Hiện nay việt nam có bao nhiêu vườn quốc gia năm 2024

Được thành lập vào năm 2001, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) có diện tích 123.326ha, là vườn quốc gia rộng nhất Việt Nam. Nơi đây có hơn 300 hang động lớn nhỏ, trong đó có hang Sơn Đoòng lớn nhất thế giới.

Năm 2003, lần đầu tiên Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí giá trị ngoại hạng về địa chất và địa mạo. Đến năm 2015, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được vinh danh di sản thế giới lần hai với hai tiêu chí đa dạng sinh học và hệ sinh thái.

2. Đâu là vườn quốc gia đầu tiên được thành lập ở nước ta?

Vườn quốc gia Tam Đảo Vườn quốc gia Cúc Phương Vườn quốc gia Cát Bà Vườn quốc gia Pù Mát

Chính xác

Việt Nam hiện có 34 vườn quốc gia, trong đó Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên được thành lập vào năm 1962, thuộc địa bàn 3 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình.

Với tổng diện tích hơn 22.000ha và đặc trưng là rừng mưa nhiệt đới, Vườn quốc gia Cúc Phương có quần thể động thực vật phong phú và đa dạng. Nơi đây còn có hệ thống hang động đẹp, có giá trị khảo cổ lớn như động Sơn Cung, Phò Mã Giáng... Nhờ vậy, Vườn quốc gia Cúc Phương nhiều năm liền giành được danh hiệu Vườn quốc gia hàng đầu châu Á.

3. Vườn quốc gia nào sau đây nằm tại nhiều tỉnh?

Vườn quốc gia Côn Đảo Vườn quốc gia Cát Tiên Vườn quốc gia Tràm Chim Vườn quốc gia Bạch Mã

Chính xác

Vườn quốc gia Cát Tiên được thành lập năm 1992, nằm trên địa phận 3 tỉnh gồm Bình Phước, Lâm Đồng, Đồng Nai, có tổng diện tích hơn 71.000ha, trong đó Đồng Nai chiếm diện tích lớn nhất với gần 40.000 ha.

Vườn quốc gia Cát Tiên được đánh giá có đa dạng sinh học cao với hơn 100 động thực vật có tên trong Sách Đỏ Việt Nam cần được bảo tồn. Vườn quốc gia này cũng được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Ngoài vườn quốc gia này, 3 vườn quốc gia nằm tại nhiều tỉnh là: Vườn quốc gia Hoàng Liên (Lai Châu và Lào Cai); Vườn quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang); Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa).

4. Tỉnh nào sau đây có 2 vườn quốc gia?

Kiên Giang Quảng Ninh Nghệ An Nam Định

Chính xác

Kiên Giang có 2 vườn quốc gia là U Minh Thượng và Phú Quốc. Trong đó, Vườn quốc gia U Minh Thượng thuộc huyện U Minh Thượng, có tổng diện tích hơn 8.000ha. Đây là nơi bảo tồn hệ sinh thái rừng tràm úng phèn trên đất than bùn. Vườn quốc gia Phú Quốc nằm tại đảo Phú Quốc, là nơi bảo tồn hệ sinh thái rừng nhiệt đới hải đảo với tài nguyên gen động, thực vật rừng quý hiếm.

Một số tỉnh khác cũng có 2 vườn quốc gia như Cà Mau, Bình Phước, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Thanh Hóa.

5. Vườn quốc gia nào có diện tích nhỏ nhất nước ta?

Vườn quốc gia Ba Bể Vườn quốc gia Tràm Chim Vườn quốc gia Xuân Thủy Vườn quốc gia U Minh Hạ

Chính xác

Vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định) có diện tích nhỏ nhất cả nước với khoảng 7.100ha. Đây là vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam tham gia Công ước Quốc tế RAMSAR (Công ước bảo tồn những vùng đất ngập nước) vào năm 1989. Nơi đây là điểm sinh sống, dừng chân và trú đông của nhiều loài chim, trong đó có một số loài chim nước quý hiếm nằm trong sách đỏ quốc tế.

Vườn quốc gia ven biển và hải đảo tại Việt Nam là khu vực bao gồm cả phần đất liền hoặc vùng đất ngập nước ven biển, hải đảo và phải có diện tích đủ lớn, được Chính phủ ra quyết định công nhận. Đây là khu vực được xác lập nhằm bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng hoặc đại diện không bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít từ bên ngoài; bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp; phục vụ việc bảo tồn rừng và hệ sinh thái rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và du lịch sinh thái. Trong đó, đáng chú ý là bảo tồn nguồn gen động, thực vật quý hiếm và các sinh cảnh rừng tự nhiên độc đáo; duy trì, phát triển độ che phủ của thảm thực vật rừng; đảm bảo chức năng phòng hộ để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh cho hoạt động phòng thủ đất nước từ hướng biển, v.v.

