Hiện tại Facebook chính thức của Quỹ nhân ái Trường Đại học Lạc Hồng là gì

Chiều ngày 23/9, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội nghị kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp năm 2022.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tiếp tục duy trì và tăng cường công tác kiểm soát tải trọng xe, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục, nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh.

Làm việc với Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh về kết quả triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 vào sáng ngày 23/9, Bí thư Tỉnh ủy Lê Quốc Phong – Trưởng đoàn công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu tiếp tục quan tâm công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đảng viên.

Đó là thông điệp được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Diễn đàn kinh tế hợp tác, hợp tác xã năm 2022 với chủ đề “Chuyển đổi số - Động lực phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã trong kỷ nguyên mới gắn với thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW”, vào sáng ngày 23/9.

Theo bản tin cảnh báo lũ và ngập lụt của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Đồng Tháp, trong những qua mực nước tại các nơi trong tỉnh đã lên nhanh theo kỳ triều cường 01/9 âm lịch.

Sau khi công bố Quyết định thanh tra công tác quốc phòng đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Đoàn Thanh tra Bộ Quốc phòng tiến hành thanh tra tại một số đơn vị và địa phương theo kế hoạch. Sáng ngày 23/9, Đoàn đã đến làm việc với Uỷ ban nhân dân tỉnh thông báo sơ bộ kết quả thanh tra.

Từ ngày 23 đến 26/8, Đoàn kiểm tra 546 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã kiểm tra tại 05 đơn vị, tổ chức Đảng thuộc Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp. Chiều ngày 22/9, tại Tỉnh ủy Đồng Tháp, Đoàn kiểm tra tổ chức hội nghị thông qua dự thảo báo cáo kiểm tra của Ban Bí thư năm 2022.

Đại hội đại biểu Hội Cựu chiến binh tỉnh Đồng Tháp lần thứ VII, nhiệm kỳ 2022 – 2027 đã bầu 26 đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành. Trong phiên họp Ban Chấp hành lần thứ nhất, đồng chí Phan Hoàng Nam – Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh khóa VI đã tái đắc cử chức vụ Chủ tịch Hội khóa VII.

Tại buổi làm việc với Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đoàn Tấn Bửu cùng các sở, ngành liên quan vào sáng ngày 22/9, Hiệp hội Phát triển Kinh tế Văn hoá Giáo dục Đài - Việt đề xuất xúc tiến chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Đồng Tháp theo nhu cầu doanh nghiệp Đài Loan.

Trong 05 ngày (từ 22 - 26/9), Trường Đại học Đồng Tháp phối hợp với Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức đợt khảo sát chính thức đánh giá chất lượng đối với 06 chương trình đào tạo đại học chính quy gồm: Sư phạm Vật lý, Sư phạm Địa lý, Sư phạm Lịch sử, Giáo dục mầm non, Khoa học máy tính, Việt Nam học.

1. Giới thiệu chung về các khoa chuyên môn
Trường Đại học Lạc Hồng hiện nay đang có cơ cấu tổ chức cấp khoa là 9 khoa chuyên môn, thông tin cụ thể từng khoa chuyên môn như sau:
1.1 Giới thiệu chung về khoa Dược
- Tên Khoa: Khoa Dược
- Năm thành lập: 2012
- Giới thiệu tóm tắt lịch sử thành lập của Khoa:
Nhằm đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cho các bệnh viện lớn, mạng lưới cung cấp dược phẩm cộng đồng; các nhà máy sản xuất dược phẩm; viện nghiên cứu dược, các cơ sở y tế tư nhân… Trường Đại học Lạc Hồng đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt bao gồm: cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, trình độ cao, chương trình đào tạo tiên tiến. Qua đó đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép triển khai mã ngành Dược sỹ đại học theo quyết định số 5845/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012, mã ngành 52720401.
- Mục tiêu đào tạo:
Trang bị cho người Dược sĩ tương lai kiến thức từ khoa học cơ bản, dược học cơ sở đến lượng kiến thức và kỹ năng chuyên môn sâu trong ngành Dược giúp người Dược sĩ sau khi tốt nghiệp có thể tư vấn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; có khả năng quản lý sản xuất, phân phối và cung ứng thuốc hiệu quả; có khả năng thực hiện các hoạt động về kiểm nghiệm, đảm bảo chất lượng thuốc nói chung cùng với các sản phẩm bổ trợ khác như mỹ phẩm và thực phẩm chức năng…
- Đội ngũ đào tạo và cơ sở vật chất:
Để đào tạo được Dược sĩ trình độ Đại học có phẩm chất chính trị, cùng năng lực nghề nghiệp vững vàng. Ngoài việc kỹ càng để xây dựng một chương trình đào tạo với chuẩn đầu ra đáp ứng yêu cầu xã hội thì điều kiện tiên quyết là phải phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu cũng như xây dựng hệ thống cơ sở vật chất cùng các phòng thí nghiệm cho việc dạy, học và phục vụ nghiên cứu. Với sự cố gắng cao nhất, Khoa Dược đã nhanh chóng có được đội ngũ giảng viên vững mạnh trong đó: có 01 Giáo sư, 3 Phó Giáo sư, 17 Tiến sĩ, 41 Thạc sĩ, và 21 Dược sĩ trình độ Đại học. Về cơ sở vật chất thì khoa Dược cũng đã có 20 phòng thí nghiệm với đầy đủ trang thiết bị, máy móc có trị giá đến 30 tỉ đồng đáp ứng mọi yêu cầu của chương trình đào tạo ngành Dược.
- Khoa phụ trách đào tạo ngành: Dược
1.2 Giới thiệu chung về khoa Công nghệ thông tin

  • Tên Khoa: Công nghệ thông tin.
  • Năm thành lập: 1997.
  • Giới thiệu tóm tắt lịch sử thành lập của Khoa: Thành lập năm 1997, bắt đầu đào tạo thạc sĩ năm 2009, bắt đầu đào tạo tiến sĩ năm 2014.
  • Giảng viên đào tạo: 21 giảng viên, trong đó có 1 Giáo sư, 3 Phó giáo sư, 3 Tiến sĩ, 17 Thạc sĩ, 7 Kỹ sư.
  • Mô hình: chính qui.
  • Các ngành đào tạo chính: Công nghệ thông tin (CNTT).
  • Mục tiêu đào tạo, ngay sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể:
  • Được trang bị kiến thức nền tảng về khoa học xã hội nhân văn, khoa học kỹ thuật và CNTT.
  • Có thể phát triển năng lực khám phá tri thức, giải quyết vấn đề, tư duy hệ thống để học tập trọn đời.
  • Được trang bị kỹ năng làm việc nhóm và khả năng liên kết với một số nhóm ngành khác.
  • Có thể phát triển khả năng xác định yêu cầu, phân tích, thiết kế, triển khai, vận hành các hệ thống CNTT phù hợp với yêu cầu của tổ chức, doanh nghiệp dùng CNTT.
  • Liên kết khu vực: Ngành CNTT đã được kiểm định AUN-QA.
  • Học bổng: 

1. Nghèo vượt khó. 
2. Nguyễn Văn Ký. 
3. Học bổng doanh nghiệp Mobifone, công ty Nisshin. 
4. Học bổng Mabuchi. 
5. Học bổng thủ khoa đầu vào. 
6. Học bổng khoa học công nghệ.
7. Học bổng nữ sinh.
8. Học bổng theo khu vực.
9. Học bổng ban cán sự lớp.
10. Học Bổng khuyến học.

  • Khoa phục trách đào tạo ngành: Công nghệ thông tin

1.3 Giới thiệu chung về khoa Cơ điện - Điện tử
- Tên: Khoa Cơ điện – Điện tử
- Năm thành lập: 1997.
- Giới thiệu tóm tắt lịch sử thành lập của Khoa:
Năm 1997, cột mốc thành lập trường cũng là thời điểm Khoa Điện – Điện tử hình thành do thầy TS. Lê Hiệp Tuyển làm Trưởng khoa. Những ngày đầu mới thành lập Khoa gặp rất nhiều khó khăn và thách thức, thiếu thốn cơ sở vật chất từ phòng làm việc cho đến hệ thống chương trình, giáo trình, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Đặc biệt là xác định hướng phát triển làm sao cho phù hợp với xu thế của xã hội trong hoàn cảnh còn thiếu thốn về lực lượng và cán bộ giáo viên còn non trẻ.
Các năm tiếp theo Khoa Điện – Điện tử dần dần khắc phục được các khó khăn và ngày càng phát triển hơn. Các năm tiếp theo cơ cấu Trưởng khoa có thay đổi như sau: thầy TS. Trần Hành (năm 2002), thầy ThS. Nguyễn Tấn Nhân (năm 2007), thầy TS. Hồ Văn Nhật Chương (năm 2008) và thầy TS. Hoàng Đình Chiến (năm 2010).
Song song đó, nắm bắt được nhu cầu các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cần tuyển dụng các kỹ sư ngành Điện công nghiệp và ngành Cơ điện tử, vào năm 1999 Ban Giám hiệu trường Đại học Lạc Hồng làm tờ trình xin Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép trường đào tạo hai ngành là Điện khí hóa cung cấp điện và ngành Cơ Điện tử. Từ những cơ sở trên Khoa Cơ điện đã được thành lập với cơ cấu nhân sự ban đầu gồm 07 thành viên, do thầy PGS. Nguyễn Văn Lẫm làm Trưởng khoa.
Năm 2004 sau khi khắc phục những khó khăn về nhiều mặt, Khoa Cơ điện đã nhanh chóng ổn định và phát triển. Về cơ cấu nhân sự thầy PGS. Nguyễn Văn Lẫm không còn kiêm nhiệm như trước đây, thay vào đó là thầy TS. Nguyễn Ngọc Phương làm Trưởng khoa và Khoa đã hình thành 2 bộ môn (bộ môn Điện công nghiệp và Cơ điện tử).
 Nhận biết được sự cần thiết trong việc đào tạo, tạo cơ cấu nhân sự vững chắc trong tương lai vào năm 2013 Ban lãnh đạo Nhà trường đã sát nhập Khoa Điện – Điện tử và Khoa Cơ điện là Khoa Cơ điện – Điện tử, do thầy TS. Nguyễn Vũ Quỳnh làm Trưởng khoa. Khoa đã từng bước hoàn thiện các cơ sở vật chất, tính đến nay khoa đã hoàn thiện được 14 phòng thí nghiệm với đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu của sinh viên và nhân viên trong khoa với mục tiêu đào tạo Kỹ sư, Kỹ thuật viên chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa; Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử; Công nghệ kỹ thuật Cơ khí; Công nghệ kỹ thuật Điện tử - Truyền thông, Công nghệ kỹ thuật ô tô.
Đầu năm 2018, thầy Nguyễn Vũ Quỳnh được sự tín nhiệm của Ban giám hiệu nên được bổ nhiệm là Phó hiệu trưởng trường và thầy Phạm Văn Toản bổ nhiệm là Quyền Trưởng Khoa Cơ điện – Điện tử.

- Tổng số cán bộ nhân viên: 36. Trong đó có: 04 Phó giáo sư - Tiến sĩ; 07 Tiến sĩ; 23 Thạc sỹ; 13 kỹ sư và 03 nghiên cứu sinh.
- Các ngành đào tạo chính: Khoa Cơ điện – Điện tử đào tạo 05 ngành bao gồm:
+ Ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ khí (Cơ điện tử).
+ Ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa.
+ Ngành Công nghệ kỹ thuật điện – Điện tử
+ Ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông.
+ Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô.

- Mục tiêu đào tạo: Khoa Cơ điện – Điện tử được thành lập năm 1997, là đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực kỹ Công nghệ kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa; Công nghệ kỹ thuật điện – Điện tử; Công nghệ kỹ thuật Cơ khí; Công nghệ kỹ thuật ô tô, Công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông. Đào tạo và bồi dưỡng nhân lực có trình độ đại học và sau đại học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
- Hợp tác quốc tế trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học:
Khoa đã kết hợp song phương với trường đại học Cao Hùng, Nam Đài, Thành Công của Đài loan, kết hợp chặt chẽ với các Hãng Intel (Mỹ), Festo, Siemens (CHLB Đức)… Quan hệ chặt chẽ với Hội Cơ khí Việt nam, Hội tự động Việt nam, Hội Cơ điện tử Việt nam.
- Định hướng phát triển:
+ Đào tạo: Hoàn chỉnh chương trình đào tạo với chuẩn đầu ra phù hợp với nhu cầu của xã hội.
+ Nhân sự: Nâng cao trình độ cán bộ của Khoa, cử đi học nghiên cứu sinh ở trong và nước ngoài.
+ Nghiên cứu khoa học: Tham gia các đề tài cấp Bộ, cấp Sở và cấp trường và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp.
+ Học bổng: học bổng cho sinh viên vào nhập học; học bổng cho sinh viên đạt thành tích khá, giỏi; học bổng cho sinh viên nghèo vượt khó; học bổng Mabuchi; học bổng từ các doanh nghiệp.
- Khoa phục trách đào tạo ngành: Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, Công nghệ kỹ thuật ô tô, Công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông.

