tạo nhất. Có như vậy bên cạnh việc chiếm lĩnh tri thức, người học còn
biết làm chủ cách xây dựng kiến thức, tạo cơ hội tốt cho tính tự chủ và
óc sáng tạo nảy nở, phát triển. Có thể so sánh nếu quá trình giáo dục là
một vòng tròn thì tâm của đường tròn đó phải là cách tổ chức các hoạt
động học tập cho đối tượng người học.
2. Tăng cường hoạt động học tập của mỗi cá nhân, phân phối với hợp


tác: Trong dạy và học tích cực, GV không được bỏ quên sự phân hóa
về trình độ nhận thức, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người học.
Trên cơ sở đó người dạy xây dựng các công việc, bài tập phù hợp với
khả năng của từng cá nhân nhằm phát huy khả năng tối đa của người
học. Không có cách dạy cào bằng như phương pháp truyền thống trước
đây. Khái niệm học tập hợp tác ngoài việc nhấn mạnh vai trò của mỗi
cá nhân trong quá trình HS cùng nhau làm việc còn đề cao sự tương tác
ràng buộc lẫn nhau. Cái riêng được hòa lẫn vào cái chung và trong cái
chung luôn có cái riêng thống nhất, phù hợp.
3. Dạy và học tích cực quan tâm chú trọng đến hứng thú của người
học, nhu cầu và lợi ích của xã hội. Dưới sự hướng dẫn của người thầy,
HS được chủ động chọn vấn đề mà mình quan tâm, ham thích, tự lực
tìm hiểu nghiên cứu và trình bày kết quả. Nhờ có sự quan tâm của thầy
và hứng thú của trò mà phát huy cao độ hơn tính tự lực, tích cực rèn
luyện cho người học cách làm việc độc lập phát triển tư duy sáng tạo,
kĩ năng tổ chức công việc, trình bày kết quả.
4. Dạy và học coi trọng hướng dẫn tìm tòi. Thông qua hướng dẫn tìm
tòi, GV sẽ giúp các em phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề và khẳng
định HS có thể xác định được phương pháp học thông qua hoạt động.
Dấu hiệu đặc trưng này không chỉ đặc biệt có hiệu quả với HS lớn tuổi
mà còn áp dụng được cho cả HS nhỏ tuổi nếu có tài liệu cụ thể và sự
quan tâm của GV. Kinh nghiệm cho thấy đây còn là cách để người học
tìm lời giải đáp cho các vấn đề đặt ra. Về phía người dạy cần có sự
hướng dẫn kịp thời giúp cho sự tìm tòi của người học đạt kết quả tốt.
5. Kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò. Đánh giá không
chỉ nhằm mục đích nhận biết thực trạng và điều khiển hoạt động học
tập mà còn tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động
giảng dạy của GV. Tự đánh giá không chỉ đơn thuần là tự mình cho
điểm số mà là sự đánh giá nỗ lực, quá trình và kết quả, mức độ cao hơn
là người học có thể phản hồi lại quá trình học của mình.



1,5

1

1

1




Cách chạy bền không bị mất sức, chạy mãi không mệt

Hiện tượng cực điểm trong chạy bền và cách khắc phục
Hiện tượng cực điểm trong chạy bền và cách khắc phục

Hiện tượng cực điểm trong chạy bền và cách khắc phục
Hiện tượng cực điểm trong chạy bền và cách khắc phục

Cách chạy bền không bị mất sức dưới bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn cách chạy nhiều nhưng không cảm thấy mệt, giúp bạn chinh phục các thử thách của mình dễ dàng hơn.

Hiện tượng cực điểm trong chạy bền và cách khắc phục
Hiện tượng cực điểm trong chạy bền và cách khắc phục
Chạy bộ là kĩ năng quan trọng mà ai cũng nên trang bị, nó có thể sẽ giúp ích cho bạn trong nhiều trường hợp điển hình là thoát khỏi cảnh bị chó rượt chẳng hạn 😀 ngoài ra nó cũng có ích cho sức khỏe, giúp giảm cân, cải thiện tim mạch….

Thường thì ít người có khả năng chạy bộ tốt do hầu hết là ít tập luyện và không biết cách giữ nhịp độ chạy, việc đó sẽ khiến bạn mau chóng xuống sức và phải dừng lại giữa chừng.