Một góc huyện đảo Phú Quốc. (Nguồn: TTXVN)

Hiện nay, nước ta có 32 vườn quốc gia đã được Chính phủ công nhận, với tổng diện tích khoảng 10.455,74km2; trong đó, có 08 vườn nằm ở ven biển và hải đảo. Đó là: Bái Tử Long, Cát Bà, Núi Chúa, Mũi Cà Mau, U Minh Hạ, U Minh Thượng, Phú Quốc và Côn Đảo, với 620,10km² là mặt biển, chiếm khoảng 3% diện tích lãnh thổ đất liền. Hệ thống vườn quốc gia ven biển và hải đảo này đã, đang và sẽ là những khu vực rất có giá trị về môi trường sinh thái và phát triển kinh tế - xã hội bền vững đối với từng khu vực, địa bàn và cả nước.

Thực tế nhiều năm qua, vườn quốc gia ven biển và hải đảo cùng với các vườn quốc gia khác ở nước ta đã mở ra hướng phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho nhiều người dân trong khu vực, đóng góp một phần quan trọng vào xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt, các địa phương đã tận dụng mọi tiềm năng, thế mạnh từ các khu rừng đó để tiến hành khai thác về du lịch sinh thái. Chỉ tính riêng năm 2017, các khu bảo tồn thiên nhiên (trong đó có vườn quốc gia ven biển, đảo) nước ta đã có hơn 02 triệu lượt khách đến du lịch, tăng 178% so với năm 2016; tổng doanh thu từ hoạt động này ước đạt hơn 114 tỷ đồng. Tuy nhiên, các hoạt động đó cũng đã gây ra những tác động tiêu cực đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, cảnh quan sinh thái, v.v.

Để khắc phục tình trạng này, những năm gần đây, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp lý để quản lý, duy trì hoạt động của các khu vực bảo tồn sinh thái, trong đó có các vườn quốc gia ven biển, hải đảo. Trên cơ sở đó, các cấp, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, phù hợp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ quan trọng này; trong đó, vấn đề phát triển du lịch gắn với bảo tồn đa dạng sinh học được quan tâm và bước đầu thực hiện có hiệu quả. Cùng với đẩy mạnh nghiên cứu, từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách, đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm du lịch sinh thái, các cấp, ngành, địa phương đã coi trọng đầu tư, phát triển hệ thống vườn quốc gia ven biển và hải đảo; tăng cường sự tham gia và hưởng lợi của cộng đồng địa phương trong lĩnh vực này, nhất là từ sự phát triển sản phẩm du lịch sinh thái. Đồng thời, tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân, làm cho họ nhận thức rõ rằng, chính sự can thiệp thô bạo, ý thức kém của con người không những hủy hoại môi trường, ảnh hưởng đến việc giữ gìn hệ sinh thái, mà còn làm mất đi nguồn thu một cách bền vững từ hoạt động du lịch sinh thái biển. Đây là sự nỗ lực đáng ghi nhận của Đảng, Nhà nước và toàn dân, góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị bền vững của các vườn quốc gia nói chung, vườn quốc gia ven biển và hải đảo nói riêng, xứng đáng với vị thế của một trong những quốc gia hàng đầu về đa dạng sinh học trên thế giới.

Đâu là vườn quốc gia?

Vườn quốc gia là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập nước, hải đảo, có diện tích đủ lớn được xác lập để bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng hoặc đại diện không bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít từ bên ngoài; bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp.

Việt Nam có bao nhiêu vườn quốc gia được UNESCO công nhận?

Việt Nam hiện tại có 8 di sản thế giới được UNESCO công nhận. 5 trong số đó là di sản văn hoá, 2 là di sản tự nhiên và 1 di sản thế giới hỗn hợp. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long là những di sản thiên nhiên.

Ninh Thuận có bao nhiêu vườn quốc gia?

- Về tự nhiên: Có địa hình địa thế bao bọc bởi các dãy núi vươn sát ra biển, tạo thành nhiều vịnh, bãi biển đẹp; Hệ sinh thái rừng lùn khô hạn độc nhất Đông Nam Á; là một trong số ít tỉnh ở Việt Nam có 2 vườn Quốc gia, trong đó vườn quốc gia Núi Chúa vừa được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển Thế giới (là 1 ...

Đông Nam Bộ có bao nhiêu vườn quốc gia?

Tập trung đầu tư phát triển 4 khu du lịch quốc gia gồm: Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh), Long Hải - Phước Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu), Núi Bà Đen (Tây Ninh) và Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu); 5 điểm du lịch quốc gia, gồm: Củ Chi (thành phố Hồ Chí Minh), vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai), Hồ Trị An - Mã Đà (Đồng Nai), căn cứ Trung ...