 1.4. Giới thiệu chung về khoa Kỹ thuật Công trình

- Giới thiệu Khoa
Khoa Kỹ thuật công trình được thành lập ngày 24 tháng 9 năm 1997. Tọa lạc tại cơ sở 1, Trường Đại học Lạc Hồng. Một chặng đường không quá dài, nhưng trên chặng đường ấy, tập thể sư phạm khoa KTCT đã và đang hướng tới lợi ích trăm năm. Khi có biết bao thế hệ kỹ sư ra trường, mang hành trang và kiến thức của mình làm đẹp cho đời. Thành quả ấy không chỉ là bài toán được thống kê từ những con số hay phép tính cộng trừ nhân chia. Mà đây chính là mồ hôi và tâm lực từ những công trình NCKH của giảng viên, sinh viên, số lượng kỹ sư ra trường và cống hiến sự thành đạt cho xã hội, mới chính là minh chứng quy mô nhất và chính xác nhất để đánh giá thương hiệu cho Khoa Kỹ thuật Công trình trường Đại học Lạc Hồng ngày hôm nay.
Chương trình đào tạo thường xuyên cập nhật phù hợp với nhu cầu xã hội, giúp sinh viên ra trường đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực xã hội, đảm bảo kiến thức học chuyển tiếp hoặc nâng cao cấp bậc của mình. Có phòng thực hành, phòng thí nghiệm; phòng tự học, thư viện hiện đại; trung tâm giáo dục thể chất rộng rãi thoáng mát; ký túc xá đủ tiện nghi; căn tin…
- Đội ngũ giảng viên
Đội ngũ nhân sự 19 CB-GV giàu kinh nghiệm: 02 giáo sư, phó giáo sư; 03 tiến sĩ; 15 thạc sĩ; 07 kỹ sư. Cơ cấu tổ chức: 01 trưởng khoa; 01 Phó trưởng khoa; 05 cố vấn khoa học; 02 trưởng bộ môn; 01 giáo vụ; 01 quản sinh; 01 thư ký; 01 nhân viên QL PTN; 01 NV Quản lý lao động thực tế 04 giảng viên cơ hữu; 01 trợ giảng.
- Sứ mạng, tầm nhìn
Khoa Kỹ thuật công trình đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội. Cung cấp nguồn nhân lực có năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ hội nhập. Đến năm 2030, khoa Kỹ thuật công trình là một trong những ngành đào tạo kỹ sư thực hành gắn liền với thực tế công trình, đáp ứng được nhu cầu thực tế xã hội. Đào tạo bậc Tiến sĩ.
- Mục tiêu, Sologan
Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội; phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ hội nhập và hợp tác quốc tế.
Bồi dưỡng nhân tài, có khả năng học lên sau đại học và phát triển nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng cao.
       Sinh viên tốt nghiệp làm việc hiệu quả, từng bước tự đào tạo thành nhà quản lý đáp ứng nhu cầu của các tổ chức trong xã hội.
       Khoa “Kỹ thuật công trình – Định hình tương lai”
- Chuyên ngành và mô hình đào tạo
            Đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng; Mã ngành 7.51.01.02; Với 02 chuyên ngành: Xây dựng dân dụng & công nghiệp và Xây dựng Cầu đường.
            Khoa Kỹ thuật Công trình có hình thức đào tạo dạng tập trung theo quy chế đào tạo tín chỉ của Trường Đại học Lạc Hồng. Thời gian đào tạo cụ thể các hệ như sau: Đại học: 3.5 năm + 0.5 năm thực tập.
            Hiện tại Khoa Kỹ thuật công trình liên kết với 08 doanh nghiệp của giảng viên và khoảng hơn 25 doanh nghiệp của cựu sinh viên trong Khoa. Nhờ vậy đảm bảo tất cả sinh viên trong quá trình học được đi thực tế công trình, thực tập cuối khóa cũng như được giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp.  Không có liên kết đào tạo.
1.5 Giới thiệu chung về khoa Kỹ thuật khóa học và môi trường
Khoa Kỹ thuật Hóa học và Môi trường được thành lập năm 1997 và tuyển sinh khóa đầu tiên vào năm 1999 trên cơ sở thành lập Trường Đại học Lạc Hồng theo quyết định số 790/TTg của Thủ Tướng ngày 24/09/1997 với tên gọi ban đầu là Khoa Công nghệ Hóa – Lọc dầu. Khoa có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực Công nghệ Hóa học và Công nghệ Thực phẩm, Công nghệ Sinh học và Công nghệ Môi trường phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung.
​​ ​      Ngay khi được thành lập, Khoa đã nhanh chóng ổn định cơ cấu tổ chức bộ máy, tập trung xây dựng đội ngũ giảng viên, xây dựng cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo. Trưởng khoa nhiệm kỳ 1 - giai đoạn 1999-2002 là Thầy Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Vĩnh Trị. Thầy là một trong những cán bộ đầu ngành của Trường Đại học Bách Khoa, TP. Hồ Chí Minh
     Năm 2002-2007, Trưởng khoa là Thầy Tiến sĩ Nguyễn Hữu Trí. Các ngành nghề được đào tạo trong giai đoạn này: Công nghệ Hóa học, Công nghệ Thực phẩm, và Công nghệ Môi trường. Trong giai đoạn này, do nhu cầu phát triển và mở rộng ngành nghề đào tạo của trường, cũng như thuận tiện cho việc quản lý, kể từ năm 2005-2013, Ban Giám Hiệu Trường quyết định thành lập Khoa công nghệ Sinh học – Môi trường (Trưởng khoa là Phó giáo sư - Tiến sĩ Phan Đình Tuấn) trên cơ sở được tách ra từ khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm.
Kế thừa các thành quả đã đạt được từ những nhiệm kỳ trước, giai đoạn 2007-2012 với Trưởng khoa là Cô Phó giáo sư - Tiến sĩ Đống Thị Anh Đào, một nhà khoa học đầu ngành về lĩnh vực Công nghệ Thực phẩm thuộc Khoa Kỹ thuật Hóa học của Trường đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh, tiếp tục xây dựng và nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa: hoàn thiện chương trình và nâng cao chất lượng giảng dạy, trang bị cơ sở vật chất phòng thí nghiệm nhằm đào tạo tốt các bậc: trung cấp, cao đẳng, đại học; xây dựng chương trình và tiến tới  đào tạo thạc sĩ ngành công nghệ thực phẩm. Thành tích nghiên cứu khoa học của Khoa trong giai đoạn là những công trình nghiên cứu khoa học của giáo viên và sinh viên được đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế.
Đầu năm 2013, Ban Giám Hiệu nhà trường giao nhiệm vụ cho Thầy Tiến sĩ Nguyễn Huỳnh Bạch Sơn Long (cán bộ của Trường với thâm niên công tác hơn 12 năm, từ những ngày đầu thành lập Khoa) làm Trưởng khoa Công nghệ Hóa học – Thực phẩm - nhiệm kỳ 2013-2018; Và ngày 15/8/2014, Nhà trường ra quyết định thành lập Khoa Kỹ thuật Hóa học và Môi trường (sáp nhập 2 Khoa CNH&TP và CNSH-MT) do thầy Ts. Nguyễn Huỳnh Bạch Sơn Long làm Trưởng Khoa nhằm tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và phát triển khoa trên cơ sở kế thừa những thành tích trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Đồng Nai để đưa Khoa Kỹ thuật Hóa học và Môi trường thành nơi đáng tin cậy trong lĩnh vực đào tạo những kỹ sư chuyên nghành công nghệ hóa học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học và công nghệ môi trường đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng có trình độ chuyên môn cao phục vụ cho công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước.
Khoa Kỹ Thuật Hóa Học & Môi Trường được đào tạo kỹ sư 4 chuyên ngành: Công nghệ Thực Phẩm, Công nghệ Hóa Học, Công nghệ Sinh Học và Công nghệ Môi Trường. Khoa có đội ngũ giảng viên được đào tạo bài bản từ các trường đại học hàng đầu trong và ngoài nước, giàu kinh nghiệm, tâm huyết với sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học. Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn vững vàng, có phương pháp tư duy hệ thống, có khả năng thích ứng tốt với thực tế. Khoa Khoa Kỹ Thuật Hóa Học & Môi Trường đã xây dựng chương trình đào tạo tiên tiến, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, đồng thời tăng cường liên kết với các doanh nghiệp để sinh viên ra trường có việc làm ngay. Tính từ ngày đầu thành lập đến nay Khoa KTHH&MT đã cung cấp khoảng 4000 kỹ sư cho các tỉnh thành trong nước, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hiện tại Facebook chính thức của Quỹ nhân ái Trường Đại học Lạc Hồng là gì

        Trong những năm qua, Khoa Kỹ thuật Hóa học & Môi trường đã đóng góp một cách đáng kể vào việc phát triển của tỉnh Đồng Nai và sự nghiệp giáo dục và đào tạo của cả nước. Khoa Kỹ thuật Hóa học & Môi trường có thể nói là một phần không thể tách rời trong sự phát triển khoa học – kỹ thuật và công nghệ của tỉnh Đồng Nai.

Hiện tại Facebook chính thức của Quỹ nhân ái Trường Đại học Lạc Hồng là gì
Hiện tại Facebook chính thức của Quỹ nhân ái Trường Đại học Lạc Hồng là gì


        Khoa Kỹ thuật Hóa học & Môi trường đào tạo chương trình kỹ sư thuộc 4 lĩnh vực ngành Công nghệ Hóa học (với 2 chuyên ngành Công nghệ vật liệu; Công nghệ hóa hợp chất thiên nhiên và Mỹ phẩm), Công nghệ Thực phẩm, Công nghệ sinh học, và Công nghệ môi trường. Ngành Công nghệ Hóa học có đào tạo: công nghệ vật liệu Nano, công nghệ Mỹ phẩm, công nghệ Hợp chất thiên nhiên, công nghệ sản xuất sơn, công nghệ sản xuất phân bón, công nghệ Cao su chất dẻo,…Ngành Công nghệ Thực Phẩm có đào tạo: công nghệ Sau thu hoạch, công nghệ sản xuất bia rượu-nước giải khát, công nghệ chế biến & bảo quản rau quả, phân tích đánh giá chất lượng thực phẩm, Dinh dưỡng và An toàn vệ sinh trong công nghiệp thực phẩm,… Trong khi đó, ngành Công nghệ sinh học đào tạo ứng dụng trong thực phẩm, dược phẩm và trong nông lâm ngư nghiệp; và ngành Công nghệ môi trường đào tạo quản lý, vận hành và xử lý chất thải rắn, khí thải và nước thải, ...
Những cơ hội việc làm giành cho sinh viên tốt nghiệp Kỹ sư ngành Công nghệ Hóa học, ngành Công nghệ Thực phẩm, ngành Công nghệ sinh học và ngành Công nghệ môi trường, so sánh với các khối ngành đào tạo khác trong xã hội hiện tại là rất nhiều và rộng lớn từ công nghệ - kỹ thuật đến quản lý hoặc hoạt động kinh doanh và nghiên cứu độc lập ở các công ty xí nghiệp và trung tâm khu công nghiệp, viện nghiên cứu.
​Mục tiêu đào tạo của Khoa: đào tạo nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn vững vàng, có phương pháp tư duy hệ thống, có khả năng thích ứng tốt với thực tế.
Liên hệ: Văn phòng Khoa Kỹ thuật Hóa học & Môi trường

  • Phòng I405, Cơ sở 6, Trường ĐH Lạc Hồng, số 10 Huỳnh Văn Nghệ, Phường   Bửu Long, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
  • Tel: (0251).3953.442 
  • Fax:  0251.3952.534
  • Website: http://cee.lhu.edu.vn/

1.6 Giới thiệu chung về khoa Quản trị - Kinh tế quốc tế
Khoa Quản Trị - Kinh Tế Quốc Tế là một trong các khoa được thành lập sớm nhất của trường Đại Học Lạc Hồng.
Tiền thân là Khoa Kinh Tế, do PGS.TS Nguyễn Đức Khương, Phó Hiệu Trưởng trường Đại học Dân Lập Lạc Hồng kiêm Trưởng Khoa.
Ngay trong năm 1997 được phép đào tạo ba ngành chính là ngành Quản Trị Kinh Doanh, Tài Chính Kế Toán và Kinh Tế Thương Mại, đã có 361 sinh viên được trúng tuyển đăng ký vào Khoa, trong đó có 30% các em chọn ngành Thương Mại, 30% chọn ngành Kế Toán, số còn lại học về Quản Trị Kinh Doanh. Do đặc điểm đào tạo ngay tại vùng khu công nghiệp nên có đến 55% sinh viên đăng ký học các lớp đêm.
Đây là khóa học đầu tiên của trường nên mọi công việc đều mới và khó khăn, trường vừa tổ chức giảng dạy vừa tiếp tục xây dựng thêm cơ sở phòng ốc, khoa vừa hoàn thiện chương trình giảng dạy, vừa tổ chức mời giảng viên các trường công lập về hỗ trợ đào tạo. Điều may mắn là bên cạnh nỗ lực chung của Ban Giám Hiệu, Hội Đồng Quản Trị nhà trường, tại Khoa thầy Nguyễn Đức Khương đã có rất nhiều năm giảng dạy tại Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội và Đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh, mặc dù đã về hưu nhưng vẫn còn sức khỏe, kinh nghiệm và uy tín trong ngành nên đã dần dần hình thành một Khoa đào tạo vững mạnh của trường.
Trong những năm 1997 đến 2002, sĩ số sinh viên vào Khoa tăng liên tục, niên khóa 2001 đã có đến 540 sinh viên thi đậu vào Khoa, năm 2002 có 654 sinh viên vào. Đây là giai đoạn trường Đại học Dân Lập Lạc Hồng được mọi người trong nước biết đến, số lượng học sinh đăng ký thi tuyển vào ngày một tăng.
Năm 2003 bắt đầu nhiệm kỳ mới của Ban Giám Hiệu, LS.TS. Nguyễn Đăng Liêm được đề cử giữ chức vụ Trưởng Khoa, vốn là người có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động điều hành doanh nghiệp, lại có nhiều thời gian đi giảng dạy đại học trước đây và có mối quan hệ rộng với xã hội bên ngoài, Khoa Kinh Tế tiếp tục đi lên với những khởi sắc mới.
Chuyên ngành đào tạo Thương Mại được đổi thành chuyên ngành Ngoại Thương với nội dung đào tạo trọng tâm về hoạt động ngoại thương, hoạt động xuất nhập khẩu, phù hợp với điều kiện thực tế tại các khu công nghiệp Đồng Nai.
Bên cạnh việc giảng dạy đại học chính quy, Khoa đã đề xuất tham mưu cùng Ban Giám Hiệu mở thêm hệ Trung Cấp và Văn Bằng 2. Khoa cũng tích cực liên hệ và đề xuất để Ban Giám Hiệu cho phép mở thêm các chương trình liên kết tại Bà Rịa, tại các khu vực ở Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh, vừa tăng được uy tín cho trường, vừa mở rộng công tác giảng dạy, tạo thu nhập thêm cho giảng viên, nhân viên khoa.
Sĩ số sinh viên thi vào Trường và Khoa tiếp tục tăng lên, năm 2004 sinh viên đầu vào đã lên 1.024 sinh viên và cộng tất cả các khóa còn học tại trường, Khoa phải phụ trách đào tạo trực tiếp đại học cho gần 4.000 sinh viên.
Năm 2005 đáp ứng với sự tăng quá nhanh, Khoa Kinh Tế được Ban Giám Hiệu tách làm hai Khoa: Khoa Quản Trị - Kinh Tế Quốc Tế và Khoa Kế Toán Tài Chính. Khoa Quản Trị - Kinh Tế Quốc Tế phụ trách hai ngành chính là Quản Trị Kinh Doanh và Kinh Tế Ngoại Thương. Khoa Kế Toán Tài Chính phụ trách ngành Tài Chính Ngân Hàng và Kế Toán Kiểm Toán.
Với tên gọi mới, Khoa quản lý trực tiếp 2.042 sinh viên. Trong đó học sinh lớp ngày 55%, lớp đêm 45%, sinh viên chọn ngành Quản Trị Kinh Doanh chiếm 70%. Tất cả mọi thành viên trong Khoa lại tiếp tục giảng dạy và phấn đấu cho những mục tiêu phát triển dài lâu.
Năm 2003 chỉ có 317 sinh viên vào ở hai ngành Quản Trị Kinh Doanh và Ngoại Thương, đến năm 2005, 2006 số sinh viên đã tăng khá nhanh 550 sinh viên và 614 sinh viên.
Trong giai đoạn này, bước đột phá quan trọng của Khoa là xây dựng lại chương trình giảng dạy, tinh gọn và phù hợp hơn theo yêu cầu thực tiễn của các công ty, xí nghiệp tại khu công nghiệp Đồng Nai, Bình Dương. Việc cải cách phương pháp giảng dạy cũng tăng dần tính tự học của sinh viên thông qua các bài làm tại nhà, các buổi Seminar giúp cho sinh viên tự thảo luận và giải quyết các vấn đề liên quan đến môn học.
Thành công thứ hai của Khoa là đưa nhà trường, đưa hoạt động giảng dạy của Khoa về cùng doanh nghiệp. Từ năm 2006 Khoa đã gặp gỡ một số công ty nước ngoài, tạo mối quan hệ và tổ chức đưa sinh viên đến tận công ty thực tập lao động sáu tháng trước khi ra trường. Phần lớn các công ty đã hướng dẫn tiếp về kỹ năng thực hành, theo dõi hỗ trợ và tiếp nhận sau khi sinh viên ra trường. Khoa cũng chủ động giới thiệu và tổ chức các lớp ngắn ngày dạy về kỹ năng quản lý cho cán bộ - nhân viên trực tiếp tại công ty, nhờ đó nâng cao được mối liên kết giữa đào tạo của Khoa và nhu cầu của Doanh nghiệp.
Trong thời gian này, từng bước Khoa đã tăng cường số lượng giảng viên cơ hữu, cũng như nâng cao được năng lực chuyên môn, đến năm 2007 giảng viên cơ hữu tại Khoa đã có thể giảng dạy tất cả các môn trong chương trình, tránh được sự phụ thuộc vào giảng viên thỉnh giảng từ thành phố. Khoa cũng đã tìm kiếm, vận dụng được nhiều giảng viên người Đồng Nai (là các lãnh đạo doanh nghiệp, lãnh đạo sở ban ngành, có đủ điều kiện về học vị, chứng chỉ) tham gia vào đội ngũ giảng viên thỉnh giảng tại trường.
Năm 2007, Khoa được mở thêm chuyên ngành Luật kinh tế nằm trong ngành Quản trị kinh doanh, tạo sự đa dạng cho sự chọn lựa đầu vào cho sinh viên cũng như đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Năm 2008, thầy TS. Nguyễn Văn Nam được đề cử làm Trưởng Khoa QT – KTQT. Do đã từng giữ chức vụ Chánh Văn Phòng Khoa trong suốt nhiệm kỳ trước nên Thầy Nam có nhiều lợi thế am hiểu công việc, tiếp nhận và phát triển Khoa.
Đầu năm học 2008, số sinh viên trong Khoa đã lên đến 2.742 sinh viên, tỷ lệ sinh viên lớp ngày đã tăng dần đến 80% trên tổng số. Đây cũng là hướng tích cực vì sinh viên các tỉnh đã hội tụ về trường nhiều hơn, điểm đầu vào cao hơn. Còn các sinh viên là cán bộ, nhân viên ban ngày đi làm, thi vào không đạt điểm chuẩn được chuyển sang các hệ đào tạo khác.
Từ năm 2009 đến nay, số sinh viên vào Khoa đều đặn tăng theo quy mô đào tạo, hiện Khoa có trên 3.000 sinh viên các lớp chính quy.
Năm 2009, được phép của Ban Giám Hiệu nhà Trường, Khoa đã mở thêm chuyên ngành Quản trị Nhà hàng - Khách sạn, tạo cơ hội ngành nghề cho sinh viên quản trị kinh doanh, mở thêm hướng mới cho công việc điều hành quản lý các nhà hàng, khách sạn tại khu vực Đồng Nai cũng như các tỉnh lân cận.
Cũng từ năm 2009, để đáp ứng nhu cầu của xã hội, Khoa được phép mở thêm hệ Hoàn chỉnh đối với chương trình quản trị kinh doanh dành cho các sinh viên đã tốt nghiệp Cao đẳng, tiếp tục học thêm để hoàn thành chương trình đại học.
Năm 2013, thầy TS. Nguyễn Văn Tân đã được đề cử làm Trưởng Khoa QT – KTQT và tiếp theo chặng đường phát triển đó, năm 2014 Khoa đã mở thêm ngành Luật kinh tế để phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã hội hiện nay.
Không dừng ở đó, với xu thế đẩy mạnh du lịch tại địa bàn Tỉnh, Khoa đã mạnh dạn đề xuất mở thêm ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành trong năm 2018 để đáp ứng nhu cầu trên của xã hội.
Hiện tại, Khoa có 01 giáo sư, 01 phó giáo sư, 15 Tiến sĩ, 37 Thạc sĩ và 13 Cử nhân.
Hiện văn phòng Khoa được bố trí thành 4 phòng tại cơ sở 2 trường Đại học Lạc Hồng: Phòng D301, D302, D303 và phòng D304 được sử dụng để tiếp sinh viên, đây cũng là nơi diễn ra các cuộc họp chuyên môn của Khoa.
Về học bổng của Khoa: Học bổng cho Tân thủ khoa, khen thưởng sinh viên khá giỏi hàng năm, học bổng sinh viên nghèo vượt khó, học bổng doanh nghiệp…
Hiện tại, Khoa đang đào tạo 04 chuyên ngành: Quản trị kinh doanh, Kinh tế - Ngoại thương, Luật kinh tế, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
1.7 Giới thiệu chung về khoa Tài chính - Kế toán

  • Tên Khoa: Khoa Tài chính – Kế toán
  • Năm 1997: Khoa Kinh tế được thành lập.
  • Giới thiệu tóm tắt lịch sử thành lập của Khoa:

Khoa thành lập năm 1997 có tiền thân là Khoa Kinh Tế. Năm 2005, xuất phát từ nhu cầu học tập ngày càng tăng đối với các ngành kinh tế, Khoa Tài chính – Kế toán được thành lập trên cơ sở tách ngành Kế toán và ngành Tài chính – Ngân hàng ra khỏi Khoa Kinh Tế theo Quyết định số 298 ngày 17/9/2005 của Hiệu Trưởng Trường Đại học Lạc Hồng.
Do số lượng sinh viên của ngành Kế toán và Tài chính – Ngân hàng ngày càng tăng, đầu năm 2010, Khoa Tài chính – Kế toán tách thành hai khoa: Kế toán – Kiểm toán và Tài chính – Ngân hàng.
Đến năm 2014, để thuận lợi cho công tác quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo, ngày 01/7/2014, Hiệu trưởng Trường Đại học Lạc Hồng quyết định hợp nhất trở lại Khoa Tài chính - Kế toán

  • Đội ngũ Giảng viên gồm có: 02 Phó Giáo sư; 13 Tiến sĩ; 34 Thạc sĩ; 20 Đại học.
  • Chương trình đào tạo gồm có 2 ngành: Kế toán, Tài chính - Ngân hàng

Mục tiêu đào tạo:

Khoa Tài chính - Kế toán đào tạo cử nhân ngành Tài chính - Ngân hàng và cử nhân ngành Kế toán - Kiểm toán có phẩm chất chính trị, đạo đức, nắm vững những kiến thức cơ bản về tài chính, kế toán thuộc khối ngành kinh tế. Sinh viên Khoa Tài chính - Kế toán được đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo kết hợp đào tạo theo nhu cầu của xã hội, địa phương… đồng thời có tham khảo từ chương trình của các nước tiên tiến, các trường đại học trong và ngoài nước,…giúp cho sinh viên có năng lực nghiên cứu và có khả năng giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, kế toán. Do đó, sinh viên theo học và tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng hoặc Kế toán - Kiểm toán có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Hiện nay, nhằm chăm sóc tốt cho sinh viên với mục tiêu hướng đến người học Khoa Tài chính - Kế toán đã chú trọng hơn trong công tác hỗ trợ quản lý sinh viên thông qua đội ngũ giáo viên cố vấn, qua đây sinh viên sẽ được tư vấn và định hướng một cách có hệ thống và khoa học nhất để trang bị những kỹ năng sống cần thiết sau khi ra trường.
Học bổng sinh viên:
Sinh viên học tập tại Khoa Tài chính - Kế toán đạt kết quả học tập loại giỏi/ khá đều được nhận học bổng theo quy định của nhà trường, bên cạnh đó hàng năm sinh viên vượt khó học tập tốt còn được Khoa trao các suất học bổng do doanh nghiệp tài trợ như: Ngân hàng Sacombank, học bổng Nguyễn Văn Ký,…
Hợp tác quốc tế trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học:

Khoa đã kết hợp hợp tác với trường đại học National Kaohsiung University of Applied Sciences Cao Hùng Đài loan cho SV vừa tốt nghiệp ra trường và giảng viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn
Định hướng phát triển:
Trong thời gian tới, Khoa mở rộng tổ chức đào tạo bồi dưỡng Kế toán trưởng cho các doanh nghiệp, cơ quan hành chính sự nghiệp; tăng cường mối quan hệ hợp tác với Hội Kế toán tỉnh Đồng Nai, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Đồng Nai...; bên cạnh đó Khoa sẽ tăng cường cho Giảng viên tham gia chương trình đào tạo các lớp chuyên đề, tham gia chương trình Build-IT xây dựng để phát triển khả năng lãnh đạo và phương pháp giảng dạy...
1.8 Giới thiệu chung về khoa Ngôn ngữ Anh
            Khoa Ngôn Ngữ Anh – Trường Đại Học Lạc Hồng tiền thân là Khoa Ngoại Ngữ được thành lập từ năm 1997 cùng với sự ra đời của Trường Đại học Lạc Hồng và nhiều khoa khác trong Nhà trường. Quá trình xây dựng và phát triển của Khoa gắn liền với sự phát triển và trưởng thành của Nhà trường. Qua hơn 20 năm hoạt động, Khoa Ngôn ngữ Anh đã xây dựng được cơ cấu tổ chức và đội ngũ giảng viên tương đối ổn định, vững mạnh, có trình độ và kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh cho người không bản ngữ.
Giảng viên đào tạo, mô hình, các ngành đào tạo chính
Đội ngũ giảng viên gồm 01 Tiến sĩ, 21 Thạc sĩ, 07 đại học giàu kinh nghiệm và tâm huyết với nghề.
Khoa Ngôn Ngữ Anh quản lý đào tạo các hệ: Đại học chính quy,Văn bằng 2, Cao đẳng nghề liên thông Đại học, Trung cấp liên thông Đại học.
Liên kết đào tạo
- Tham gia đào tạo tiếng Anh cho Cục Hải quan Đồng Nai
- Tham gia đào tạo tiếng Anh cho Cán bộ Giảng viên của Trường
- Tham gia các chương trình tập huấn do Build-IT tổ chức
- Tham gia chương trình KPI của Đại học Arizona.
- Có kế hoạch tham gia đào tạo cán bộ làm việc mặt đất cho sân bay Long Thành.
Học bổng
Tặng học bổng đầu vào cho tân thủ khoa; khen thưởng sinh viên khá giỏi hàng năm; tặng học bổng (sinh viên nghèo vượt khó, sinh viên dân tộc thiểu số có kết quả học tập tốt); học bổng doanh nghiệp; giải quyết các chế độ chính sách: vay vốn, ưu đãi giáo dục,…
Hiện tại khoa Ngôn ngữ Anh đang quản lý ngành Ngôn ngữ Anh.
1.9 Giới thiệu chung về khoa Đông phương
- Tên đơn vị: Khoa Đông phương học
- Năm thành lập: 2002
- Tóm tắt lịch sử thành lập Khoa:
Năm 2002, khoa Đông phương học được thành lập. Chuyên ngành đầu tiên được mở ra đó là ngành Ngôn ngữ Trung Quốc. Sau đó, các chuyên ngành Đông phương học (2003) và Việt Nam học (2007) lần lượt được mở ra. Số lượng sinh viên đăng ký nhập học năm đầu tiên là 192 sinh viên và cho đến nay con số đã tăng lên gần 4000 sinh viên. Trải qua chặng đường 17 năm, Khoa đã cung cấp trên 1.600 cử nhân Đông phương học cho xã hội, đóng góp tích cực cho công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho tỉnh Đồng Nai và cho khu vực, đặc biệt là cho các khu, cụm công nghiệp đang đóng trên địa bàn tỉnh góp phần đáng ghi nhận vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong xu thế hội nhập toàn cầu.
- Giảng viên đào tạo: Hiện tại, Khoa có 03 Tiến sĩ, 18 Thạc sĩ, 13 Đại học.
- Mô hình đào tạo: Ngoài hệ chính quy tập trung, Khoa Đông phương học còn đào tạo các lớp liên thông và văn bằng 2.
 - Các ngành đào tạo chính: Ngôn ngữ Trung Quốc, Đông phương học và Việt Nam học (Hướng dẫn viên du lịch).
- Mục tiêu đào tạo: Đào tạo ra những cử nhân Đông phương học có đầy đủ năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức để cung ứng cho nhu cầu của xã hội đang ngày càng phát triển, góp một phần vào sự phát triển của đất nước.
- Liên kết khu vực: Khoa có nhiều mối quan hệ hợp tác với các trường đại học và tổ chức quốc tế, chẳng hạn như: Trường Đại học quốc tế Kobe, Trường Kowa, Trường Aomori (Nhật Bản), Trường Đại học NamHae, Tổ chức Korea Foudation (Hàn Quốc), Đại học Bách khoa Quế Lâm (Trung Quốc)…
- Học bổng: Hàng năm, Khoa đều nhận được rất nhiều học bổng (toàn phần hoặc bán phần) cho sinh viên đi thực tập hoặc trao đổi từ các trường đại học của Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Ngoài ra, sinh viên của Khoa còn thường xuyên nhận được nhiều suất học bổng từ các doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc đóng trên địa bàn Đồng Nai và một số tỉnh lân cận.
            Hiện tại, khoa Đông Phương đang quản lý đào tạo 03 ngành: Ngôn ngữ Trung Quốc, Đông phương học và Việt Nam học.
2. Thông tin về từng ngành
            Trường Đại học Lạc Hồng hiện nay được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép 22 ngành đào tạo bậc đại học, thông tin cụ thể từng ngành bậc đại học như sau:
2.1 Thông tin về ngành Dược học
- Thời lượng đào tạo, tổng số tín chỉ: 5 năm; 170 tín chỉ
- Định hướng mục tiêu đào tạo cụ thể:
Về thái độ

  • Tận tụy, có trách nhiệm trong hành nghề, vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân;
  • Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp;
  • Coi trọng việc kết hợp y-dược học hiện đại với y-dược học cổ truyền.
  • Tôn trọng luật pháp, thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ và những yêu cầu  nghề nghiệp.
  • Trung thực, khách quan, có tinh thần nghiên cứu khoa học và học tập nâng cao trình độ.

Về kiến thức

  • Có đủ kiến thức khoa học cơ bản và y dược học cơ sở.
  • Có kiến thức chuyên môn cơ bản trong sản xuất, kiểm nghiệm, tồn trữ, phân phối và tư vấn sử dụng thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng.
  • Nắm vững các quy định của pháp luật và chính sách liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ nhân dân.
  • Có phương pháp luận khoa học trong các công tác chuyên môn và nghiên cứu.

Về kỹ năng

  • Tổ chức được và thực hành tốt trong các lĩnh vực: sản xuất, kiểm nghiệm, tồn trữ, phân phối và tư vấn sử dụng đối với nguyên liệu làm thuốc, các dạng thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng.
  • Thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định, pháp luật về dược.
  • Xây dựng và triển khai kế hoạch về công tác dược trong các cơ sở y tế, cộng đồng và trong các chương trình y tế quốc gia.
  • Hướng dẫn, tư vấn chuyên môn dược cho các thành viên y tế khác.
  • Thông tin thuốc và tham gia giáo dục cộng đồng về thuốc.

- Triển vọng nghề nghiệp:
Sinh viên học ngành Dược tại Đại học Lạc Hồng, sau khi tốt nghiệp tùy vào nguyện vọng có thể làm việc ở các vị trí như:

  • Tự mở nhà thuốc tư nhân;
  • Làm việc tại các cơ sở khám chữa bệnh, tư vấn về sử dụng thuốc và sức khỏe cho người dân;
  • Làm công việc chuyên môn về dược trong ngành y tế;
  • Tham gia quá trình quản lý bệnh, kết hợp với bác sĩ tối ưu hóa và theo dõi việc điều trị dùng thuốc hoặc giải thích các kết quả xét nghiệm lâm sàng;
  • Dược sĩ trong các công ty sản xuất, kinh doanh dược phẩm;
  • Dược sĩ tham gia vào quy trình sản xuất, phân phối và quản lý thuốc tại các công ty, xí nghiệp dược phẩm hoặc nhà thuốc tư nhân của riêng mình;
  • Chuyên viên kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm tại các trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm - mỹ phẩm, công ty dược phẩm, công ty mỹ phẩm và thực phẩm chức năng;
  • Giảng dạy, nghiên cứu trong các đơn vị đào tạo và nghiên cứu chuyên môn hóa dược…

- Email liên lạc: ;
2.2 Thông tin về ngành Công nghệ thông tin

  • Thời lượng đào tạo: 4 năm.
  • Tổng số tín chỉ: 130.
  • Yêu cầu về tiếng Anh hoặc đào tạo chuyên ngành dành riêng cho chương trình học tiếng Anh: CCB hoặc tương đương.
  • Định hướng mục tiêu: trở thành đơn vị hàng đầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tế và thực hiện vai trò của mình trong việc chuyển giao các sản phẩm giáo dục và sản phẩm nghiên cứu trong phần mềm công nghệ thông tin, mạng máy tính và truyền thông tại Việt Nam.
  • Lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai: Mạng máy tính, Công nghệ phần mềm, Công nghiệp 4.0.
  • Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế: trao đổi sinh viên, giảng viên.
  • Email liên lạc:

2.3 Thông tin về ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí
- Thời lượng đào tạo: 4 năm.
- Tổng số tín chỉ: 130.
- Trình độ tiếng Anh: Chứng chỉ Tiếng Nhật hoặc Tiếng Anh, theo quy định của nhà trường.
- Mục tiêu:
+ Đào tạo nguồn nhân lực kỹ sư Cơ điện tử cho Việt nam và các nước trong khu vực. Ứng dụng kiến thức cơ bản để vận hành, khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị của hệ thống sản xuất tự động, kỹ năng tự nghiên cứu, giải quyết vấn đề trong lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp, cộng đồng. 
+ Kỹ năng giao tiếp hiệu quả, lãnh đạo phối hợp và thực hiện các đề án kỹ thuật với các thành viên nhóm giải pháp kỹ thuật.
+ Kỹ năng thiết kế và lắp ráp các thiết bị trong hệ thống sản xuất tự động.
- Lĩnh vực phát triển.
+ Các công ty, tập đoàn, khu chế xuất cung cấp các giải pháp sản xuất, lắp ráp, sửa chữa các hệ thống trang bị tự động trong nước cũng như nước ngoài.
+ Các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực Cơ Điện tử.
- Triển vọng nghề nghiệp đào tạo :
+ Kỹ sư thiết kế, vận hành hệ thống phần cứng và phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự động
+ Chuyên viên tư vấn công nghệ, thiết kế kỹ thuật, lập trình điều khiển, thi công chuyển giao dây chuyền, hệ thống tự động, bán tự động tại các công ty về cơ khí, điện, điện tử.
+ Giám đốc kỹ thuật, trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
+ Giảng dạy và nghiên cứu về Cơ điện tử tại các trường, học viện.    
- Mô hình liên kết: Liên kết đào tạo cấp chứng chỉ quốc tế 
+ Liên kết với doanh nghiệp Nhật Bản để mở các lớp tiếng nhật và văn hóa nhật bản 
+ Liên kết với doanh nghiệp/tổ chức kiểm định quốc tế :Chứng chỉ an toàn HSE  
+ Liên kết với doanh nghiệp/tổ chức kiểm định quốc tế : chứng chỉ nghề thiết kế CAD: CSWA, CSWP, CSWPA, CSWE, CPPA… 
- Email liên lạc:
2.4 Thông tin về ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
- Thời lượng đào tạo: 4 năm.
- Tổng số tín chỉ: 131.
- Trình độ tiếng Anh: Chứng chỉ Tiếng Nhật hoặc Tiếng Anh, theo quy định của nhà trường.
- Mục tiêu:
Mục tiêu đào tạo của ngành Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa: Sinh viên tốt nghiệp Ngành, trong vòng 3 năm có thể thực hiện được các nhiệm vụ:
+ Xây dựng, cải tiến máy, quy trình tự động hóa đáp ứng yêu cầu sản xuất hiện đại.
+ Linh hoạt áp dụng kỹ năng mềm và khả năng chuyên môn trong làm việc, lãnh đạo nhóm đa quốc gia, đa lĩnh vực nghiên cứu, chế tạo, vận hành, sản xuất.
+ Tự học tập suốt đời, nâng cao trình độ trong lĩnh vực yêu thích.
Mục tiêu đào tạo của Ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa Trường Đại học Lạc hồng được soạn thảo theo định hướng được đánh giá bởi Ủy ban ETAC (Engineering Technology Accreditation Commission) của ABET nhằm giải quyết phân khúc ứng dụng, triển khai các vấn đề kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.
Ngoài ra, Văn Kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh Đồng Nai lần thứ X (Nhiệm kỳ 2015 -2020) đã xác định:”Khuyến khích đầu tư phát triển ngành đào tạo Tự động hóa của Khoa Cơ điện – Điện tử Trường Đại học Lạc Hồng”
-Lĩnh vực phát triển.
+ Mạng truyền thông công nghiệp.
+ Quản lý công nghiệp.
+ Hệ thống Flexible Manufacturing System ứng dụng.
-Triển vọng nghề nghiệp đào tạo Ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa
+ Thiết kế, Lắp đặt, lập trình các kiểu tủ điều khiển.
+ Nhân lực tiếp nhận, lắp đặt, vận hành việc chuyển giao các hệ thống máy từ các công ty nước ngoài về Việt nam.
+ Mỗi công ty đều cần nhân lực ở bộ phận R&D (Research and Development), trong đó có 2 thành phần cực kỳ quan trọng tạo nên sự thành bại của công ty là Technology R&D và Process R&D.
+ Nhân lực nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới.
-Mô hình liên kết: Liên kết đào tạo cấp chứng chỉ quốc tế Siemens
- Email liên lạc:
2.5 Thông tin về ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
- Thời lượng đào tạo: 4 năm
- Tổng số tín chỉ: 128
- Yêu cầu về ngoại ngữ (hoặc đào tạo chuyên ngành dành riêng cho chương trình học tiếng Anh): Chứng chỉ Tiếng Nhật hoặc Tiếng Anh, theo quy định của nhà trường.
- Định hướng đào tạo
Sinh viên  ngành CNKTĐĐT được định hướng nghề nghiệp ngay từ năm nhất; sinh viên  được đào tạo tăng cường tiếng anh giao tiếp, đặc biệt là tiếng anh chuyên ngành; sinh viên  ít nhất tham gia 1 trong các cuộc thi công nghệ do Khoa, trường, trong nước cũng như quốc tế tổ chức; sinh viên buộc phải làm đồ án tốt nghiệp và báo cáo tốt nghiệp; sinh viên phải trải qua 2 đợt thực tập tại các nhà máy xí nghiệp; Trong các đợt đi tham quan, sinh viên phải có 1 đợt tham quan tại nhà máy điện; sinh viên phải được học và thi lấy chứng chỉ kỹ năng mềm và an toàn; sinh viên cần tham gia các hoạt động do đoàn, hội tổ chức; sinh viên được tạo điều kiện và môi trường học tập thuận lợi; sinh viên phải được tham gia chương trình trao đổi học tập với các trường đại học trong khối ASEAN.
+ Đẩy mạnh hơn nữa các cuộc thi công nghệ như: ROBOCON, Xe tiết kiệm nhiên liệu, lắp tủ điện, các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật, các dự án hỗ trợ cộng đồng như EPICS, Rockwell...
+ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các hướng nghiên cứu mới trong tương lai phục vụ cho sự phát triển của đất nước như: Năng lượng mới (Solar/Wind Energy, Fuelcell), Công nghệ nhúng FPGA, Robot công nghiệp, IoT (Internet of Things), Xử lý ảnh công nghiệp.
- Mục tiêu đào tạo của ngành CNKTĐĐT
SV tốt nghiệp ngành CNKTĐĐT trong vòng 03 năm có khả năng:
+ Tham gia hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực điện dân dụng và công nghiệp trong nước và quốc tế.
+ Quản lý các nhóm vận hành, bảo trì hệ thống Điện - Điện tử trong các nhà máy, hệ thống sản xuất công nghiệp, nghiên cứu sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực Điện - Điện tử trong nước và quốc tế
+  Thiết kế và cải tiến hệ thống Điện - Điện tử trong các nhà máy và hệ thống sản xuất công nghiệp trong nước và quốc tế.
+ Tham gia học tập và nghiên cứu suốt đời.
- Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai
Trong nước: sinh viên tốt nghiệp ngành CNKTĐĐT làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp trong khu công nghiệp với vai trò quản lý kỹ thuật, trưởng phòng bảo trì; các công ty tư vấn, thiết kế và xây lắp điện với vai trò người vận hành, thiết kế hoặc quản lý kỹ thuật; các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực điện - điện tử.
Ngoài nước: sinh viên tốt nghiệp ngành CNKTĐĐT có thể làm việc tại Nhật Bản và các nước trong khối ASEAN liên quan đến vận hành thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất, và lập trình cho hệ thống máy móc.
- Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế
+ Tiếp nhận các ủng hộ quốc tế về KIT thí nghiệm.
+ Tham gia các cuộc thi công nghệ do quốc tế tổ chức
+ Liên kết hợp tác NCKH và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp nước ngoài đóng trên địa bàn Việt Nam.
+ Giao lưu sinh viên quốc tế.
+ Hợp tác nghiên cứu với các giáo sư nước ngoài.
+ Nhận sinh viên quốc tế đến học.
+ Mở các buổi hội thảo chuyên đề để chào đón các giáo sư, thực tập sinh, chuyên gia nước ngoài đến để chia sẽ nghiên cứu và học thuật.
- Email liên lạc:
2.6 Thông tin về ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô
- Thời lượng đào tạo: 4 năm.
- Tổng số tín chỉ: 135.
- Trình độ tiếng Anh: Chứng chỉ Tiếng Nhật hoặc Tiếng Anh, theo quy định của nhà trường.
- Mục tiêu:
+ Tham gia làm việc chuyên nghiệp các lĩnh vực bảo trì, kiểm định, kinh doanh vận tải ô tô.
+ Có khả năng lãnh đạo làm việc nhóm, tham gia học tập và nghiên cứu suốt đời. 
+ Vận hành các dây chuyền lắp ráp ô tô tại các nhà máy, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm liên quan đến ngành công nghệ kỹ thuật ô tô
-Lĩnh vực phát triển.
+ Dịch vụ ô tô
+ Thiết kế ô tô
-Triển vọng nghề nghiệp đào tạo
+ Kỹ sư vận hành, giám sát sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô - máy động lực tại các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ôtô, các cơ sở sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng ôtô.
+ Kiểm định viên tại các trạm đăng kiểm ô tô
+ Nhân viên kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng ô tô.
+ Cố vẫn kỹ thuật, cố vấn dịch vụ tại các công ty ô tô như Toyota, Honda, Hyundai, Hino….
+ Nhân viên bảo trì thiết bị trong các nhà máy tại khu công nghiệp, bảo trì xe điện tại sân golf, hay sân bay.
+ Nhân viên huấn luyện tại các nhà máy sản xuất ô tô.
- Email liên lạc:
2.7 Thông tin về ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông
- Thời lượng đào tạo: 4 năm.
- Tổng số tín chỉ: 130
- Trình độ tiếng Anh: Chứng chỉ Tiếng Nhật hoặc Tiếng Anh, theo quy định của nhà trường.
- Mục tiêu:
+ Về kiến thức
Có kiến thức về nguyên lý, các phương pháp phân tích hoạt động các hệ thống kỹ thuật, công nghệ điện tử viễn thông như: hệ thống kỹ thuật điện tử tương tự, hệ thống điện tử số, hệ thống thông tin vệ tinh, hệ thống thông tin quang, hệ thống viba, hệ thống chuyển mạch, công nghệ FPGA, lập trình IC số và áp dụng các kỹ thuật này để phân tích, thiết kế mạch cho các thiết bị điện tử ứng dụng trong viễn thông.
Có kiến thức và biết áp dụng  các kỹ thuật viễn thông như: ghép kênh, trải phổ, anten truyền sóng, chuyển mạch, truyền dẫn, truyền số liệu và áp dụng các kỹ thuật này để phân tích hoạt động và vận hành bảo dưỡng  các thiết bị tương ứng.
Nắm bắt được các xu thế phát triển kỹ thuật trong chuyên ngành điện tử viễn thông
+ Về kỹ năng
Có khả năng ứng xử, giao tiếp, lập báo cáo, làm thuyết trình một cách bài bản, chuyên nghiệp và thuyết phục trong quá trình điều hành và quản lý sản xuất cũng như các hoạt động kinh tế khác của nhà máy.
Có khả năng làm việc theo nhóm, tổ sản xuất thông qua hoạt động thảo luận và sử dụng các công cụ và phương tiện hiện đại; trong quá trình sáng tạo, thi đua, nghiên cứu khoa học để nâng cao năng xuất và phát triển sản phẩm.
Có khả năng nghiên cứu độc lập và làm việc nhóm.
Tiếp cận và nắm bắt nhanh các công nghệ điện tử, viễn thông mới trên nền tảng các môn học lý thuyết và thực hành từ nhà trường.
 Sử dụng tốt các phần mềm chuyên ngành như: Labview, AutoCAD, ORCAD, Matlab, Proteus…
+ Về thái độ
Tôn trọng luật pháp, thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ và những yêu cầu  nghề nghiệp.
Trung thực, khách quan, có tinh thần nghiên cứu khoa học và học tập nâng cao trình độ.
- Lĩnh vực phát triển.
Ngành kỹ thuật điện tử - viễn thông là ngành sử dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để tạo nên các thiết bị, cáp và thiết bị điện tử như: máy thu hình, điện thoại, máy tính cá nhân, máy tính bảng… nhằm xây dựng hệ thống mạng thông tin liên lạc trên toàn cầu, giúp cho việc trao đổi thông tin giữa con người với nhau diễn ra thuận lợi trong những điều kiện không gian và thời gian khác nhau.
- Triển vọng nghề nghiệp đào tạo
Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nhanh về khoa học và công nghệ, trong khi nguồn nhân lực lĩnh vực này đang thiếu hụt. Vì vậy, khối ngành kỹ thuật, điển hình như ngành kỹ thuật điện tử - Truyền thông đang là sự lựa chọn hàng đầu của các sinh viên (SV) trẻ, năng động, đam mê công nghệ khoa học kỹ thuật
Theo học ngành này, SV sẽ được đào tạo kiến thức chuyên môn về lĩnh vực điện tử, truyền thông và có khả năng tiếp cận với công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến như mạng không dây; mạng truyền số liệu; viba số; hệ thống phát thanh - truyền hình; công nghệ phân tích và xử lý tín hiệu, âm thanh, hình ảnh. SV có khả năng tiếp cận, nắm bắt các công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến và hoạt động của mạng truyền thông hiện đại; đồng thời có khả năng thiết kế, xây dựng, khai thác, vận hành, sử dụng, bảo trì các thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông.
Nhu cầu về thông tin truyền thông của xã hội hiện nay ngày càng trở nên vô cùng quan trọng. Con người trong thế giới hiện đại không thể sống thiếu các thiết bị, phương tiện hỗ trợ thông tin như: các thiết bị thông tin vệ tinh, hệ thống truyền dẫn thông tin quang, di động, phát thanh, truyền hình, điện thoại, máy tính cá nhân, máy tính bảng, máy chủ… Tất cả kết nối với nhau tạo thành mạng thông tin toàn cầu.
- Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế
+ Liên kết hợp tác NCKH và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp nước ngoài đóng trên địa bàn Việt Nam.
+ Giao lưu sinh viên quốc tế.
- Email liên lạc:

 2.8 Thông tin về ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng

Thời gian, mục tiêu ngành Công nghệ Kỹ thuật công trình xây dựng
Thời gian đào tạo cụ thể các hệ như sau: Đại học: 3.5 năm + 0.5 năm thực tập. Tổng số tín chỉ là 132 TC. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội; phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ hội nhập và hợp tác quốc tế. Bồi dưỡng nhân tài, có khả năng học lên sau đại học và phát triển nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng cao. Sinh viên tốt nghiệp làm việc hiệu quả, từng bước tự đào tạo thành nhà quản lý đáp ứng nhu cầu của các tổ chức trong xã hội. Yêu cầu về chuẩn ngoại ngữ có kiến thức tiếng Anh chuyên ngành và phải đạt trình độ tiếng Anh giao tiếp tương đương trình độ Toeic 400.
Kiến thức và triển vọng nghề nghiệp sinh viên
Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản, các kiến thức chuyên môn cần thiết, có khả năng thiết kế, thi công, tổ chức quản lý các loại công trình xây dựng; có kiến thức kiến trúc, dự toán, trắc địa, nền móng, kết cấu, cấp thoát nước, tổ chức thi công…; có năng lực thiết kế và tổ chức thi công các công trình dân dụng và công nghiệp, công trình giao thông (cầu và đường). Kỹ sư thiết kế, quản lý dự án, giám sát, chuyên viên tư vấn, lập hồ sơ dự toán, thanh toán, quyết toán công trình, tham gia đấu thầu. Người chủ doanh nghiệp, người quản lý điều hành hoặc trực tiếp sản xuất.
Các chuyên viên tại cơ quan quản lý nhà nước, hoặc giảng viên tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp với vai trò: kỹ sư thiết kế, kỹ sư quản lý dự án, kỹ sư giám sát, chuyên viên tư vấn, lập hồ sơ dự toán, thanh toán, quyết toán công trình, tham gia đấu thầu. Các nhà máy xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng với vai trò là người chủ doanh nghiệp, người quản lý điều hành hoặc trực tiếp sản xuất. Các cơ quan quản lý nhà nước, tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.
Chăm sóc sinh viên

Chăm lo đời sống sinh viên

  • Nội – ngoại trú: Môi trường sống với ký túc xá hiện đại; Dịch vụ phục vụ ăn uống (căn tin); Môi trường rèn luyện sức khỏe (phòng yoga, phòng tập gym, sân tập võ thuật, sân tập bóng đá, bóng chuyền, cầu lông,…).
  • Chăm lo tinh thần – học tập sinh viên: Thăm hỏi tặng quà sv không về quê ăn tết; tặng quà cho sinh viên tại địa phương; chương trình tặng vé xe về Tết cho sinh viên. Bên cạnh đó, sinh viên được tham gia các lớp bổ trợ kiến thức, được học cùng chuyên gia tư vấn tâm lý học đường.
  • Chế độ chính sách: Tặng học bổng đầu vào; hàng năm khen thưởng sinh viên khá giỏi năm học; tặng học bổng nghèo vượt khó; học bổng doanh nghiệp; giải quyết các chế độ chính sách: vay vốn, ưu đãi giáo dục,…

Hoạt động xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao

  • Hoạt động văn hóa, văn nghệ: Tham gia CLB văn nghệ, nhảy, ghi-ta; giao lưu với sinh viênkhoa khác; giao lưu và hát cùng các ca sĩ nổi tiếng; tham gia cuộc thi sinh viên thanh lịch.
  • Hoạt động thể thao: Giải bóng đá nam nữ; bóng chuyền nam nữ; cầu lông; tham gia CLB võ thuật,…
  • Hoạt động dã ngoại: Cắm trại; tham gia các trại rèn luyện nâng cao khả năng thích nghi; đi tham quan, dã ngoại tại các khu du lịch học tập thực tế…
  • Hoạt động thiện nguyện, công tác xã hội: Tiếp sức đến trường; mùa hè xanh; hiến máu nhân đạo; thăm hỏi và tặng quà cho bệnh nhân, người già neo đơn, trẻ em mô côi…

Hoạt động học thuật

  • Sân chơi học thuật: Tham gia cuộc thi Olympic Cơ học toàn quốc; Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Đồng Nai.
  • Nâng cao kỹ năng: Tham gia các khóa kỹ năng mềm phù hợp với chuyên ngành học; CLB kỹ năng.
  • Hoạt động NCKH, triển lãm công nghệ, chuyển giao công nghệ
  • Hoạt động tham quan thực tế: Tham quan các công trình dân dụng và công nghiệp; hạ tầng và công trình cầu đường.
  • Việc làm, du học: Tham gia Hội chợ việc làm; hội thảo con đường nghề nghiệp; du học;…

Phát triển bản lĩnh chính trị: tham gia các phong trào học tập làm theo tấm gương đạo đức HCM; BCH Đoàn – Hội sv các cấp; tập huấn cán bộ Đoàn – Hội SV, học lớp cảm tình Đảng; được kết nạp vào hàng ngũ của Đảng (nếu đủ điều kiện).

    Qũy khuyến học sinh viên Khoa kỹ thuật công trình: nhằm hỗ trợ, giúp đỡ cho những sinh viên trong Khoa có hoàn cảnh khó khăn nhưng cố gắng vươn lên trong học tập.
Thông tin liên hệ

2.9 Thông tin về ngành Công nghệ kỹ thuật hoá học

- Thời lượng đào tạo: 4 năm (8 học kỳ) trong đó: học 7 học kỳ, thực tập 1 học kỳ)
- Tổng số tín chỉ: 140 tín chỉ
- Yêu cầu về tiếng Anh: Phải có một trong các bảng điểm hoặc chứng chỉ sau:

  • Bảng điểm Toeic đạt từ 400 điểm trở lên (do ETS cấp)
  • Bảng điểm TOEFL ITP thi trên giấy đạt từ 400 điểm trở lên (do ETS cấp)
  • Bảng điểm TOEFL iBT đạt từ 32 điểm trở lên (do ETS cấp)
  • Bảng điểm IELTS đạt từ 4.5 điểm trở lên, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 4.0 (do Bristish Council cấp)
  • Giấy chứng nhận kết quả thi tiếng Anh tương đương 400 điểm TOEIC trở lên do trường Đại học cấp vào năm 2011
  • Chứng chỉ B tiếng Anh do trường Đại học Lạc Hồng cấp
  • Bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học ngành Ngữ văn Anh hệ chính qui, tại chức, văn bằng 2, liên thông, hoàn chỉnh có phôi bằng của Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Trang bị kiến thức chuyên môn vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp tốt, tính chuyên nghiệp cao, có đủ trình độ và năng lực để làm việc trong các công ty, nhà máy sản xuất các sản phẩm Hóa học;
  • Có khả năng thiết kế và phát triển các quy trình sản xuất các sản phẩm hóa học theo định hướng phát triển bền vững, ít chất thải, an toàn cho môi trường và con người;
  • Trang bị kiến thức tiếng Anh giao tiếp ở mức độ cơ bản trong công việc; có khả năng đọc hiểu các tài liệu tiếng Anh chuyên ngành
  • Đào tạo kỹ sư có nền tảng kiến thức để có thể tiếp tục theo học các chương trình đào tạo sau đại học và phát triển nghiên cứu khoa học;
  • Nâng cao kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, có thể đảm nhận vai trò quản lý, giám sát trong các nhà máy, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ Hóa học.
  • Phát triển khả năng áp dụng những kỹ thuật, công cụ, phần mềm cần thiết phục vụ cho công việc của người kỹ sư Kỹ thuật Hoá học
  • Sản xuất hóa chất và các nguyên vật liệu liên quan
  • Sản xuất  sản phẩm  tẩy rửa, chăm sóc cá nhân, mỹ phẩm...
  • Sản xuất thực phẩm và thức uống, sản xuất phụ gia thực phẩm
  • Sản xuất thức ăn gia súc
  • Sản xuất sơn, phân bón
  • Sản xuất cao su, polymer, giấy, vật liệu composite
  • Các trung tâm đo lường và phân tích chất lượng
  • Các viện, trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm
  • Các trường đại học/cao đẳng, viện nghiên cứu trong và ngoài nước
  • Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:
  • Nhân viên tại: bộ phận phân tích chất lượng (QA); bộ phân kiểm soát chất lượng (QC); bộ phận kinh doanh các thiết bị, máy móc, nguyên liệu, hóa chất.
  • Kỹ thuật viên tại: phòng thí nghiệm (Laboratory staff), bộ phận sản xuất.
  • Giám sát sản xuất (Production supervisor).
  • Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D), chuyên viên phân tích tại các trung tâm kiểm nghiệm và phân tích chất lượng.
  • Kỹ sư quy trình (Process Engineer).
  • Tham gia giảng dạy hoặc nghiên cứu.
  • Học tập nâng cao trình độ
  • Mô hình liên kết: với các trường đại học, viện Vật liệu thuộc Viện hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam, các công ty thuộc lĩnh vực sản xuất liên quan đến ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học để đưa sinh viên đến thực tập, nghiên cứu khoa học.
  • Email liên lạc:

2.10 Thông tin về ngành Công nghệ thực phẩm
- Thời lượng đào tạo: 4 năm (Học 3.5 năm, thực tập 0.5 năm), tổng số tín chỉ: 136 tín chỉ.
- Yêu cầu về tiếng Anh: Phải có một trong các bảng điểm hoặc chứng chỉ sau:

  • Bảng điểm Toeic đạt từ 400 điểm trở lên (do ETS cấp)
  • Bảng điểm TOEFL ITP thi trên giấy đạt từ 400 điểm trở lên (do ETS cấp)
  • Bảng điểm TOEFL iBT đạt từ 32 điểm trở lên (do ETS cấp)
  • Bảng điểm IELTS đạt từ 4.5 điểm trở lên, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 4.0 (do Bristish Council cấp)
  • Giấy chứng nhận kết quả thi tiếng Anh tương đương 400 điểm TOEIC trở lên do trường Đại học cấp vào năm 2011
  • Chứng chỉ B tiếng Anh do trường Đại học Lạc Hồng cấp
  • Bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học ngành Ngữ văn Anh hệ chính qui, tại chức, văn bằng 2, liên thông, hoàn chỉnh có phôi bằng của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Định hướng mục tiêu, các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai, mô hình liên kết, hợp tác quốc tế.

Định hướng mục tiêu:

  1. Đào tạo nhân lực có chuyên môn vững, có khả năng làm việc theo nhóm và kỹ năng giao tiếp tốt.
  2. Đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ Thực phẩm có đạo đức nghề nghiệp tốt, tính chuyên nghiệp cao, có đủ trình độ và năng lực để làm việc trong các nhà máy sản xuất và chế biến các sản phẩm thực phẩm.
  3. Đào tạo kỹ sư Công nghệ Thực phẩm có khả năng thiết kế, phát triển các quy trình sản xuất các sản phẩm thực phẩm theo định hướng phát triển bền vững, ít chất thải, an toàn cho môi trường và con người.
  4. Đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ Thực phẩm biết sử dụng tiếng Anh chuyên ngành và tiếng Anh giao tiếp trong công việc và nghiên cứu.
  5. Đào tạo kỹ sư có nền tảng kiến thức và khả năng tiếp tục theo học các chương trình đào tạo sau đại học và phát triển nghiên cứu khoa học.
  6. Đào tạo kỹ sư có khả năng làm việc với vai trò quản lý, giám sát trong các nhà máy, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ Thực phẩm.

Các lĩnh vực:

  • Công nghệ chế biến thực phẩm
  • Phân tích và kiểm tra chất lượng thực phẩm
  • Quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm
  • Dinh dưỡng
  • Công nghệ sau thu hoạch
  • Phát triển sản phẩm…

Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:

  • Kỹ sư công nghệ thực phẩm, kỹ sư sản xuất (Production engineer); Nhân viên/trưởng phó phòng Quản lý chất lượng (QC: Quality control), giám sát, kiểm tra chất lượng (QA: Quality Assurance); Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D); tổ trưởng, quản lý và chỉ đạo sản xuất…trong các công ty, doanh nghiệp trong nước và quốc tế sản xuất và kinh doanh thực phẩm;
  • Kỹ thuật viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong các trường, học viện, trung tâm nghiên cứu về thực phẩm và dinh dưỡng, công nghệ sau thu hoạch…;
  • Nhân viên, kỹ thuật viên trong các cơ quan dịch vụ, quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường và sức khỏe cộng đồng;
  • Chuyên viên trong bộ phận kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại các Trung tâm, Phòng, Sở… trực thuộc bộ Y tế;
  • Tự tổ chức sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm, phụ gia thực phẩm…;

Mô hình liên kết: đào tạo gắn kết với doanh nghiệp, công ty sản xuất và chế biến thực phẩm.

- Email liên lạc:
2.11 Thông tin về ngành Khoa học môi trường
- Thời lượng đào tạo: 4 năm (Học 3.5 năm, thực tập 0.5 năm)
- Tổng số tín chỉ: 138 tín chỉ
- Yêu cầu về tiếng Anh: Phải có một trong các bảng điểm hoặc chứng chỉ sau:

  • Bảng điểm Toeic đạt từ 400 điểm trở lên (do ETS cấp)
  • Bảng điểm TOEFL ITP thi trên giấy đạt từ 400 điểm trở lên (do ETS cấp)
  • Bảng điểm TOEFL iBT đạt từ 32 điểm trở lên (do ETS cấp)
  • Bảng điểm IELTS đạt từ 4.5 điểm trở lên, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 4.0 (do Bristish Council cấp)
  • Giấy chứng nhận kết quả thi tiếng Anh tương đương 400 điểm TOEIC trở lên do trường Đại học cấp vào năm 2011
  • Chứng chỉ B tiếng Anh do trường Đại học Lạc Hồng cấp
  • Bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học ngành Ngữ văn Anh hệ chính qui, tại chức, văn bằng 2, liên thông, hoàn chỉnh có phôi bằng của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Định hướng mục tiêu:
+ Trang bị kiến thức khoa học cơ bản và kỹ thuật cơ sở ngành môi trường vững chắc; có phương pháp tư duy hệ thống, có khả năng thích ứng tốt với thực tế; có tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.
+ Nâng cao kỹ năng mềm như ngoại ngữ, tin học, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề.
- Các lĩnh vực:
+ Quản lý môi trường (cán bộ môi trường chuyên trách, Công an, thanh tra môi trường,…)
+ Tư vấn, thiết kế hệ thống xử lý môi trường
+ Xử lý nước thải, chất thải
+ Giám sát an toàn lao động
+ Nghiên cứu, phân tích và phát triển môi trường;
+ Giảng dạy và nghiên cứu về CNMT tại các cơ sở đào tạo
- Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:
+ Một lĩnh vực không thể thiếu trong xu hướng xã hội và tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Có thể đảm nhiệm công tác nghiên cứu, quản lý, chuyên viên, kỹ sư tại các trung tâm nghiên cứu, cơ quan quản lý môi trường, các tổ chức quốc tế, dự án phi chính phủ về môi trường, các công ty cấp thoát nước, doanh nghiệp tư vấn giải pháp môi trường, các nhà máy sản xuất, ban quản lý môi trường tại các khu công nghiệp, chế xuất…
+ Tại tất cả các công ty, nhà máy sản xuất chuyên nghiệp hầu như đều cần kỹ sư môi trường để thực hiện công tác quản lý, sáng chế, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, công nghệ, quy trình phục vụ con người theo hướng xanh, sạch, tiết kiệm và bảo vệ môi trường.
- Mô hình liên kết với Viện Môi trường và Tài nguyên TP. Hồ Chí Minh, Các Doanh nghiệp lĩnh vực môi trường và sản xuất.
- Email liên lạc:
2.12 Thông tin về ngành Công nghệ sinh học
- Thời lượng đào tạo: 4 năm (Học 3.5 năm, thực tập 0.5 năm)
- Tổng số tín chỉ: 138 tín chỉ
- Yêu cầu về tiếng Anh: Phải có một trong các bảng điểm hoặc chứng chỉ sau:

  • Bảng điểm Toeic đạt từ 400 điểm trở lên (do ETS cấp)
  • Bảng điểm TOEFL ITP thi trên giấy đạt từ 400 điểm trở lên (do ETS cấp)
  • Bảng điểm TOEFL iBT đạt từ 32 điểm trở lên (do ETS cấp)
  • Bảng điểm IELTS đạt từ 4.5 điểm trở lên, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 4.0 (do Bristish Council cấp)
  • Giấy chứng nhận kết quả thi tiếng Anh tương đương 400 điểm TOEIC trở lên do trường Đại học cấp vào năm 2011
  • Chứng chỉ B tiếng Anh do trường Đại học Lạc Hồng cấp
  • Bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học ngành Ngữ văn Anh hệ chính qui, tại chức, văn bằng 2, liên thông, hoàn chỉnh có phôi bằng của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Định hướng mục tiêu:
+ Trang bị kiến thức khoa học cơ bản và kỹ thuật cơ sở ngành công nghệ sinh học vững chắc; có phương pháp tư duy hệ thống, có khả năng thích ứng tốt với thực tế; có tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.
+ Nâng cao kỹ năng mềm như ngoại ngữ, tin học, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề.
- Các lĩnh vực:
+ Nhân giống cây trồng bằng Nuôi cấy mô tế bào thực vật in vitro
+ ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao cung cấp các sản phẩm rau sạch thủy canh
+ Kiểm nghiệm vi sinh vật trong nước, thực phẩm, mỹ phẩm
+ Tạo các chế phẩm vi sinh vật phục vụ các ngành thủy sản
+ Nuôi trồng nấm ăn, nấm dược liệu
+ Chiết xuất các hoạt chất trong nấm và cây dược liệu
- Triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:
+ Làm ở các Viện, Trung tâm, Công ty công nghệ cao về nhân giống và nuôi trồng các loại cây nông, lâm nghiệp, cây kiểng và cây dược liệu;
+ Tự mở cơ sở vi nhân giống và trồng trọt các loại cây trồng; Tự mở cơ sở nuôi trồng nấm ăn hay nấm dược liệu
+ Hoặc có thể vào làm tại các công ty: Chế biến thực phẩm chức năng, Chế biến thực phẩm trong chăn nuôi, Kiểm nghiệm vi sinh vật trong thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm hay xử lý môi trường, cũng có thể trở thành kỹ thuật viên xét nghiệm ở các phòng khám, bệnh viện
- Mô hình liên kết với Viện Sinh học Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh, Các Doanh nghiệp lĩnh vực Công nghệ Sinh học trong nước, các công ty tuyển dụng chuyên ngành công nghệ sinh học ở Nhật Bản

- Email liên lạc:
2.13 Thông tin về ngành Quản trị kinh doanh
Thời lượng đào tạo
- Đại học chính quy: 3,5 năm (gồm cả thời gian thực tập)
- Cao đẳng liên thông lên đại học:
+ Đúng ngành: 1,5 năm
+ Không đúng ngành: 02 năm
- Trung cấp chuyên nghiệp liên thông lên đại học: 02 năm
- Văn bằng 2: 02 năm
Tổng số tín chỉ tích lũy tối thiểu toàn khóa: 120 tín chỉ
Định hướng mục tiêu:
- Đào tạo kiến thức nền tảng và chuyên sâu về khoa học kinh tế - xã hội.
- Phát triển kỹ năng tư duy logic, phân tích và giải quyết vấn đề hiệu quả.
- Phát triển kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp hiệu quả.
- Phát triển năng lực khám phá tri thức để học tập trọn đời.
Các lĩnh vực trong ngành Quản trị kinh doanh
- Quản trị sản xuất
- Quản trị hoạt động thương mại
- Quản trị dịch vụ
Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai
Sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc tại:
- Các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ trong và ngoài nước, cụ thể như các cấp quản lý (Quản đốc, Giám sát, Trưởng nhóm bán hàng,…);
- Các cơ quan hành chính sự nghiệp như chuyên viên, giám sát,…;
- Các cơ sở đào tạo như đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, học viện nghiên cứu;
- Tạo lập dự án kinh doanh cho chính bản thân mình;
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ : Cơ sở II Trường Đại học Lạc Hồng (Các phòng D301 - D302 - D303 - D304)
- Điện thoại : 0251.3952252. fax : 84.61.952534.
- Email : 
2.14 Thông tin về ngành Kinh tế - Ngoại thương
- Thời lượng đào tạo: 3,5 năm
-  Tổng số tín chỉ : 120
Định hướng mục tiêu,
- Trang bị kiến thức nền tảng về khoa học xã hội nhân văn, khoa học kinh tế, văn hoá kinh doanh, luật pháp thương mại
- Phát triển năng lực khám phá tri thức, giải quyết vấn đề, tư duy hệ thống để học tập trọn đời.
- Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, thương lượng, giải quyết vấn đề.
- Phát triển khả năng lập kế hoạch, triển khai, vận hành các hoạt động thương mại trong và ngoài nước của một doanh nghiệp
- Vận dụng tiếng Anh (ngoại ngữ) trong học tập, nghiên cứu và công việc.
- Tiếng Nhật giao tiếp (tùy chọn)
Các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai
- Lập kế hoạch và triển khai hoạt động thương mại trong và ngoài nước của một doanh nghiệp: nghiên cứu thị trường, đàm phán, soạn thảo ký kết và thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
- Tổ chức và quản lý hoạt động logistics giao nhận vận tải, xuất nhập hàng hóa.
- Quản lý đơn hàng tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu;
- Chuyên viên các phòng kinh doanh, marketing, phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu, phòng Thu mua, Giao nhận, Logistics của các đơn vị sản xuất kinh doanh, công ty thương mại, các công ty xuất nhập khẩu.
- Chuyên viên tại các văn phòng đại diện, các đơn vị dịch vụ, các cửa khẩu, cảng vụ, đại lý vận tải tàu biển, hàng không, bảo hiểm,
- Chuyên viên giao dich, thanh toán quốc tế trong các ngân hàng thương mại
- Chuyên viên tại các cơ quan ban ngành quản lý ngoại thương, Hải quan, Trung tâm xúc tiến Thương mại địa phương.
- Học tiếp các chương trình sau Đại học và hướng đến Nghiên cứu giảng dạy tại các trường Cao đẳng, Đại học, các Viện nghiên cứu, kinh tế
- Tự khởi nghiệp kinh doanh
Thông tin liên hệ
Địa chỉ : Cơ sở II Trường Đại học Lạc Hồng (Các phòng D301 - D302 - D303 - D304)
Điện thoại : 0251.3952252. fax : 84.61.952534.
            Email : 
2.15 Thông tin về ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
- Thời lượng đào tạo: 3,5 năm
-  Tổng số tín chỉ : 120
Định hướng mục tiêu:
- Biết những kiến thức hiện đại về quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
- Vận dụng những bài học kinh nghiệm quản lý, điều hành và nghiệp vụ của các nhà doanh nghiệp, quản lý trong và ngoài nước để phục vụ công việc.
- Vận dụng những kỹ năng và phẩm chất phù hợp để quản lý, điều hành và thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn trong doanh nghiệp du lịch – lữ hành một cách khoa học và có hiệu quả cao.
- Phát triển năng lực tự học, khám phá tri thức để học tập trọn đời.
Các lĩnh vực trong ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
- Quản trị Du lịch - lữ hành
- Quản trị nhà hàng
- Quản trị khách sạn
- Quản trị sự kiện, lễ hội
- Hướng dẫn du lịch
Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai
Sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc tại:
- Quản lý, chuyên viên phụ trách các bộ phận lưu trú, nhà hàng, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, tổ chức hội nghị - sự kiện;
- Quản trị - điều hành - thiết kế tour tại các công ty trong và ngoài nước;
 - Hướng dẫn viên du lịch hoặc;
- Chuyên viên tại các Sở, Ban, Ngành về Du lịch;
- Nghiên cứu, giảng dạy về du lịch tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu,
- Tạo lập dự án kinh doanh cho chính bản thân mình;
Thông tin liên hệ
Địa chỉ : Cơ sở II Trường ĐH Lạc Hồng (Các phòng D301 - D302 - D303 - D304)
Điện thoại : 0251.3952252. fax : 84.61.952534.
Email : 
2.16 Thông tin về ngành Luật kinh tế
- Đại học chính quy: 3,5 năm (gồm cả thời gian thực tập)
- Cao đẳng liên thông lên đại học:
+ Đúng ngành: 1,5 năm
+ Không đúng ngành: 02 năm
- Trung cấp chuyên nghiệp liên thông lên đại học: 02 năm
- Văn bằng 2: 02 năm
Tổng số tín chỉ tích lũy tối thiểu toàn khóa: 120 tín chỉ
Định hướng mục tiêu:
- Đào tạo kiến thức cơ bản và chuyên sâu về pháp luật kinh tế, thực tiễn pháp lý tại Việt Nam và thế giới.
- Trang bị kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật.
- Đào tạo kỹ năng vận dụng những kiến thức để định hướng chuyên sâu, rèn luyện kỹ năng thực hành, giải quyết được một số vấn đề thông thường trong lĩnh vực pháp luật nói chung và pháp luật kinh tế nói riêng.
- Kết hợp đào tạo chuyên môn và phát triển các kỹ năng cần thiết phục vụ cho ngành học như: năng giải quyết xung đột, kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng làm việc nhóm,… một cách hiệu quả.
Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai
Sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc tại:
- Các tổ chức kinh tế (phụ trách về nhân sự, pháp lý).
- Các cơ quan nhà nước (phụ trách về nhân sự, pháp lý, thanh tra).
- Các tổ chức hành nghề luật (luật sư, công chứng, thừa phát lại).
- Các cơ sở nghiên cứu, đào tạo (nghiên cứu, giảng dạy, thanh tra)
Thông tin liên hệ
   Địa chỉ : Cơ sở II Trường ĐH Lạc Hồng (Các phòng D301 - D302 - D303 - D304)
   Điện thoại : 0251.3952252. fax : 84.61.952534.

   Email : 
2.17 Thông tin về ngành Kế Toán
Bằng cấp: Cử nhân Kế toán (Hệ chính quy)
Hệ đào tạo và Thời gian đào tạo:
- Đại học: 3,5 năm (đối với lớp học ban ngày); 4 năm (đối với lớp học ban đêm)
- Liên thông Trung cấp lên Đại học: 02 năm (lớp học ban đêm)
- Liên thông Cao đẳng lên Đại học: 1,5 năm (lớp học ban đêm)
- Văn bằng 2: 02 năm (lớp học ban đêm)
Tổng số tín chỉ: 112
Trình độ tiếng Anh: Chứng chỉ Tiếng Anh, theo quy định của nhà trường.
Ngành học Kế toán - Kiểm toán trang bị các kiến thức chung về khối kinh tế, kiến thức cơ bản  của ngành như tài chính tiền tệ, kế toán tài chính, kế toán quản trị,… và các kiến thức chuyên sâu theo từng chuyên ngành: Kế toán, Kiểm toán. Người học được trang bị các kiến thức và nắm vững các chế độ tài chính, kế toán theo pháp luật; có khả năng điều hành công tác kế toán, kiểm toán nội bộ và tài chính ở các loại hình doanh nghiệp, thực hành và hướng dẫn thực hiện các công việc kế toán, kiểm toán nội bộ,…
Kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tình hình kinh tế tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp… Tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán có thể làm việc trong các bộ phận kế toán, tài chính, tài vụ, tín dụng của tất cả các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức,… Đầu ra của ngành rất rộng mở, hiện nay cả nước có khoảng trên 500.000 doanh nghiệp, nền kinh tế phát triển, các công ty mở ra càng nhiều, mỗi doanh nghiệp như vậy đều cần ít nhất 1-2 kế toán, chưa kể các công ty khoảng từ 50 người trở lên cần nhiều hơn thế. Bên cạnh đó chưa kể đến các đơn vị hành chính sự nghiệp, cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính phủ,… đều cần kế toán.
Kiếm toán là việc nghiên cứu và kiểm tra các tài khoản hàng năm của một tổ chức, do một người hoặc một tổ chức độc lập, đủ danh nghĩa là kiểm toán viên tiến hành để khẳng định rằng những tài khoản đó phản ánh đúng đắn tình hình tài chính thc tế, không che giấu sự gian lận và được trình bày theo luật định. Kim toán có thể làm việc tại các công ty, tổ chức, văn phòng kiểm toán; làm việc ở bất kỳ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nào cần kiểm tra và giám sát các hoạt động tài chính của đơn vị; làm việc trong các cơ quan kiểm toán nhà nước.
Kiểm toán và kế toán là 2 công việc khác nhau nhưng 2 chuyên ngành này được đào tạo theo chương trình tương đương nhau, do đó, người học kế toán vẫn có thể làm kiểm toán nếu nắm chắc kĩ năng và học hỏi thêm, ngược lại cũng vậy.
2.18 Thông tin về ngành Tài chính – Ngân hàng
Hệ đào tạo: Đại học chính quy.
Thời gian đào tạo: 3,5 năm (đối với lớp học ban ngày); 4 năm (đối với lớp học ban đêm).
Bằng cấp: Cử nhân Tài chính - Ngân hàng.
Tổng số tín chỉ: 112
Trình độ tiếng Anh: Chứng chỉ Tiếng Anh, theo quy định của nhà trường.
Tài chính - Ngân hàng là một ngành khá là rộng, liên quan đến tất cả các dịch vụ giao dịch, luân chuyển tiền tệ. Vì vậy có rất nhiều các lĩnh vực chuyên ngành hẹp tùy thuộc vào mục tiêu đào tạo của từng trường. Sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng được cung cấp kiến thức chung về khối khoa học cơ bản, khối ngành kinh tế, các kiến thức cơ bản  của ngành như: tài chính tiền tệ, kế toán, kinh tế học, đồng thời được cung cấp các kiến thức chuyên sâu theo từng chuyên ngành cụ thể. Ngành Tài chính - Ngân hàng có các chuyên ngành thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: Ngân hàng, Tài chính doanh nghiệp, Tài chính công, Tài chính quốc tế, Thuế, Hải quan, Kinh doanh chứng khoán, Định giá tài sản, phân tích chính sách tài chính, Thanh toán quốc tế, ...
Sinh viên ra trường có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước ở Trung ương hay địa phương (Thuế, Hải quan, Kho bạc, …); các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực trong nền kinh tế, hệ thống ngân hàng và hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm…. thuộc tất cả các thành phần kinh tế. Theo đánh giá, đây là một ngành có cơ hội việc làm rất cao. Cũng như một số lĩnh vực khác thì yêu cầu tuyển dụng của ngành này cũng khá cao, ứng viên ứng tuyển vào các Ngân hàng hay công ty tài chính, bảo hiểm sẽ phải có nghiệp vụ cơ bản tốt, khả năng tiếng Anh cũng như phải thể hiện sự thông minh, năng động, và khả năng thích ứng công việc. Một số ngân hàng khi tuyển dụng còn yêu cầu trình độ ngoại ngữ rất cao, ví dụ như tiếng Anh phải có bằng TOEFL hay IELTS… Do đó, sinh viên khi còn đang học cần chú trọng trang bị cho mình các kĩ năng đó.

Email liên lạc:
2.19 Thông tin về ngành Ngôn ngữ Anh
Thời lượng đào tạo
- Đại học chính quy:  04 năm (gồm cả thời gian thực tập)
- Cao đẳng liên thông lên Đại học:
Đúng ngành: 1.5 năm
Không đúng ngành: 02 năm
- Trung cấp chuyên nghiệp liên thông lên Đại học: 02 năm
- Văn bằng 2: 02 năm
- Tổng số tín chỉ tích lũy tối thiểu toàn khóa: 124 tín chỉ
Định hướng, mục tiêu đào tạo của ngành Ngôn ngữ Anh
Xây dựng một chương trình đào tạo phù hợp với phương thức đào tạo theo tín chỉ, tiếp cận được với nhu cầu xã hội: không xa rời thực tiễn của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Ngoài kiến thức, chương trình đào tạo còn chú trọng phát triển đạo đức, nhân cách, kỹ năng, năng lực và nghiệp vụ chuyên môn.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có các kiến thức và kỹ năng sau:
- Hiểu biết cơ bản về Ngôn ngữ học;
- Có nền tảng kiến thức cơ bản về Văn hóa, Văn học Anh, Mỹ
- Có kỹ năng Nghe hiểu, Đọc hiểu (Receptive Skills: Kỹ năng tiếp nhận) ở mức độ thành thạo (Advanced level);
- Biết diễn đạt ý tưởng Nói, Viết (Productive Skills: Kỹ năng sản sinh ngôn ngữ) bằng tiếng Anh thành công ở cấp độ cao (Advanced level);
- Có nền tảng kiến thức nghiệp vụ cơ bản thuộc chuyên ngành hẹp (Business English);
- Có kiến thức cơ bản về NCKH thuộc lĩnh vực Ngôn ngữ.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh có thể tự tin làm việc trong các lĩnh vực chuyên môn có sử dụng tiếng Anh sau:
- Chuyên viên dịch thuật;
- Thư ký Giám đốc;
- Trợ lý Giám đốc;
- Hướng dẫn viên du lịch;
- Tiếp viên hàng không;
- Nhân viên văn phòng;
- Quản trị viên;
- Nhân viên kinh doanh, tiếp thị;
- Nhân viên nhân sự; xuất nhập khẩu; chăm sóc khách hàng; phòng kế hoạch và phát triển;
- Lễ tân;
- Giảng viên tiếng Anh tại các trường Đại học, Cao đẳng; Giáo viên tiếng Anh ở bậc phổ thông, ở các trường nghề, trung tâm Ngoại ngữ (sau khi bổ túc thêm chứng chỉ về phương pháp giảng dạy tiếng Anh).
Thông tin liên hệ
- Điện thoại: 02513.952.254

- Website: https: //ed.lhu.edu.vn
- Email: 
- Facebook: //www.facebook.com/nnalachong.
2.20 Thông tin về ngành Ngôn ngữ Trung Quốc
- Thời lượng đào tạo: 4 năm (Từ 3,5 năm học tại trường và 05 tháng thực tập, áp dụng từ khóa 2018 về sau, có thể dùng kết quả kiến tập tại nước ngoài theo chương trình hợp tác giữa LHU với các trường có ký kết MOU để thay kết quả thực tập trong nước)
- Tổng số tín chỉ: 126 tín chỉ
- Điều kiện đầu ra: Đạt chứng chỉ năng lực tiếng Trung HSK4, tin học A, không cần chứng chỉ tiếng Anh.
- Định hướng mục tiêu: Đào tạo nguồn nhân lực tiếng Trung có khả năng nghe, nói, đọc, viết và dịch tốt. Sinh viên trước khi ra trường đã trang bị đầy đủ các kiến thức về kỹ năng biên, phiên dịch tiếng Trung, nắm rõ các quy tắc ứng xử, giao tiếp tại môi trường làm việc có người Trung Quốc cũng như nắm rõ được tương đối về văn hóa, đời sống, ẩm thực, con người Trung Quốc... Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung.
- Triển vọng về nghề nghiệp: Sau khi ra trường, sinh viên có thể làm việc ngay tại các công ty Trung với các ví trị công tác như: Thông dịch viên, biên dịch viên, thư ký, trợ lý, biên dịch, nhân viên ngoại giao, nhân viên tại Lãnh sự quán, Đại sứ quán Trung tại Việt Nam, hướng dẫn viên du lịch, giảng viên tiếng Trung, tiếng Việt… Ngoài ra sinh viên còn được trang bị, được tư vấn các thông tin hữu ích và cần thiết nhất cho việc du học tại Trung Quốc.
- Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế: Tăng cường quan hệ, ký kết MOU với các trường đại học của Trung để thực hiện việc gửi sinh viên đi du học dưới dạng trao đổi từ 2 tuần, 2 tháng, 6 tháng đến 1 năm.
- Email liên lạc:
2.21 Thông tin về ngành Đông phương học
- Ngành Đông phương học bao gồm 02 chuyên ngành nhỏ là Hàn Quốc học và Nhật Bản học.
2.21.1. Hàn Quốc học
- Thời lượng đào tạo: 4 năm (Từ 3,5 năm học tại trường và 06 tháng thực tập, áp dụng từ khóa 2018 về sau)
- Tổng số tín chỉ: 122 tín chỉ
- Điều kiện đầu ra: Đạt chứng chỉ năng lực tiếng Hàn TOPIK 3, không cần chứng chỉ tiếng Anh.
- Định hướng mục tiêu: Đào tạo nguồn nhân lực tiếng Hàn có mức thấp nhất là trình độ khá các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trở lên. Sinh viên trước khi ra trường đã trang bị đầy đủ các kiến thức về kỹ năng biên, phiên dịch tiếng Hàn, nắm rõ các quy tắc ứng xử, giao tiếp tại môi trường làm việc có người Hàn Quốc… cũng như nắm rõ được tương đối về văn hóa, đời sống, ẩm thực, con người Hàn Quốc... Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Đồng Nai nói riêng và Việt Nam nói chung.
- Triển vọng về nghề nghiệp: Sau khi ra trường, sinh viên có thể làm việc ngay tại các công ty Hàn Quốc với các vai trò như: Thông dịch viên, biên dịch viên, thư ký, trợ lý, biên dịch, nhân viên ngoại giao, nhân viên tại Lãnh sự quán, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, hướng dẫn viên du lịch,… Ngoài ra sinh viên còn được trang bị, được tư vấn các thông tin hữu ích và cần thiết nhất cho việc du học tại Hàn Quốc.
- Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế: Tăng cường quan hệ, ký kết MOU với các trường đại học của Hàn Quốc để thực hiện việc gửi sinh viên đi du học dưới dạng trao đổi từ 3 tháng, 6 tháng đến 1 năm trong các học kỳ xuân, hạ, thu, đông.
- Email liên lạc:
2.21.2. Nhật Bản học
- Thời lượng đào tạo, tổng số tín chỉ:
+ Thời lượng đào tạo: 4 năm; 7 học kỳ lên lớp và 01 học kỳ thực tập &tốt nghiệp
+ Tổng số tín chỉ: 121 chưa tính Giáo dục quốc phòng.
- Yêu cầu về tiếng Anh hoặc đào tạo chuyên ngành dành riêng cho chương trình học tiếng Anh:
Ngành không chủ trương đào tạo tiếng Anh mà lấy tiếng Nhật Bản làm trung tâm và lấy chứng chỉ năng lực Nhật ngữ quốc tế làm điều kiện ra trường (JPT N3)
- Định hướng mục tiêu, các lĩnh vực, triển vọng về nghề nghiệp trong tương lai:
Ngành Nhật Bản học có mục tiêu đào tạo ra cử nhân khoa học của khoa học cơ bản trong trường đại học đa ngành với các mục tiêu sau:
-  Sinh viên tốt nghiệp có thể trình bày vốn kiến thức về chuyên môn Nhật Bản học như lịch sử, địa lý, chính trị, kinh tế, văn hóa, quan hệ quốc tế… của Nhật Bản
- Vận dụng vốn kiến thức về tiếng Nhật (đạt mức bằng hoặc trên N3 - chứng chỉ năng lực quốc tế về tiếng Nhật) để có thể giao tiếp thông thạo bằng tiếng Nhật  và làm việc được trong các lĩnh vực liên quan đến Nhật Bản theo đúng phong cách văn hóa quản lý của người Nhật.
-  Áp dụng những kiến thức đã học trong dịch thuật, sọan thảo văn bản và sử dụng tiếng Nhật để nghiên cứu khoa học.
-  Phân tích vấn đề, nghiên cứu độc lập, hợp tác nghiên cứu liên quan đến Nhật Bản
Sinh viên tốt nghiệp ngành Nhật Bản học có thể làm việc trong các cơ quan, tổ chức sau đây:
- Trong các cơ quan nhà nước liên quan đến Nhật Bản.
- Trong các tổ chức chính trị -xã hội, tổ chức nghề nghiệp có liên quan đến Nhật Bản.
- Trong các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn Nhật Bản.
- Trong các tổ chức phát triển quốc tế, các tổ chức phi chính phủ (NGO), tổ chức phi lợi nhuận (NPO).
 - Giảng dạy và nghiên cứu tiếng Nhật, Nhật Bản học ở các trường đại học, cao đẳng, viện, trung tâm.
- Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế: Ngành có nhiều mối quan hệ hợp tác với các trường đại học và tổ chức quốc tế, chẳng hạn như: Trường Đại học quốc tế Kobe, Trường Kowa, Trường Aomori (Nhật Bản)… Hàng năm có rất nhiều sinh viên của ngành được sang Nhật Bản học tập, thực tập và trao đổi theo nhiều dạng khác nhau.
- Email liên lạc:
2.22 Thông tin về ngành Việt Nam học
- Thời lượng đào tạo: 4 năm (Trong đó: 3,5 năm học tại trường và 06 tháng thực tập, áp dụng từ khóa 2018 về sau).
- Tổng số tín chỉ: 127 tín chỉ
- Điều kiện đầu ra: Chứng chỉ A tin học, năng lực Nhật ngữ quốc tế N4.
- Định hướng mục tiêu: Đào tạo các cử nhân Việt Nam học chuyên về hướng dẫn du lịch, dạy tiếng Việt cho người nước ngoài có đầy đủ năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.
- Triển vọng về nghề nghiệp: Sau khi ra trường, sinh viên ngành Việt Nam học có thể làm hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch; quản lý và điều hành tour, sale tour tại các công ty du lịch, doanh nghiệp lữ hành, làm việc tại các phòng ban liên quan đến văn hóa, du lịch các cấp tại các địa phương; nhiều vị trí tại các nhà hàng, khách sạn hay dạy tiếng Việt cho người nước ngoài…
- Mô hình liên kết, hợp tác quốc tế: Hợp tác với Trường Đại học Kowa về vấn đề đưa sinh viên năm cuối đủ điều kiện sang Nhật thực tập và làm việc.
- Email liên lạc: